【xh c1】Du lịch biển và kỳ vọng đội tàu ‘made in Việt Nam’
Việt Nam chưa có đội tàu du lịch nào
Tại Hội thảo Phát triển Du lịch biển đảo Việt Nam,ịchbiểnvàkỳvọngđộitàumadeinViệxh c1 diễn ra tại Đà Nẵng mới đây, ông Duy Vũ, chuyên gia du lịch tàu biển, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty lữ hành Saigontourist, đánh giá, với tiềm năng về du lịch biển, Việt Nam đã trở thành điểm đến thường xuyên của các hãng tàu biển trên thế giới. Khách tàu biển đến nước ta ngày càng tăng, tàu càng lớn, với tàu lên tới 4.500-4.800 khách. Nếu không có dịch Covid, chúng ta đã đón được tàu chở 6.000 khách. Thời gian tàu ghé cảng lâu hơn, nhiều cảng hơn, thay vì chỉ 1-2 cảng như trước.
Tuy nhiên, lượng khách du lịch tàu biển mới chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 2-3% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. So với khách đi bằng đường không, đường bộ, tỷ lệ khách tàu biển tăng trưởng rất thấp, một số năm còn sụt giảm.
Theo ông Vũ, đó là bởi du lịch tàu biển tại Việt Nam chưa được chú trọng quảng bá, chưa có văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, châu Âu, Úc, Đông Nam Á, qua đó thu hút khách tàu biển; chưa có cảng đón khách chuyên dụng tại một số thành phố cảng, vốn là điểm đến du lịch phổ biến nên phải sử dụng cảng hàng hóa, cảng container... ; một số cảng hạn chế tàu phải neo bên ngoài, khách phải tăng bo mất thời gian, không đảm bảo an toàn… Sản phẩm tàu biển chưa đa dạng, hấp dẫn, chưa đáp ứng được nhu cầu ăn uống, mua sắm và giải trí của khách...
Hơn nữa, chính sách visa với khách tàu biển tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chậm. Hãng tàu phải mất nhiều thời gian chuẩn bị, sắp xếp hộ chiếu cho khách trên tàu để được cấp visa, tạo áp lực lớn cho hãng tàu, nhân viên, nhất là tàu có số lượng khách đông 2.000-4.000 khách trở lên.
Trong khi đó, theo ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, dù Việt Nam có 3.000km bờ biển, hàng trăm bãi biển đẹp, hàng trăm hòn đảo có tài nguyên du lịch, hàng chục thành phố ven biển, nhưng du lịch và du lịch biển đảo Việt Nam vẫn chỉ là những mảnh ghép rời rạc, hạ tầng lạc hậu, thiếu cảng biển du lịch. Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một đội tàu du lịch nào.
Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, nhìn nhận, Việt Nam mới có chiến lược phát triển du lịch tàu biển inbound, tức đón khách quốc tế vào Việt Nam, nên hoàn toàn bị động. Ông đề xuất cần chủ động vươn ra, bởi du lịch biển là một trong những trụ cột của kinh tế biển.
Theo ông, Việt Nam phải có những cặp tàu chạy trên lãnh hải nước ta, chạy ra lãnh hải quốc tế, chở khách từ Việt Nam đi các nước, bằng tàu của chúng ta.
Đồng quan điểm, ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group, nhấn mạnh, cần thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào tàu biển và du thuyền mang quốc tịch Việt Nam chạy dọc bờ biển, tạo ra sản phẩm mới hấp dẫn hơn cho ngành du lịch, đồng thời phát huy được tài nguyên ven bờ. Thực tế, dọc biển Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch, tại mỗi cảng khách cập bến lại có đặc trưng khác nhau: Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…
“Cái áo quá chật” cho du lịch biển
Tàu biển chỉ là một trong những nội dung liên quan đến phát triển du lịch biển tại Việt Nam. Vấn đề đáng lưu ý hiện nay, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Cao Trí Dũng chỉ ra rằng, chúng ta đang “mặc cái áo quá chật cho du lịch biển”. Đó là bởi khung pháp lý hiện nay mới áp dụng cho thủy nội địa chứ không phải cho du lịch biển, tuyến hàng hải. Khung đó cũng chỉ áp dụng cho tàu khách, tàu đi theo tuyến, chứ không phải tàu du lịch.
Ông dẫn chứng, khi đi tàu ăn uống trên sông Hàn (Đà Nẵng), khách phải mặc áo phao, không được di chuyển, chụp hình. Diễn viên lên múa phải mặc áo phao nên không thể biểu diễn. Đây là các quy định vốn áp dụng với hành khách đi lại bằng đường biển, nhưng cũng áp luôn với khách trên tàu du lịch.
