【keo bong da wap】Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng chưa được như mong muốn
Bộ trưởng Bộ Lao động,ộtrưởngĐàoNgọcDungGóihỗtrợtỷđồngchưađượcnhưmongmuốkeo bong da wap Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại nghị trường. |
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội và nhiều đại biểu cho rằng gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng chưa kịp thời, kém hiệu quả, thủ tục phiền hà, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung báo cáo Quốc hội là gói này "chưa được như mong muốn".
Sáng 25/7, trong phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế, xã hội, ông Dung là Bộ trưởng duy nhất đăng đàn, ông được mời giải trình thêm vấn đề đại biểu quan tâm, cụ thể là việc thực hiện các chính sách an tinh xã hội, triển khai các gói hỗ trợ 62.000 tỷ và 26.000 tỷ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Những tháng đầu năm 2021, nhất là đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư từ ngày 27/4 đến nay diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tăng mạnh, tạo áp lực lớn đến phát triển kinh tế và đời sống xã hội.
Sau nhận định trên, Bộ trưởng cho biết ảnh hưởng của dịch bệnh khiến tỷ lệ thất nghiệp là 2,52%. Khu vực dịch vụ ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh. Một số ngành đã suy giảm năm 2020, nay tiếp tục suy giảm sâu hơn. Khu vực lữ hành giảm sâu 54,8%, doanh nghiệpdịch vụ, lưu trú giảm tiếp 2,7%, khu vực vận tải giảm 0,7%. Có 70.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường.
Đặc biệt, dịch bệnh đã tấn công vào thành trì rất quan trọng, đó là khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp sử dụng lực lượng lớn lao động, nơi có đóng góp nhiều cho kinh tế, thu ngân sách, nơi chiếm tỷ lệ lớn lực lượng lao động: xấp xỉ 4 triệu người, như Thành phố Hồ Chí Minh 1,6 triệu, Bình Dương 1,2 triệu, Đồng Nai 1,2 triệu và một số địa phương như Long An, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nội có tỷ lệ lớn lực lượng lao động trực tiếp.
Một số khu công nghiệp, doanh nghiệp tạm thời phải dừng hoạt động, như Bắc Giang phải đóng cửa 4 khu công nghiệp với 322 doanh nghiệp, 150.000 người lao động tạm ngừng việc, Bắc Ninh 42.000 người. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc và nhiều địa phương đã phải phong tỏa, giãn cách toàn bộ hoặc từng khu vực, phải đóng cửa hầu hết các dịch vụ, hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm của hàng chục triệu lao động.
Trong điều kiện khó khăn đó, Bộ trưởng báo cáo Quốc hội là Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo, ban hành rất nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho người lao động, cho doanh nghiệp và người sử dụng lao động như giảm giá điện, nước, gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, giảm một số khoản phí, lệ phí hỗ trợ khẩn cấp người dân, người lao động và chủ sử dụng lao động. Đến nay, theo Báo cáo và giám sát của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đã hỗ trợ 168,8 nghìn tỷ đồng cho các lực lượng trên.
Riêng Nghị quyết 42, với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng triển khai năm 2020, trong thời điểm chưa có tiền lệ, triển khai trong thời gian gấp, tuy chưa được như mong muốn, nhưng qua ngân sách nhà nước và các chính sách, đã hỗ trợ xấp xỉ 39.000 tỷ đồng cho 14,4 triệu người thụ hưởng, trong đó, riêng ngân sách hỗ trợ tiền mặt trực tiếp 13.000 tỷ đồng. Vấn đề này Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm tổng kết nghị quyết và đề xuất ra các chủ trương, chính sách tiếp theo, Bộ trưởng thông tin.
Riêng đợt dịch lần thứ tư, ông Dung báo cáo, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các ngành chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền và Chính phủ phối hợp chặt chẽ với Đảng đoàn Quốc hội kịp thời ban hành Nghị quyết 68 và Quyết định 23 của Thủ tướng về một số chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động.
