会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua lokomotiv】Tình yêu cổ tích dành cho hai chị em chỉ cao 1m tại Bình Phước!

【ket qua lokomotiv】Tình yêu cổ tích dành cho hai chị em chỉ cao 1m tại Bình Phước

时间:2024-12-23 12:36:07 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:676次

Số phận không ưu ái về chiều cao

Cam Thị Liên (sinh năm 1985) và Cam Thị Nghiệp (sinh năm 1987) là 2 chị em sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo gồm có 5 chị em. Số phận không may khiến cho hai cô gái ấy chỉ có chiều cao tầm 1m và cân nặng dưới 30kg.

Thuở nhỏ,nh yket qua lokomotiv nhà rất nghèo nên hai cô gái tí hon ấy chỉ có thể đi học cùng nhau đến hết lớp 5 rồi phải nghỉ học. Bởi một phần không đủ tiền đi học và một phần trường cấp 2 quá xa. Vì lo sợ sự an toàn dành cho 2 cô con gái tí hon, nên gia đình đành phải cho nghỉ học.

Tác giả bài viết và hai chị em “ốc tiêu” đầy nghị lực 

Hằng ngày, Liên và Nghiệp đành phải ở nhà nhìn bạn bè cùng trang lứa đi học. Đến tuổi trưởng thành, hai cô gái đã quyết định lên Sài Gòn để xin một công việc làm vừa nuôi sống bản thân vừa có tiền gửi về cho ba mẹ. Học vấn thấp, sức khỏe không có và thân hình chỉ bằng những đứa trẻ tầm 6,7 tuổi nên rất khó cho 2 chị em tìm được việc phù hợp. Nhưng may mắn đã mỉm cười khi họ được xin vào làm ở một công ty may tại quận 12.

Công việc cắt chỉ với thu nhập chưa đầy 500 ngàn mỗi tháng (hơn 10 năm về trước). Thế nhưng 2 cô gái tí hon vẫn xoay sở để vừa có tiền lo chi phí ăn uống thuê trọ, vừa cố gắng dành dụm vốn để sau này lo cho cuộc sống. Liên tâm sự: “Hai chị em tuy nhỏ con nhưng bù lại rất chăm chỉ làm việc, nên ở khu trọ và cả các anh chị em công nhân trong công ty may ai cũng thương. Nhiều khi họ còn đem rất nhiều đồ ăn tới tận nhà trọ cho nữa”.

Dù thân hình không được may mắn như bao cô gái cùng trang lứa nhưng cả Nghiệp và Liên đều là những cô gái rất hoạt bát, dễ bắt chuyện và sống tình cảm, yêu thương tất cả mọi người xung quanh mình. Dường như hai chị em lúc nào cũng giữ một tinh thần đầy lạc quan, cùng nụ cười tươi rói trên môi.

Hạnh phúc bình dị

Làm công nhân cắt chỉ được một năm thì 2 chị em tí hon ấy đã may mắn tìm được một nửa còn lại của mình như một định mệnh mà ông trời đã sắp xếp. Khi đó, chồng của Liên là anh Nguyễn Trường Giang (sinh năm 1981), quê gốc Cà Mau cũng lên Sài Gòn làm công nhân cho một xưởng gỗ. Còn chồng của Nghiệp là anh Nguyễn Thành Công (sinh năm 1987), quê ở Phú Đức, thị xã Bình Long, Bình Phước khi ấy đang làm thợ hồ.

Hai chị em tâm sự: “Lúc mới quen ông xã hầu như mọi người ai cũng ngăn cản vì họ sợ không biết người ta có thật lòng thương mình hay không? Rồi liệu mối quan hệ này có đi được lâu dài không, khi ngoài kia có bao cô gái trẻ đẹp”.

Gia đình anh Giang và chị Liên cùng cậu con trai 10 tuổi

Vượt qua những ngăn cản từ 2 gia đình, quen nhau được một năm thì 2 cặp đôi này đã quyết định tiến tới hôn nhân. Hai đám cưới của Nghiệp - Công và Liên - Giang diễn ra một cách giản đơn nhưng vô cùng hạnh phúc, tràn ngập niềm vui.

Cưới nhau xong 2 cặp đôi này quyết định trở về Bình Phước lập nghiệp. Những ngày đầu gian khổ khi cả hai gia đình trẻ phải dựng hai cái bạt thành nhà ở trong khuôn đất của gia đình nhà ngoại. Một thời gian thì may mắn mỉm cười khi UBND xã Thanh Bình trao tặng hai căn nhà tình nghĩa ngay chính trên 2 túp lều của gia đình đang ở.

