【ket qua valencia】Nhồi máu cơ tim bệnh lý nguy hiểm
(CMO) Nhồi máu cơ tim là tình trạng của một phần cơ tim bị huỷ khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim là do sự lấp tắt một trong số các động mạch vành nuôi tim, do cục máu đông hình thành tại chỗ khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra, Bác sĩ La Thanh Quyền, Trưởng phòng Truyền thông GDSK, Trung tâm Y tế Thới Bình, cho biết.
Một số ít các trường hợp khác, nhồi máu cơ tim là hậu quả của tình trạng co thắt mạch vành làm ngừng trệ quá mức dòng máu dẫn đến nuôi cơ tim. Đây là một cấp cứu tim mạch nguy hiểm, có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời. Nếu may mắn sống sót, người bệnh vẫn có nguy cơ cao bị tái phát nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc đột tử.
Người cao tuổi nên kiểm tra sức khoẻ thường xuyên tại các cơ sở y tế để phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim. |
Tỷ lệ mắc nhồi máu cơ tim cao nhất ở nam giới trên 40 tuổi. Tỷ lệ này ở nữ giới theo độ tuổi thấp hơn ở nam, song cũng tăng lên gần tương đương ở độ tuổi 5-10 năm sau mãn kinh. Nhồi máu cơ tim gặp với tỷ lệ cao hơn đáng kể ở những người hút thuốc lá, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm trước tuổi 60. Không ít các trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra ngay cả ở người trẻ hoặc người không hề có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.
Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là cơn đau thắt ngực với cảm giác đau như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, diễn ra trong khoảng 5-15 phút (kéo dài hơn hẳn so với cơn đau thắt ngực ổn định thông thường), thường không quá 1 giờ. Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm hoặc lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái. Có thể có kèm theo các triệu chứng như vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở. Nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim lại biểu hiện như một tình trạng rối loạn tiêu hoá, hoặc không có triệu chứng gì (nhồi máu cơ tim thầm lặng), hoặc lại hết sức đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng rối loạn nhịp, ngừng tim hay đột tử..., Bác sĩ Quyền chia sẻ.
Để phòng bệnh nhồi máu cơ tim, mỗi người cần chủ động thực hiện khám sức khoẻ định kỳ, tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường về sức khoẻ. Trong đó, cần chú ý kiểm soát cholesterol máu (lipid máu), vì rối loạn lipid máu hay cholesterol máu cao sẽ dễ khiến cho cholesterol tích tụ làm thu hẹp lòng mạch vành, đây là yếu tố thuận lợi gây nên nhồi máu cơ tim. Do đó, nên điều chỉnh chế độ ăn, giảm các thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hoà.
Bên cạnh đó, cần tránh khói thuốc lá. Khói thuốc vào phổi một cách chủ động hay thụ động đều gây tổn thương cho thành động mạch. Thuốc lá sẽ làm cứng các thành động mạch, tạo điều kiện thuận lợi làm tăng cholesterol trong máu và làm tăng áp lực động mạch. Do vậy, khói thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim lên năm lần, làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não lên gấp 2 lần.
Kiểm soát huyết áp ở mức mục tiêu. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông, tăng nguy cơ xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim. Do đó, cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, nếu chỉ số huyết áp ở mức cao thì cần thay đổi lối sống theo hướng ăn nhạt hơn, tăng cường rau xanh, quả tươi, không hút thuốc lá, vận động thể chất đều đặn mỗi ngày… Nếu thay đổi lối sống không giúp hạ huyết áp thì cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp trọng lượng cơ thể bình thường, để phòng tránh mắc bệnh tim mạch, hãy duy trì một chế độ dinh dưỡng đa dạng, hài hoà, cân đối, hạn chế các loại chất béo bão hoà (nhất là các chất béo có nguồn gốc động vật), muối, đường, rượu và nên ăn nhiều hoa quả.
Vận động thể lực là một trong những biện pháp tốt để bảo vệ sức khoẻ. Dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày đi bộ hoặc chạy bộ, thực hiện mỗi tuần 2 buổi tập luyện các loại hình vận động đòi hỏi sức bền như bơi lội, đạp xe.
Tránh căng thẳng thần kinh, bởi khi căng thẳng thần kinh, tim sẽ đập nhanh, nếu hiện tượng này xảy ra đột ngột sẽ càng nguy hiểm. Điều này đôi khi sẽ làm cơn nhồi máu cơ tim diễn ra đột ngột, tỷ lệ tử vong cao.
Luôn chủ động đề phòng bệnh tái phát: Sau cơn nhồi máu, khả năng tái phát cơn vẫn còn và thường gặp vì nhồi máu chỉ là hậu quả, còn nguyên nhân gây bệnh thì vẫn tồn tại. Do vậy, để tránh tái phát, ngoài thay đổi nếp sống không tốt như trên, người bệnh còn phải dùng thuốc phòng thứ phát các bệnh tim mạch suốt đời, quản lý và kiểm soát tốt các bệnh lý gây ra nhồi máu cơ tim, đưa trị số huyết áp về mức bình thường bằng thuốc hạ áp, phải kiểm soát được lượng đường trong máu nếu có bệnh tiểu đường…
Để có trái tim khoẻ, những người có tiền sử bị bệnh nhồi máu cơ tim hay có các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim đều cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám thường xuyên, phát hiện sớm các nguy cơ nhồi máu cơ tim và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra./.
Nguyễn Ngân
(责任编辑:World Cup)
- ·Người Việt xếp hàng chờ mua iPhone 6S và 6S Plus tại Mỹ
- ·Những người lính đam mê văn nghệ
- ·Lan tỏa hạnh phúc bằng niềm đam mê nghề nghiệp
- ·Phạm Thùy Linh giành giải xuất sắc cuộc thi âm nhạc quốc tế Kyushu Music Concour
- ·Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- ·TP.Dĩ An: Vui tươi chương trình giao lưu các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật
- ·TP.Thủ Dầu Một: Tập huấn nghiệp vụ phong trào xây dựng đời sống văn hóa
- ·Cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc thu hút gần 1.500 nghệ sỹ
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Công nhận 29 bảo vật quốc gia
- ·Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- ·Những ngày hội thắt chặt tình hữu nghị Việt
- ·Soi kèo góc Atalanta vs Real Madrid, 3h00 ngày 11/12
- ·Nói chuyện chuyên đề về xây dựng cơ quan báo chí và người làm báo văn hóa
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Bắc Ninh: Trình diễn các loại nghệ thuật truyền thống ở điểm du lịch
- ·Biểu diễn nghệ thuật tái hiện lịch sử hào hùng của quân dân Truông Bồn
- ·Nghệ sỹ phải tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các nhiệm vụ xã hội
- ·Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- ·Phong phú các hoạt động văn hóa Nhật Bản tại Bình Dương