【bong da vn hom nay】Tết Nguyên tiêu: Truyền thuyết và văn hoá người Việt
(CMO) Theo quan niệm của nhiều người, rằm tháng Giêng có ý nghĩa không khác gì những ngày Tết Nguyên đán. Đây cũng là tết muộn đối với nhiều người do đặc thù công việc không thể ăn tết, đồng thời cũng là thời điểm kết thúc “tháng ăn chơi” để bắt tay vào công việc của một năm mới.
Có tài liệu ghi chép rằng, trăng thượng nguyên thường lung linh, không khí giao hoà của đất trời trong những ngày đầu năm mới tạo nên cảm hứng cho hoạt động thi ca. Vì vậy, vào dịp này, vua chúa thường triệu tập các trạng nguyên và những người đỗ đạt cao về vườn Thượng Uyển cùng nhau xem hoa thưởng nguyệt, làm thơ xướng hoạ, ứng đáp câu đối… tưng bừng lễ hội với yến tiệc rộn ràng. Cho nên, rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Trạng nguyên và nhiều tên gọi khác, trong đó phổ biến là Tết Nguyên tiêu với nguồn gốc có hư, có thực.
Lễ chùa, nét văn hoá tâm linh ngày rằm tháng Giêng. |
Theo nhiều người Hoa sinh sống ở Cà Mau, “nguyên” nghĩa là sự khởi đầu, còn “tiêu” trong cổ ngữ Trung Hoa có nghĩa là đêm. Vì rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm nên được gọi là Tết Nguyên tiêu. Tuy nhiên, ngoài lý giải đơn giản về mặt chữ nghĩa thì Tết Nguyên tiêu của người Hoa còn gắn với nhiều truyền thuyết và các giai thoại có liên quan đến việc treo đèn lồng đỏ trước nhà, ăn bánh trôi… đã trở thành tập tục văn hoá của người Hoa.
Tích dân gian kể rằng, thời Tây Hán, trong dịp tết, các cung nữ đều mong muốn được đoàn viên cùng gia đình, nhưng cung cấm canh phòng khắt khe nên không thể nào ra ngoài được, trong số đó có cung nữ tên Nguyên Tiêu. Vì buồn rầu, nàng đã nhảy xuống giếng để kết liễu cuộc đời.
Thế nhưng, Nguyên Tiêu được viên thần thân cận của vua Hán Vũ Đế (tên Đông Phương Sóc) cứu sống. Khi nghe tâm sự của Nguyên Tiêu, Đông Phương Sóc đã nghĩ kế để giúp nàng và các cung nữ khác được họp mặt gia đình. Sau đó, ông ta bày ra một bàn quẻ bói tiên đoán ngày 16 tháng Giêng bị lửa thiêu và giải thích với mọi người rằng, ngày đó thiên đình sẽ sai hoả thần xuống thiêu đốt kinh thành, việc này làm cho dân tình xôn xao, tâu vua tìm cách thoát nạn.
Hán Vũ Đế vội triệu Đông Phương Sóc đến để bàn cách ứng phó. Biết vua đã trúng kế của mình nhưng Đông Phương Sóc vẫn giả vờ đắn đo, suy nghĩ một lúc sau mới trình tấu: “Thần lửa rất thích ăn bánh, trong cung lại có Nguyên Tiêu khéo tay, có thể làm được bánh vừa đẹp, vừa ngon nên hãy giao cho cô làm bánh để dụ dỗ. Đồng thời, ra lệnh cho người dân trong thành treo trước cửa nhà đèn lồng đỏ để Ngọc Hoàng tưởng rằng thành đang bị cháy”.
Cho rằng Nguyên Tiêu có công làm bánh dụ thần lửa, Hán Vũ Đế đã ban cho nàng đặc ân được về đoàn tụ gia đình và đặt tên cho món bánh mà nàng làm là bánh trôi, đồng thời gọi ngày rằm tháng Giêng là Tết Nguyên tiêu.
