【trực tiếp kèo nhà cái 88】Nền tảng phát triển nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp Hậu Giang đang có những bước tiến khá quan trọng,ềntảngphttriểnnngnghiệpbềnvữtrực tiếp kèo nhà cái 88 nhất là đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành được những vùng sản xuất tập trung, sản xuất theo công nghệ cao. Đặc biệt là tỉnh đang xây dựng và triển khai thực hiện “Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025” sẽ mang đến một hướng đi mới cho nhà nông trong tỉnh.
Mô hình sản xuất lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu đang được nông dân Hậu Giang thực hiện.
Những kết quả tích cực
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh thực hiện kế hoạch tái cơ cấu với nhiều đề án, dự án được triển khai nhằm thúc đẩy sản xuất, nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng. Qua đó, đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh và đã mang lại những kết quả thiết thực. Đặc biệt là việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được người dân quan tâm hơn, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Cơ cấu mùa vụ, cây trồng được chuyển dịch theo hướng sản xuất các sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, có thị trường tiêu thụ; phương thức tổ chức sản xuất từng bước được đổi mới theo mô hình kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại và hình thành các vùng sản xuất tập trung. Đến nay, toàn tỉnh có 1 Liên hiệp HTX và 189 HTX nông nghiệp với 4.947 thành viên, doanh thu bình quân của HTX đạt 1,1 tỉ đồng/năm và thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX đạt 42 triệu đồng/năm. Ngoài ra, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đóng góp vào tăng trưởng của ngành trong những năm qua.
Tuy nhiên, theo Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang thì những năm gần đây, tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn, mặn, sạt lở và dịch bệnh trên động, thực vật… Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp còn chịu tác động lớn từ thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay, ngành nông nghiệp xác định phải phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu. Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ; gắn sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu. Một trong những giải pháp để thực hiện định hướng này là xây dựng và triển khai thực hiện “Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025”.
Đề án được xây dựng trên quan điểm là đổi mới về tư duy, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường, sản xuất hàng hóa lớn theo chuỗi giá trị, chú trọng chất lượng, mẫu mã, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Lấy HTX và doanh nghiệp làm trung tâm của sự phát triển, tập trung phát triển kinh tế hợp tác, chủ động, tích cực thích ứng và tận dụng tối đa cơ hội từ biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Huy động nguồn lực tổng thể từ ngân sách nhà nước, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Theo đó, đến năm 2025, đề án đặt ra 3 mục tiêu cần phải đạt là xây dựng 15 mô hình HTX và 3 liên hiệp HTX phát triển toàn diện và hoạt động hiệu quả được đánh giá đạt loại tốt theo quy định. Xây dựng một mô hình dịch vụ cung ứng thiết bị cơ giới hóa phi lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp và 3 trung tâm thu gom, phân loại, sơ chế, đóng gói và phân phối hàng hóa nông sản. Xây dựng thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tối đa hóa việc tái tạo và tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp để tạo thêm sản phẩm mới góp phần nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết là hỗ trợ phát triển toàn diện 15 mô hình HTX và 3 liên hiệp HTX, như hỗ trợ về tổ chức hoạt động và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tập thể trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời, hỗ trợ 1 cán bộ làm công tác kế toán và 1 cán bộ tham gia Ban Giám đốc của HTX. Hỗ trợ đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất, tiêu thụ nông sản. Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản phù hợp theo từng địa phương và điều kiện của HTX mang lại hiệu quả cao, bền vững. Trong đó, chú trọng lựa chọn cây trồng, vật nuôi, thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu thị trường. Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ và quy trình sản xuất an toàn; liên kết chuỗi giá trị, xây dựng, chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc nông sản, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP, qua đó lựa chọn những sản phẩm nông sản của HTX có chất lượng, tiềm năng phát triển và khả năng đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu để xây dựng sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 4 sao trở lên. Ngoài ra, đầu tư máy móc, thiết bị, phương tiện cho tổ cung ứng dịch vụ cơ giới hóa phi lợi nhuận phục vụ các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng và thiết bị cho 3 trung tâm thu gom, phân loại, sơ chế, đóng gói và phân phối hàng nông sản. Xây dựng mô hình chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, trong đó các phụ phẩm trong quá trình sản xuất được tận dụng để tạo ra một sản phẩm khác phục vụ trở lại cho sản xuất trong chuỗi. Đồng thời, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất, nước và năng lượng.
