【kq mxc】Đề nghị mở rộng đối tượng trao danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”
Đại biểu Đỗ Văn Yên (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu tại Hội trường Quốc hội sáng ngày 27/5.(Ảnh: QH)
Tiếp tục Chương trình làm việc kỳ họp thứ 3,ĐềnghịmởrộngđốitượngtraodanhhiệuNghệsĩNhândânNghệsĩƯutúkq mxc Quốc hội khoá XV, sáng 27/5, sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật.
Mở rộng đối tượng trao danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”
Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung chủ yếu của dự thảo Luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và chỉnh lý theo hướng quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn chung đạt danh hiệu Xã, Phường, Thị trấn tiêu biểu nhằm bảo đảm tính phổ quát chung nhất.
Về danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết: Một số ý kiến đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu bổ sung đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học, bổ sung các “soạn giả” trong lĩnh vực sân khấu được xét danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, qua quá trình lấy ý kiến, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, ý kiến vẫn còn rất khác nhau. Do đó, xin phép trình Quốc hội 02 phương án để đại biểu Quốc hội thảo luận và cho ý kiến, cụ thể: Phương án 1 - Bổ sung các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học, bổ sung các “soạn giả” trong lĩnh vực sân khấu là đối tượng được xét danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” tại khoản 1 và bổ sung tiêu chuẩn tại khoản 2, khoản 3 để phù hợp với việc bổ sung đối tượng. Phương án 2 - Giữ như quy định về đối tượng, tiêu chuẩn của Luật hiện hành.
Cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Đỗ Văn Yên (Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị mở rộng đối tượng được trao danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”. Theo đó, danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” được xét tặng cho cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, soạn giả, nhiếp ảnh, nhà văn, kiến trúc sư, phát thanh viên. Bởi việc mở rộng đối tượng trao danh hiệu sẽ thể hiện rõ sự quan tâm, khích lệ, sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước với những người lao động nghệ thuật.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) bày tỏ ủng hộ quy định mở rộng đối tượng xét tặng. Theo đó, danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” sẽ được xét tặng cho cả cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, soạn giả, nhiếp ảnh, nhà văn, kiến trúc sư, phát thanh viên. Nhấn mạnh “Nghệ sĩ ưu tú” và “Nghệ sĩ nhân dân” là những danh hiệu cao quý, đại biểu cho rằng, việc thêm một đối tượng, thêm một lĩnh vực được đưa vào xét tặng danh hiệu này sẽ tạo thêm động lực cho những nghệ sĩ hoạt động và cống hiến trong tất cả các lĩnh vực nghệ thuật.
Cần có danh hiệu gia đình tiêu biểu để khuyến khích phong trào thi đua
Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Trần Quang Minh (Quảng Bình) bày tỏ đồng tình với dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý tại Kỳ họp thứ hai. Để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu bày tỏ quan tâm tới danh hiệu gia đình văn hoá, xã tiêu biểu và huy chương thanh niên xung phong vẻ vang.
Về danh hiệu gia đình văn hóa, đại biểu cho rằng danh hiệu này đã được thực hiện nhiều năm nay, 4 năm gần đây được thực hiện theo Nghị định 122 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố văn hóa. Có thể thấy rằng, danh hiệu này khá phổ biến đối với từng gia đình, hằng năm có địa phương trên 80% gia đình văn hóa... “Nếu tiếp tục thực hiện danh hiệu này và chỉ dừng lại ở đây, không có danh hiệu cho gia đình tiêu biểu thì rất khó để tìm được hạt nhân điển hình, tạo phong trào thi đua”, đại biểu cho hay.
Theo đại biểu, trong dự thảo Luật chủ yếu đề cập đến nội dung "khen thưởng" chứ ít về nội dung "thi đua". Bên cạnh đó, nếu chỉ dừng lại nhiều gia đình văn hóa và thực hiện bình xét theo các tiêu chuẩn của Nghị định 122 thì ý nghĩa của gia đình văn hóa đối với hộ gia đình sẽ kém dần và cũng bớt đi sự trân trọng với danh hiệu này. Bởi hầu như gia đình nào cũng đạt, do đó nên có danh hiệu gia đình tiêu biểu để khuyến khích phong trào thi đua của cá nhân, hộ gia đình, địa phương, nhất là trên địa bàn khu dân cư.
Đối với danh hiệu xã tiêu biểu, đại biểu Trần Quang Minh đề nghị phải có tiêu chuẩn cứng, đó là phải là xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu hoặc nâng cao. Còn đối với những vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, vùng xa nói chung là xã đạt chuẩn nông thôn mới, cùng với đó giao cho UBND cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là hợp lý, phù hợp với từng địa phương. Điều này góp phần quan trọng đối với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Thống nhất rất cao với Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Mai Văn Hải (Thanh Hóa) ghi nhận, dự thảo Luật lần này đã tiếp thu một cách đầy đủ các ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
Đề cập về nguyên tắc thi đua, khen thưởng, cho rằng nguyên tắc về thi đua chưa đề cập đến danh hiệu thi đua, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị bổ sung thêm nguyên tắc về danh hiệu thi đua, đó là: danh hiệu thi đua có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng và không tặng nhiều danh hiệu thi đua cho một thành tích trong một phong trào thi đua.
Liên quan đến quy định về danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu, đại biểu đề nghị cần cân nhắc lại quy định giao thẩm quyền cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố quy định chi tiết điều này. Đại biểu cho rằng, việc xây dựng xã, phường, thị trấn tiêu biểu gắn liền với quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị văn minh trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, Chính phủ đã có những quy định rất cụ thể về tiêu chuẩn, về trình tự, thủ tục công nhận. Điều này rất thuận lợi cho vấn đề triển khai tổ chức, thực hiện đúng như đánh giá, công nhận danh hiệu.
Vì vậy, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị nên giao cho Chính phủ quy định những tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét tặng, xét công nhận xã, phường, thị trấn tiêu biểu, trong đó còn những tiêu chí nào mà mang tính đặc thù của các địa phương thì giao cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố quy định.
Theodangcongsan.vn
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Tìm việc làm tại TP.HCM dễ dàng hơn nhờ Vieclam.net
- ·VNPT Long An trao thưởng chương trình 'Tuổi mới rực rỡ
- ·Giá vàng hôm nay 24/9/2024: Vàng miếng SJC tăng sốc, hướng tới 84 triệu đồng/lượng
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Tiêm phòng hơn 3,2 triệu liều vắc
- ·Giá vàng tăng vọt sau tin Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu
- ·Một nửa hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới đang bị tổn hại
- ·Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- ·Các loại máy nén khí công nghiệp phổ biến hiện nay
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·6 tháng đầu năm
- ·WinMart phục vụ hơn 300 sản phẩm 'giá siêu rẻ' cho người tiêu dùng miền Nam
- ·Đẩy mạnh kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu
- ·“Giữ lửa” thổ cẩm S’tiêng
- ·Giá vàng hôm nay, 1/6: Giảm mạnh, lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt
- ·Giá xăng dầu hôm nay 19/7/2024: Thế giới đi ngang, trong nước giảm đồng loạt
- ·Nha khoa An Phước: Bước tiến mới với công nghệ Scan hàm 3D
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Tập trung chăm sóc lúa Hè Thu 2024, triển khai vụ Thu Đông 2024 và vụ Mùa 2024