Một giai thoại khác lại nói về con thiên nga của thiên đình bay xuống hạ giới và bị một người thợ săn bắn chết. Ngọc Hoàng nghe tin nổi giận, sai một hoả thần đến ngày rằm tháng Giêng xuống phóng hoả để thiêu trụi mọi thứ ở trần gian. Tuy nhiên, trong số các quan ở thiên triều có một vị không đồng tình với Ngọc Hoàng, nên đã lén xuống hạ giới để bày cách cho con người treo đèn lồng màu đỏ trước nhà. Thế nên, khi nhìn xuống hạ giới thấy một màu đỏ rực, Ngọc Đế cứ nghĩ lệnh phóng hoả đã được thi hành, thế là trần gian thoát cơn đại hoạ. Từ đó, cứ đến rằm tháng Giêng, ở Trung Quốc nhà nhà đều treo đèn lồng như một cách trả ơn vị ân nhân trên thiên đình.
Lại có lý giải cho rằng đời Tây Hán, vua Hán Văn lên ngôi đúng vào ngày rằm tháng Giêng. Để chúc mừng, nhà vua đã gọi ngày này là Tết Nguyên tiêu và quyết định tổ chức hội hoa đăng, vua sẽ xuất cung đi dạo cùng vui với người dân. Vậy nên, trên khắp các ngả đường, thôn xóm đều treo đèn hoa với muôn hình nghìn vẻ để mọi người thưởng thức… Về sau năm nào cũng vậy, dần dần thành thói quen và truyền từ đời này sang đời khác…
Riêng văn hoá tín ngưỡng của người Việt, Tết Nguyên tiêu là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm, lại trùng với lễ Thượng nguyên nên được xem là một trong những ngày rằm lớn trong năm, bao gồm: Rằm tháng 4 (Lễ Phật đản), rằm tháng 7 (Tết Trung nguyên, Lễ Vu lan…), rằm tháng 10 (Lễ Hạ nguyên)…
Thế nên, hội rằm tháng Giêng, ngoài việc tổ chức các hoạt động văn hoá dân gian, ngâm thơ… thì trọng tâm vẫn là cúng bái gia tiên, thăm viếng chùa chiềng, thể hiện văn hoá tín ngưỡng, cầu nguyện cho đất nước thanh bình, mọi người được hưởng một năm an lành, hạnh phúc… Và, lễ chùa rằm tháng Giêng cũng là nét đẹp trong phong tục văn hoá truyền thống của dân tộc.
Cho thấy, tuy tiếp thu, gắn kết nhiều nền văn hoá khác nhau, nhưng người Việt vẫn phát huy và gìn giữ những nét văn hoá dân tộc riêng biệt và hội rằm tháng Giêng là một ví dụ cụ thể./.
Mỹ Pha
(责任编辑:World Cup)
- ·Viện Dầu khí dự báo giá bán lẻ xăng dầu hôm nay biến động nhẹ
- ·PM meets Jordan's Crown Prince in Riyadh
- ·Party Central Committee’s Secretariat has new permanent member
- ·Authority gives guidelines to foil activities against national solidarity
- ·Khởi nghiệp với nghề sản xuất tượng thạch cao
- ·Geographical distance no hindrance, Việt Nam calls for investment from Saudi, Middle East
- ·Việt Nam, Cuba strengthen security cooperation
- ·Việt Nam, France diversify peacekeeping cooperation activities
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng
- ·Energy cooperation an important pillar of Việt Nam
- ·Tỷ giá trung tâm tăng mạnh tới 23 đồng, vàng SJC đi ngang
- ·General Võ Nguyên Giáp in international friends’ heart
- ·Cuban Ambassador honoured with friendship insignia
- ·Vietnamese, Lao localities look to further boost friendship, cooperation
- ·Giá vàng hôm nay 11/10: Vàng biến động hết sức khó lường
- ·Việt Nam, UAE should work harder to reach trade target of $10 bln: PM
- ·Vietnamese PM meets with Emir of Qatar in Doha
- ·Việt Nam, Pakistan work to push bilateral trade to $10 billion: PMs
- ·Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều
- ·UAE Vice President hosts official welcome ceremony for Vietnamese PM