【kết quả bóng đá hạng 2 việt nam】Áp lực dòng tiền đeo bám doanh nghiệp bất động sản
Áp lực dòng tiền đeo bám doanh nghiệp bất động sản
Ba nguồn vốn chính từ khách hàng,Áplựcdòngtiềnđeobámdoanhnghiệpbấtđộngsảkết quả bóng đá hạng 2 việt nam phát hành trái phiếu và tín dụng ngân hàng đều chưa được khơi thông.
Nguồn vốn vẫn là khó khăn nan giải, với hơn 70% doanh nghiệp bất động sản cho biết, các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy tác dụng tới hoạt động của họ.
Cả ba dòng tiền chính của doanh nghiệp là tiền từ khách hàng, phát hành trái phiếu bất động sản và vốn tín dụng ngân hàng đều đang gặp “trục trặc”.
Đó là kết quả khảo sát hơn 500 doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản do Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tiến hành mới đây.
Doanh nghiệp và ngân hàng “khó gặp nhau”
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các doanh nghiệp bất động sản vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng để duy trì hoạt động.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực điều chỉnh, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế thông qua nhiều đợt giảm lãi suất, các gói tín dụng ưu đãi, nhưng doanh nghiệp và ngân hàng vẫn "khó gặp nhau".
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp bất động sản không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn do sức khỏe của họ vốn đã suy yếu từ lâu cùng với các khó khăn của thị trường.
Một nhóm các doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp cận được với nguồn vốn, đủ khả năng để hấp thụ nguồn vốn lại đang bị vướng mắc về pháp lý.
Các doanh nghiệp đã sẵn sàng để tiếp cận với nguồn vốn lại gặp khó khăn do khó hấp thụ vì lãi suất vẫn đang ở ngưỡng cao so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp.
Một nhóm các doanh nghiệp còn lại thậm chí chưa đủ điều kiện để có thể vượt qua vòng thẩm định hồ sơ để tiếp cận nguồn vốn do vẫn còn tồn nhiều khoản nợ đọng trước đó, có nguy cơ gây rủi ro cho ngân hàng.
Việc khó tiếp cận dòng tiền khiến mọi hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, giao dịch trên thị trường gần như bị ngưng trệ, ảnh hưởng trực tiếp tới các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và các ngành nghề liên quan.
Áp lực đáo hạn trái phiếu rất lớn
Thị trường trái phiếu, mặc dù đã có một số tín hiệu phục hồi, nhưng vẫn chưa giải quyết được nỗi lo áp lực đáo hạn tới năm 2026. Đó là hệ lụy của sự bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp với số lượng phát hành tăng đột biến vào giai đoạn 2019 - 2021.
Kể từ giữa năm ngoái, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trở nên tiêu cực. Việc huy động vốn từ trái phiếu doanh nghiệp nói chung và trái phiếu bất động sản nói riêng bị “chặn".
Cùng với đó là sự kiểm soát, cảnh báo từ cơ quan chức năng, các văn bản yêu cầu các cơ quan liên quan chấn chỉnh và ổn định hoạt động của thị trường trái phiếu nhằm đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả lành mạnh và minh bạch.
Giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ liên tục tụt giảm trong một năm qua và chỉ ghi nhận sự cải thiện trở lại kể từ tháng 3 năm nay nhờ Nghị định 08/NĐ-CP và một số động thái từ phía Ngân hàng Nhà nước.
Nhóm ngành bất động sản xếp vị trí thứ hai trong tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận trong 7 tháng đầu năm 2023 với 26.055 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp đã đàm phán thành công với các chủ sở hữu trái phiếu để gia hạn thời hạn trả nợ.
Tuy nhiên, khó khăn vẫn ở phía trước, việc gia hạn thời gian trả nợ chỉ giúp doanh nghiệp có thời gian ổn định lại sản xuất, kinh doanh và tái cơ cấu lại nợ doanh nghiệp để phục hồi. Về cơ bản chỉ là chuyển từ nợ ở thời điểm này sang thời điểm khác.
