【kết quả bayen】Xuất khẩu thủy sản tháng 6 đạt cao nhất kể từ đầu năm
Trung Quốc tăng nhập khẩu tôm hùm Việt Nam. Ảnh: N.Hiền |
Xuất khẩu tôm hùm tăng đột biến
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 875 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ đầu năm 2024 tới nay.
Kết quả này đã đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm nay đạt trên 4,4 tỷ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực đều có tăng trưởng cao trong tháng 6, trong đó, xuất khẩu cá tra tăng 22%, cá ngừ tăng 40%, cua ghẹ tăng 59%. Riêng mặt hàng tôm tăng nhẹ 7%. Mực, bạch tuộc là sản phẩm duy nhất giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng đối với mặt hàng tôm, nửa đầu năm nay mang về hơn 1,6 tỷ USD, cao hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tôm chân trắng đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng nhẹ 3%, tôm sú đạt trên 200 triệu USD, giảm 10%. Riêng xuất khẩu tôm hùm tăng mạnh gấp 57 lần so với cùng kỳ đạt hơn 130 triệu USD.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất tôm hùm của Việt Nam, chiếm đến 98 - 99%, xuất khẩu tôm hùm trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng gấp 57 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện Việt Nam có 46 cơ sở bao gói được xuất khẩu tôm hùm vào thị trường Trung Quốc. Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc đang có chiều hướng thuận lợi nhưng về lâu dài, cần phải hướng đến việc xuất khẩu chính ngạch. Muốn vậy, cần phải xây dựng các chuỗi liên kết từ khâu sản xuất, thu mua đến xuất khẩu, gắn với truy xuất nguồn gốc minh bạch.
Với mặt hàng xuất khẩu chủ lực cá tra đạt 922 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng gần 6% so với cùng kỳ. Tuy có cải thiện về nhu cầu của các thị trường, nhưng giá xuất khẩu sang các thị trường vẫn thấp, như Trung Quốc, EU, Anh… Chỉ có thị trường Mỹ có tín hiệu khả quan hơn về cả giá và khối lượng nhập khẩu.
Xuất khẩu cá ngừ nửa đầu năm nay tăng gần 25% đạt 477 triệu USD, chủ yếu nhờ phân khúc cá đóng hộp, đóng túi tăng mạnh.
Ngoài cá ngừ, còn có nhiều mặt hàng cá biển có nhu cầu và doanh số bán tăng mạnh trong nửa đầu năm nay. Trong đó, cá chẽm có tăng trưởng xuất khẩu 27% đạt trên 36 triệu USD, cá chỉ vàng tăng 14% đạt trên 29 triệu USD, cá thu tăng 6%, cá minh thái tăng 8% đạt 38 triệu USD, cá cam tăng 96%. Một số loài cá nước ngọt có nhu cầu nhập khẩu tăng bao gồm: cá diêu hồng tăng 32%, cá rô tăng 18%, lươn tăng 93%.
Quyết tâm gỡ “thẻ vàng” vào cuối năm
Xuất khẩu thủy sản thị trường EU có mức tăng trưởng cao nhất, tăng 40% trong tháng 6. Lũy kế 6 tháng năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 513 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo phân tích của các chuyên gia, thị trường EU đang có xu hướng ổn định dần dần. Giá cả thị trường và tiêu dùng đang ổn định, đồng thời lạm phát thủy sản tiếp tục giảm xuống mức 2,1% trong tháng 5. Kể từ tháng 3, lạm phát thậm chí còn giảm đáng kể hơn đối với thủy sản đông lạnh, với tỷ lệ lạm phát âm 0,9% trong tháng 5. Dự báo nhu cầu và nhập khẩu thủy sản của EU sẽ tăng trờ lại sau kỳ nghỉ hè ở châu Âu.
Đợt thanh tra lần thứ 5 của EC (dự kiến vào tháng 10/2024) là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo "thẻ vàng" trong năm 2024, do đó các ngành, các cấp có liên quan xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thống nhất hành động với quyết tâm cao nhất để gỡ cảnh báo "thẻ vàng", tháo điểm nghẽn cho xuất khẩu hải sản Việt Nam sang thị trường EU.
Ngoài ra, xuất khẩu thủy sản sang 2 thị trường lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc – Hồng Kông (Trung Quốc) đều ghi nhận tăng trưởng cao trong tháng 6. Cụ thể, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tăng 14%, sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông (Trung Quốc) tăng 18%.
Theo các chuyên gia, kinh tế Mỹ năm nay có những tín hiệu lạc quan. Lạm phát tại Mỹ đã giảm nhanh từ 9% xuống còn 3% trong năm nay, Mỹ sẽ sớm có động thái cắt giảm lãi suất trong năm nay để kích cầu tiêu dùng, do đó sẽ có cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu. Nửa đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đạt 733 triệu USD tăng 9%; xuất khẩu sang Trung Quốc - Hồng Kông (Trung Quốc) nửa đầu năm tăng 7% đạt 766 triệu USD.
Riêng với thị trường Nhật Bản, xuất khẩu chỉ tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ. Tính tới hết tháng 6/2024, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 705 triệu USD, giảm nhẹ 1% so với nửa đầu năm 2023. Đồng Yên Nhật mất giá 12% so với đồng USD và là đồng tiền mất giá nhiều nhất trong các ngoại tệ mạnh là một yếu tố khiến nhập khẩu của nước này giảm.
VASEP kỳ vọng năm nay tình hình xuất khẩu sẽ ổn định đúng chu kỳ thông thường, tăng tốc vào quý 3 và quý 4, theo đó, kim ngạch xuất khẩu sẽ cao hơn khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2023, đạt trên 5,5 tỷ USD, đưa kết quả xuất khẩu cả năm 2024 tới gần 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2023.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
- ·Haiti and VN legislative bodies held talks
- ·VFF launches 13th Journalism Award
- ·Railway law passed, others debated
- ·Những nhà đầu tư FDI nào trong tốp đầu của Long An?
- ·Việt Nam, Belarus look to boost economic links
- ·Cambodia NA President’s speech at ceremony celebrating Việt Nam
- ·NA Chairwoman meets Cần Thơ voters
- ·Giá thanh long tăng cao trong mùa hạn, mặn
- ·Việt Nam, Belarus look to boost economic links
- ·Bà Trần Ngọc Uyển được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Long An
- ·VNA increases cooperation with Algeria Press Service
- ·President Quang concludes visit to Russia
- ·PM calls for strong practical, effective ties with Haiti
- ·Báo giá sắt thép xây dựng hôm nay: Liệu có tăng mạnh như dự đoán?
- ·Terrorists must be severely punished: PM Phúc
- ·VN, Cambodia ties an invaluable asset, says NA Chair
- ·PM receives Special Envoy of Australian PM
- ·Để vụ lúa Đông Xuân 2024
- ·NA Chairwoman meets Cần Thơ voters