【ket qua bong da v league 2024】Chính sách bảo hiểm nông nghiệp: Tăng đối tượng, phạm vi, rủi ro, nhưng giữ nguyên mức hỗ trợ
Mở rộng đối tượng được hỗ trợ chính sách bảo hiểm nông nghiệp
TheínhsáchbảohiểmnôngnghiệpTăngđốitượngphạmvirủironhưnggiữnguyênmứchỗtrợket qua bong da v league 2024o Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg, đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ chính sách bảo hiểm nông nghiệp đã được mở rộng so với trước đây, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho người nông dân sản xuất nông nghiệp.
Cụ thể, theo Quyết định 22/2019/QĐ-TTg đối tượng được hỗ trợ chính sách bảo hiểm nông nghiệp chỉ bao gồm: cây lúa; trâu, bò; tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Nhưng theo Quyết định 13, đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ đã được mở rộng thêm, cụ thể: đối với cây trồng, ngoài lúa đã bổ sung thêm cao su, hồ tiêu, điều, cà phê; đối với vật nuôi, ngoài trâu, bò đã bổ sung thêm lợn; đối với nuôi trông thủy sản, bên cạnh tôm sú, tôm thẻ chân trắng đã bổ sung thêm cá tra.
Như vậy, đối chiếu với danh mục đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP thì đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm tại Quyết định 13 chỉ còn thiếu cây ăn quả, rau và gia cầm.
Chăn nuôi lợn đã được bổ sung vào đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. |
Để đảm bảo phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước và nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương giai đoạn 2022-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thời gian thực hiện hỗ trợ bắt đầu từ ngày 24/6/2022 đến hết ngày 31/12/2025. |
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), việc bổ sung đối tượng bảo hiểm được xây dựng trên cơ sở các ý kiến đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của các địa phương, cân đối với khả năng triển khai của các doanh nghiệp bảo hiểm và đặc biệt là khả năng cân đối ngân sách trong giai đoạn trung hạn sắp tới. Các sản phẩm được bổ sung đều là các sản phẩm chủ lực quốc gia; đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm đã có kinh nghiệm triển khai dưới hình thức tự nguyện.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng cho biết thêm, có một số địa phương đã đề nghị được đưa vào danh sách địa bàn được hỗ trợ cho một số sản phẩm nông nghiệp đặc thù của địa phương. Tuy nhiên, đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ theo đề xuất của các địa phương cơ bản được nuôi trồng phân tán, quy mô nhỏ lẻ, một số là sản phẩm đặc thù của địa phương, không thuận lợi cho việc triển khai bảo hiểm theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít; hoặc không thuộc đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 58/2018/NĐ-CP; hoặc doanh nghiệp bảo hiểm chưa có kinh nghiệm triển khai trên thực tế, vì thế chưa đưa vào đối tượng hỗ trợ cho giai đoạn này (2022 - 2025).
Ngoài ra, theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, đa số các đối tượng bảo hiểm có khả năng mở rộng triển khai do đã có kinh nghiệm triển khai theo Quyết định số 22 và Quyết định số 03/2021/QĐ-TTg (lúa, trâu, bò, tôm sú, tôm thẻ chân trắng), hoặc đã được triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2013 theo Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (lợn, cá tra).
Tăng phạm vi, rủi ro được bảo hiểm, nhưng nguyên mức hỗ trợ
Để khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp, kế thừa quy định tại Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg và Quyết định số 03/2021/QĐ-TTg, Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg đã giữ nguyên quy định về tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ và mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp tối đa theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP.
Cụ thể, Điều 4 của Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg quy định như sau: Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo: 90%; Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo: 20% phí bảo hiểm nông nghiệp; Tổ chức sản xuất nông nghiệp đáp ứng các điều kiện cụ thể: 20%.
Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg cũng quy định rõ và mở rộng các rủi ro bảo hiểm được hỗ trợ. Theo đó, đối với cây lúa, Quyết định mới hỗ trợ cho các rủi ro thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần) và các rủi ro dịch bệnh (bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, đạo ôn, bạc lá, đốm sọc; dịch rầy nâu, rầy lưng trắng; sâu đục thân, sâu năn, sâu cuốn lá nhỏ).
Đối với cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, Quyết định mới hỗ trợ cho các rủi ro thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, lũ, lũ quét, ngập lụt, mưa đá, sương muối), tuy nhiên không hỗ trợ cho các rủi ro dịch bệnh.
Đối với vật nuôi (trâu, bò, lợn), Quyết định 13 hỗ trợ cho các rủi ro thiên tai quy định (bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần) và các rủi ro dịch bệnh (bệnh lở mồm long móng, tai xanh ở lợn, nhiệt thán, xoắn khuẩn).
Đối với nuôi trồng thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra), Quyết định 13 hỗ trợ cho các rủi ro thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, mưa đá, động đất, sóng thần); tuy nhiên, không hỗ trợ cho các rủi ro dịch bệnh.
Về địa bàn được hỗ trợ, Quyết định 13 cũng đã mở rộng hơn so với trước. Cụ thể, đối với cây lúa sẽ triển khai tại 7 tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp; Cây cao su tại 8 tỉnh: Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai; Cây cà phê tại 7 tỉnh: Sơn La, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước; Cây hồ tiêu tại 6 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu; Cây điều tại 6 tỉnh: Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai.
Đối với vật nuôi, cụ thể là trâu, bò tại 11 tỉnh, thành phố: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương; Lợn tại 9 tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai; Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra tại 5 tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·No effort is too much in anti
- ·National Assembly debates internet security law
- ·Vietnamese, Danish PMs phone call
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Abiding to international law key to settle South China Sea issue
- ·President to pay state visit to Japan
- ·NA reviews law on unions, education
- ·Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- ·Deputy PM fields lawmakers’ concerns on SEZs, cryptocurrency: NA
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Controversial asset tax not yet on Gov’t agenda
- ·President hosts UAE, Mozambican, RoK Ambassadors
- ·Vietnamese, Danish PMs phone call
- ·Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- ·New law to scale down military
- ·Việt Nam nominated as Asia
- ·VN concerned over violence in Gaza
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Việt Nam, Australia agree to reinforce political trust