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được nhiều nông dân trong tỉnh thực hiện thành công và đang từng bước nhân rộng.
Nhiều giải pháp trọng tâm
Để đạt được mục tiêu đề ra, theo ngành nông nghiệp tỉnh là phải đào tạo nguồn nhân lực quản lý trực tiếp tại các HTX. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xây dựng nhãn hiệu, tiếp thị, quảng bá sản phẩm, quản lý tài chính của HTX. Đào tạo nâng cao tay nghề, kiến thức về sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm cho lực lượng lao động tham gia các chuỗi sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Áp dụng các cơ chế chính sách hiện hành như chính sách hỗ trợ HTX, chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; chính sách hỗ trợ các hoạt động khuyến nông; chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chính sách cơ giới hóa; chính sách hỗ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tổ chức thực hiện thí điểm và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu như mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến nông sản, trong quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc và liên kết chuỗi giá trị, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp. Thay đổi kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, bền vững, thân thiện với môi trường, thích ứng với hạn, mặn, ngập úng. Chuyển giao các đối tượng cây trồng, vật nuôi, thủy sản thích nghi tốt với điều kiện biến đổi khí hậu. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó sử dụng các nguồn vốn như đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ có mục tiêu, ngân sách nhà nước, tín dụng…, kết hợp với vốn của HTX, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế để triển khai thực hiện các nội dung đề án mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân.
Để phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, cho rằng giải pháp trước mắt là cập nhật liên tục hàng ngày diễn biến thời tiết, diễn biến nguồn nước. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân sử dụng tiết kiệm nước và giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nguồn nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô. Rà soát lại quy hoạch thủy lợi gắn với phát triển cây trồng của địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng để có biện pháp bảo vệ phù hợp…
Bài, ảnh: HOÀI THU
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đề nghị sớm có chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn
- ·Lịch thi đấu, kênh trực tiếp V.League 2024
- ·Công Phương xuất sắc, U20 Việt Nam thắng đậm U20 Bhutan
- ·Nhận định CLB Công an Hà Nội vs Thanh Hóa: 3 điểm đầu tay
- ·Từ 1/8, ôtô kinh doanh vận tải phải đổi sang biển màu vàng
- ·Nghi vấn SLNA gian lận tuổi: VFF có căn cứ xử phạt
- ·Nhận định bóng đá HAGL vs SLNA: Chủ nhà có thêm 3 điểm
- ·Lý Tiểu Long 'chung mâm' với 8 võ sư mạnh nhất thế kỷ XX của Nhật Bản
- ·Hàng loạt cán bộ thị trấn Tiên Lãng (Hải Phòng) bị cách chức, kỷ luật
- ·Bảng xếp hạng V.League 2024
- ·Phát triển thị trường bán lẻ: Đừng quên thúc đẩy công nghệ và sự sáng tạo
- ·Vòng 1 giải U19 nữ Quốc gia 2024: Sơn La hòa Thái Nguyên T&T
- ·Ông Park Hang Seo: 'Mong góp thêm nguồn lực hàn gắn sự mất mát của nhân dân'
- ·Nhận định CLB Công an Hà Nội vs Thanh Hóa: 3 điểm đầu tay
- ·Sử dụng điện thoại di động trong thời tiết xấu có thể bị sét đánh tử vong?
- ·Vòng 1 giải U19 nữ Quốc gia 2024: Sơn La hòa Thái Nguyên T&T
- ·Thắng 2 trận liên tiếp, HAGL tiếp tục dẫn đầu V.League
- ·Nhận định Atalanta đấu Arsenal: Thử thách khó chờ 'Pháo thủ'
- ·Đáp án môn Tiếng Anh mã đề 416, 417, 418, 419 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Dự bị gần 2 năm, Công Phượng vẫn ra giá gần 1 triệu USD