Tháng 9 vẫn được coi là “cao điểm" đáo hạn, một trong những tháng có giá trị đáo hạn trái phiếu lớn nhất trong cả năm 2023, với khoảng 41.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn.
Danh sách các doanh nghiệp chậm thanh toán vẫn đang kéo dài thêm qua từng ngày. Tính đến ngày 24/8/2023, có khoảng 67 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp.
Thanh khoản chưa phục hồi
Thị trường bất động sản trầm lắng từ giữa năm 2022 đã khiến thanh khoản rơi vào đóng băng, nhiều dự án không có thanh khoản.
Trong quý II/2023, ngoài phân khúc nhà ở có lượng giao dịch phục hồi nhẹ nhờ hàng loạt các biện pháp hỗ trợ quyết liệt của Chính phủ và động thái giảm lãi suất vay mua nhà của các ngân hàng, các phân khúc bất động sản đầu tư, bất động sản nghỉ dưỡng gần như vẫn "nằm im bất động".
Lượng tiêu thụ phân khúc bất động sản nhà ở trong quý II đạt khoảng 3.704 giao dịch, chỉ xấp xỉ 18% tổng cung mở bán mới. Tuy con số này đã tăng hơn 30% so với quý I nhưng vẫn chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2022.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục chứng kiến sự giảm mạnh cả về nguồn cung và thanh khoản. Quý II/2023 chỉ có 17 dự án du lịch, nghỉ dưỡng được chào bán, cung cấp ra thị trường 455 sản phẩm. Nguồn cung tiếp tục xu hướng giảm mạnh hơn 90% so với cùng kỳ năm trước.
Các sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp có giá trên 10 tỷ đồng gần như không ghi nhận giao dịch, phải cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm “cắt lỗ” của nhà đầu tư mua trước đó. Nhiều dự án nghỉ dưỡng đang triển khai bị gián đoạn do chủ đầu tư thiếu dòng tiền. Hàng loạt dự án cao cấp đóng giỏ hàng, dời thời gian mở bán.
Nhà đầu tư trên thị trường bị khủng hoảng niềm tin từ giai đoạn trước vẫn còn tâm lý chờ đợi, chưa xuống tiền mua nhà, đầu tư bất động sản.
- ·Bộ Tài chính chấn chỉnh hoạt động thẩm định giá
- ·Thượng úy ở Quảng Trị dùng tuýp sắt đánh vợ tử vong
- ·Hướng dẫn khai hải quan nếu nộp bổ sung C/O xăng dầu nhập khẩu
- ·Ông Văn Hữu Chiến: Nếu biết bị thế này, đã không ngồi ghế phó chủ tịch
- ·Xuất khẩu gạo tháng 3 tăng mạnh cả về lượng và giá trị
- ·Kết đắng của cao thủ mê game với màn trộm ô tô siêu đẳng ở Hà Nội
- ·Bị thách thức, người đàn ông dùng liềm giết vợ hờ ở Tây Ninh
- ·Nghi án hai mẹ con người phụ nữ ở Bến Tre bị giết
- ·Liên minh châu Âu thông qua luật hạn chế khí methane từ dầu mỏ, khí đốt và than đá
- ·Dùng cưa phá cửa sổ, lấy trộm gần 1 tỷ đồng ở Hà Tĩnh
- ·Xuất khẩu rau quả tăng mạnh, vượt kim ngạch cả năm 2022
- ·Tin pháp luật số 238, một lãnh đạo quận suýt bị kẻ phản động ám sát
- ·Thuế GTGT đối với hàng đã được miễn thuế NK sau đó chuyển mục đích sử dụng
- ·Vợ Vũ nhôm đề nghị xem xét tài sản đang bị kê biên
- ·Triển khai hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia
- ·Thuế GTGT đối với thiết bị cảm biến sử dụng trong chăn nuôi
- ·Vụ bé trai trường Gateway tử vong, bà Nguyễn Bích Quy kín mít đến tòa
- ·Đường dây buôn lậu dược xuyên quốc gia, bắt một Phó chi Cục trưởng
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên phát triển mới
- ·Tên trộm dỡ mái tôn, đu dây dù đột nhập tiệm vàng ở Tiền Giang