Hay tại Lý Sơn, hạ tầng cho phát triển du lịch biển rất bất cập khi phải dùng cảng cá nhỏ của ngư dân khiến khách bước chân xuống tàu thấy hôi thối nên… có người say luôn.
Chưa kể, việc kết nối vùng rất kém, nếu không nói là cát cứ. Điển hình như tàu hoạt động trên hai vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Lan Hạ (Hải Phòng) trong cùng một vùng di sản. Hiện, khách từ Lan Hạ muốn đi vịnh Hạ Long lại phải đi tàu của Hạ Long, khách từ Hạ Long muốn đi Lan Hạ lại phải vòng sang Hải Phòng trong khi đó hai vịnh hoàn toàn có thể kết nối được.
Chính vì không thể kết nối với Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng cũng đang thiếu mảnh ghép du lịch tàu biển. Mấy năm nay, địa phương vẫn chưa có được tour ra vịnh. Trong khi, chỉ cần các địa phương đặt du khách là trung tâm sẽ giải quyết được bài toán này.
Tình trạng ô nhiễm môi trường, cấp bách và cấp thiết, cũng khiến các doanh nghiệp du lịch lo lắng, hành khách ái ngại. Ông Phạm Hà nhận xét, tại một số địa phương ven biển, việc quản lý điểm đến rất tệ. Rác trên biển, chất thải ven bờ vô cùng nhiều mà không có bất kỳ hoạt động thu gom nào.
Vì thế mà tại Lý Sơn, đảo mới phục vụ khách nội địa là chính, khách quốc tế rất ít. Hay như Lan Hạ, vừa qua các doanh nghiệp phải tự lập ra một chi hội du thuyền, sau đó thuê tàu đi vớt rác ít nhất tại các điểm mà tàu có khách nước ngoài thường xuyên hoạt động, như chèo thuyền kayak, thăm hang, chèo đò,… Đây là vấn đề cấp thiết cần xử lý để du lịch biển Việt Nam phát triển bền vững, là điểm đến xanh.
Do đó, các doanh nghiệp lữ hành đề xuất: Cần có chiến lược tổng thể quốc gia về phát triển du lịch biển Việt Nam. Hạ tầng thiếu, khung pháp lý lạc hậu, cần khắc phục, thay đổi ngay để thích ứng với thực tiễn. Ngoài ra, tránh tình trạng chồng chéo trong cấp phép cho các tàu biển xuất bến, cập cảng.
Đại diện Tổng cục Du lịch, Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, du lịch biển là một trong những sản phẩm du lịch có thế mạnh của Việt Nam, có tiềm năng, tài nguyên và rất nhiều điều kiện để phát triển mạnh, cạnh tranh rất cao đối với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Việc phát triển hiện nay là chưa tương xứng. Ông đồng ý cần sớm có chiến lược tổng thể về phát triển du lịch biển đảo; có quy hoạch để phát triển; chú trọng đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất; bảo vệ môi trường; cơ chế chính sách phù hợp và xúc tiến quảng bá tại các thị trường du lịch biển trọng điểm. Đây là những điểm nghẽn trong phát triển du lịch biển đảo, cần sớm tháo gỡ.
Tổng cục Du lịch đổi thành Cục Du lịch Quốc gia Việt NamTừ 20/2, Việt Nam sẽ có Cục Du lịch Quốc gia thay cho Tổng cục Du lịch hiện tại. Đây là nội dung Nghị định số 01/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ VH-TT&DL.(责任编辑:Thể thao)
- ·Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- ·Chưa kịp xài tiền đã bị bắt
- ·Tàng trữ ma túy gặp cảnh sát giao thông
- ·Jordan, Ai Cập và Liên hợp quốc đồng tổ chức hội nghị khẩn cấp về Gaza
- ·Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- ·Anh trải qua làn sóng bạo loạn tồi tệ nhất trong hơn thập kỷ
- ·Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng sau khi ông Trump bị ám sát lần hai
- ·Vòng đàm phán ngừng bắn ở Gaza sẽ tiếp tục vào ngày 25
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Ngã ao, 2 cháu bé tử vong
- ·HCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third time
- ·Trộm heo bị bắt
- ·Điều tra nguyên nhân vụ tử vong trong rẫy cao su
- ·Bị gãy xương hàm tại tiệc nhậu
- ·Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- ·Xe máy đấu đầu, 2 người tử nạn
- ·Bị đạp vào bụng, bé trai 11 tuổi tử vong
- ·Bắt giữ thuốc lá lậu
- ·Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
- ·BRICS: Thúc đẩy nỗ lực đạt được hòa bình tại các điểm xung đột