【kèo cúp fa】Việt Nam thu ngay 51,5 triệu USD khi giảm phát thải 10,3 triệu tấn CO2
Khí thải nhà kính năm 2020 có thể giảm tới 7% nhờ phong tỏa do dịch Covid-19 | |
Phí giảm thải lưu huỳnh phải điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan hàng nhập khẩu |
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn |
Được biết, ngày 22/10 tới, Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới (WB) - cơ quan nhận ủy thác của Quỹ Đối tác các bon trong lâm nghiệp (FCPF) sẽ ký kết Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA). Thứ trưởng đánh giá như thế nào về sáng kiến này?
Việt Nam là nước thành viên của Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị Đại hội đồng các nước thành viên tại Paris (năm 2015), Việt Nam đã cùng các quốc gia có sáng kiến thực hiện chương trình chi trả, lượng giá việc giảm phát thải khí nhà kính. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam cam kết, bằng các giải pháp sẽ giảm phát thải 8% khí nhà kính vào năm 2030.
Sau đó, Liên Hợp quốc đã thành lập FCPF. Việt Nam là một trong những quốc gia phối hợp chặt chẽ với FCPF để thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.
Năm 2018, FCPF công nhận Việt Nam đã cơ bản hoàn thành chuẩn bị để thực hiện giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+). Chi trả giảm phát thải dựa vào kết quả là tiếp nối quá trình chuẩn bị, sẵn sàng thực thi REDD+ tiến tới triển khai toàn diện về dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật Việt Nam, là thành quả của sự hợp tác giữa Việt Nam với FCPF và WB trong việc cùng nỗ lực thực thi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Đến nay, chúng ta đã có chương trình thực thi REDD+, việc này cũng được luật hóa trong Luật Lâm nghiệp và được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Năm 2018, với việc trở thành một đối tác của FCPF, Việt Nam là nước đầu tiên chuyển sang giai đoạn chi trả giảm phát thải, trước mắt thực hiện thí điểm ở vùng Bắc Trung Bộ.
Việc ký ERPA vào ngày 22/10 tới thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và người dân trong nỗ lực giảm mất rừng, giảm suy thoái rừng, tạo nền tảng cho việc triển khai cơ chế tính toán giảm phát thải khí nhà kính.
Với việc ký thỏa thuận này, tôi đánh giá đây sẽ là nguồn tài chính mới, phục vụ mục tiêu phát triển rừng bền vững, trong tương lai. Nguồn tài chính này sẽ tăng lên và ngày càng ổn định nếu chúng ta duy trì được sự giàu có của rừng.
Cụ thể, nguồn tài chính Việt Nam nhận được sau khi ký thỏa thuận này là bao nhiêu, thưa Thứ trưởng?
Với việc ký kết ERPA, Việt Nam chuyển nhượng cho FCPF 10,3 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2018-2024. Bù lại, FCPF sẽ thanh toán cho dịch vụ này là 51,5 triệu USD.
Việc chi trả được thực hiện trong 3 đợt, đợt sớm nhất có thể được thực hiện ngay trong năm 2021, với nguồn kinh phí khoảng 10,5 triệu USD từ ERPA.
Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên ở châu Á - Thái Bình Dương và là quốc gia thứ năm trên toàn cầu ký ERPA. Các thỏa thuận chi trả giảm phát thải là công cụ mới nhằm khuyến khích quản lý đất đai bền vững ở quy mô lớn và giúp kết nối các quốc gia với các nguồn tài trợ khác về khí hậu.
Đến nay, nguồn kinh phí cam kết đóng góp cho FCPF để chuẩn bị sẵn sàng và thực hiện chi trả cho dịch vụ giảm phát thải từ rừng đã lên tới 1,3 tỷ USD. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các nỗ lực đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn và tái tạo rừng với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững trên trái đất mà Việt Nam là quốc gia đi đầu.
Xin Thứ trưởng chia sẻ rõ hơn, Bộ NN&PTNT có định hướng cụ thể như thế nào trong thời gian tới để phát huy được nguồn tài chính mới này?
Thỏa thuận này đánh dấu sự khởi đầu của một chương mới đối với Việt Nam trong việc huy động nguồn lực mới cho bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng rừng và quản lý rừng bền vững, qua đó giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu giảm nhẹ biến đổi khí hậu với khát vọng lớn.
Chúng tôi hy vọng việc thực hiện ERPA mang lại những lợi ích thiết thực, đồng thời mở ra cơ hội hiện thực hóa việc triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng; góp phần tăng thu nhập cho các chủ rừng, người dân và doanh nghiệp thông qua nguồn thu từ kết quả giảm phát thải, nâng cao năng suất rừng trồng, cải thiện sinh kế bền vững.
ERPA cũng góp phần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, cơ quan quản lý, chủ rừng, cộng đồng, hộ gia đình, khu vực tư nhân về giá trị dịch vụ các-bon rừng, hiểu được lợi ích và giá trị kinh tế, môi trường do rừng mang lại; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của địa phương, chủ rừng...
Ngoài ra, ERPA còn thể hiện tầm nhìn và trách nhiệm cao của Việt Nam cùng với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; phát triển rừng vì sự yên bình và thịnh vượng của thế giới.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Quỹ Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) là quỹ hợp tác toàn cầu của các Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức của người bản địa tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, quản lý rừng bền vững và tăng cường trữ lượng các-bon rừng (viết tắt là REDD+) ở các nước đang phát triển. Trên thế giới đã có 4 quốc gia ký kết ERPA với FCPF thông qua WB (cơ quan nhận ủy thác của FCPF), gồm: Cộng hòa dân chủ Công gô (năm 2018), Mozambique (năm 2019), Ghana (năm 2019), Chile (năm 2019). Việt Nam sẽ là quốc gia thứ 5 ký kết ERPA. |
(责任编辑:La liga)
- ·Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- ·Bắc Giang bắt giữ lô hàng khẩu trang không có hóa đơn chứng từ
- ·Thống nhất cách hiểu, cách làm về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và Quỹ phát triển đất
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng đến 30 độ rồi lại đón không khí lạnh
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Bị cáo Trương Mỹ Lan bật khóc không nhận tội, phủ nhận lời khai của thuộc cấp
- ·Bàn giải pháp thúc đẩy thị trường tài chính xanh
- ·Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao quát các nguồn thu
- ·1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
- ·Dấu ấn thể thao thành phố Vị Thanh
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Quảng Bình: Thu giữ hơn 7000 sản phẩm thực phẩm do Trung Quốc sản xuất
- ·Khó phát triển bơi lội
- ·Hủy tổ chức môn bóng rổ tại Đại hội Thể dục thể thao đồng bằng sông Cửu Long
- ·Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- ·Lâm Đồng: Sau bữa ăn từ thiện, gần 100 trẻ nhập viện cấp cứu
- ·52 học viên tham dự khóa đào tạo chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ
- ·Rà soát nhập khẩu dây chuyền, thiết bị cũ sản xuất khẩu trang
- ·FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- ·Bóng chuyền Hậu Giang: Quyết tâm lên hạng