Vậy là 2 căn nhà tình nghĩa dành cho hai cặp đôi gia đình trẻ được xây liền kề nhau. Hai cô gái tí hon này vẫn có thể được ở gần nhau như ngày nào, dù hiện tại họ đã xây dựng tổ ấm của riêng mình.

Tình yêu như cổ tích của cả 2 chị em ấy đã đơm hoa kết trái khi hai người dù thân hình chưa đầy 1m lại bị vẹo cột sống và tay chân gặp một số biến dạng nhưng vẫn sinh được 2 cậu con trai khỏe mạnh và có chiều cao lý tưởng. Hiện cả hai con trai của Liên và Nghiệp đều tròn 10 tuổi và đang học tiểu học. 

Cặp vợ chồng Công - Nghiệp có một đứa con xinh đẹp

Riêng cô em tên Nghiệp mong muốn có đủ nếp đủ tẻ nên đã quyết định sinh thêm một bé gái, nay được 5 tháng tuổi và có tên thường gọi rất ngọt ngào là Trà Sữa. 

Chia sẻ về cuộc sống hiện tại của hai chị em Liên và Nghiệp, khi chồng của Liên đã xin vào làm bảo vệ cho một công ty chế biến thịt gà tại Bình Phước, với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Còn với Công, chồng của Nghiệp anh đang làm thợ sơn nước tự do để có tiền nuôi gia đình.

Còn với 2 cô vợ tí hon, họ chọn công việc đi bán vé số mỗi ngày để phụ thêm chồng trang trải cuộc sống. Hằng ngày vào một khung thời gian nhất định, họ sẽ đi bán vé số dạo quanh xã bằng xe ba bánh cũ kỹ được nhà nước cấp mấy năm nay.

Anh Trần Quốc Duy, Bí thư tỉnh đoàn Bình Phước đã cùng tác giả đến thăm hỏi động viên và tặng một số quà cho 2 chị em

Khi được hỏi về cuộc sống hôn nhân sau hơn 10 năm lấy được chồng, cả hai chị em đều hạnh phúc chia sẻ rằng dù cuộc sống kinh tế rất khó khăn, nhưng tình cảm yêu thương của cả hai người chồng dành cho hai cô vợ có thân hình “đặc biệt” vẫn mặn nồng như ngày mới quen. Đi đâu họ cũng dắt vợ theo, không ngại bồng bế nếu vợ mệt và những ngày lễ tết, dù kinh tế gia đình có khó khăn đến đâu thì họ vẫn dành tặng những món quà bất ngờ cho vợ. 

Anh Trần Quốc Duy, Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước sau khi biết được câu chuyện này đã đến thăm và có chia sẻ rằng: “Đây là một câu chuyện tình rất cảm động và nó sẽ là câu chuyện truyền cảm hứng không chỉ với người khuyết tật, mà cả những bạn trẻ bình thường sẽ có thêm niềm tin vào cuộc sống hôn nhân gia đình”.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Vào khách sạn với người lạ để trả thù người yêu
  • Biến đổi khí hậu đảo ngược tiến bộ y học
  • Một năm đi xe đạp điện: 'Tiết kiệm chi phí và cải thiện cuộc sống'
  • Đức ngừng gửi thư bằng máy bay vì biến đổi khí hậu
  • Bạn đọc chia sẻ, em cảm động trào nước mắt
  • Cận cảnh nhà máy sản xuất ô tô điện tự động, cứ 76 giây cho ra lò 1 chiếc xe
  • Thời gian sạc xe điện là bao lâu?
  • Hồi sinh những dòng sông nước đen
推荐内容
  • Đúng là 3 tháng, đâu chờ một năm?
  • Hoa hậu H'Hen Niê cùng chuyên gia thả đại bàng hoàng đế quý hiếm về tự nhiên
  • Chỉ số chất lượng không khí là gì?
  • Ý tưởng sáng tạo biến đồ ăn thừa thành bột cà phê giúp bảo vệ môi trường
  • Thương tâm bé 9 tuổi tim bẩm sinh, suy tủy nằm viện 8 năm ròng
  • Vì sao ngày càng nhiều người đi làm thích 'cất xe riêng, đi xe buýt'?