Qua triển khai, đến nay, đúng 15 ngày cho thấy, việc ban hành 12 chính sách trong Nghị quyết 68 và Quyết định 23 là kịp thời, đúng và trúng đối tượng. Nhìn chung thông thoáng về hồ sơ, về thủ tục, rút ngắn về thời gian, giảm 2/3 thủ tục và rút ngắn 2/3 thời gian so với gói Nghị quyết 42.
Chúng ta có những chính sách, thậm chí có những chính sách không cần yêu cầu người lao động, người sử dụng lao động cung cấp hồ sơ trên cơ sở dữ liệu chúng ta đã có. Do vậy, qua 15 ngày triển khai, đến nay, 63/63 địa phương đã ban hành kế hoạch, chủ trương và đang triển khai Nghị quyết, nhiều địa phương đạt kết quả cao. Đến ngày 24/7, kết quả cụ thể: nhóm chính sách hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm bệnh nghề nghiệp đã hoàn thành rà soát, hỗ trợ cho 375.000 đơn vị sử dụng lao động với kinh phí là 4.300 tỷ đồng, hỗ trợ cho 11 triệu người lao động được thụ hưởng, Bộ trưởng cập nhật thông tin.
Thông tin tiếp theo từ Bộ trưởng là đã hỗ trợ kịp thời tiền ăn cho tất cả những người điều trị F0 và cách ly F1. Có 52.081 người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương tại năm 5.922 doanh nghiệp đã được hưởng chính sách. 5.500 hộ sản xuất kinh doanh được nhận tiền hỗ trợ. Ngân hàngNhà nước đã triển khai tái cấp vốn. Qua một tuần triển khai, đã có 62 người sử dụng lao động đăng ký và giải ngân 50,4 tỷ đồng, hỗ trợ cho 13.577 lao động (gấp 10 lần gói 62.000 tỷ đồng).
Việc triển khai Nghị quyết 135 Quốc hội khóa XIV, về hỗ trợ Tổng công ty Hàng không, theo báo cáo sáng nay của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã ký với Tổng công ty Hàng không 4.000 tỷ đồng và đến hôm nay ngân hàng đã tái cấp vốn 2.000 tỷ đồng và đã giải ngân được 600 tỷ đồng theo yêu cầu, sang tuần sau sẽ giải ngân nốt phần còn lại, ông Dung cho biết.
Nhìn tổng quát cho thấy, các chính sách ban hành thời gian qua, nhất là Nghị quyết 68 và Quyết định 23 đang được triển khai đúng hướng, thiết thực, đúng đối tượng, dễ triển khai, đối tượng thụ hưởng đang dễ dàng tiếp cận chính sách hơn, Bộ trưởng khái quát.
Bộ trưởng cũng báo cáo Quốc hội là Chính phủ đã và đang chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm tham mưu, tổng kết toàn diện các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động, chủ sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 để điều chỉnh, bổ sung các chính sách mới cho kịp thời.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tây Ninh ghi nhận 2 ca dương tính SARS
- ·Câu chuyện tử tế khiến lòng người thêm ấm áp
- ·Con dâu vào phòng sinh, mẹ chồng ở ngoài 16 tiếng, vừa chờ vừa khóc
- ·Tạo sức bật xuất khẩu từ thị trường mới
- ·40 nhân tài ở Đà Nẵng đồng loạt xin nghỉ việc với lý do gì
- ·IMF quan ngại về tính bền vững của nợ Hy Lạp
- ·Cách làm đùi gà om bia quây quần ngày cuối năm
- ·Thương hiệu giá trị nhất thế giới Apple được định giá 170 tỷ USD
- ·Vụ 2 'hiệp sĩ’ tử vong khi bắt cướp: Căn cứ nào để phong danh hiệu Liệt sĩ cho 2 hiệp sĩ?
- ·Ngân hàng Monte dei Paschi di Siena của Italy đối mặt với nguy cơ phá sản
- ·Hà Nội đề ra 3 kịch bản điều hành để giảm thiểu thiệt hại do dịch Covid
- ·Tổng thống Brazil đình chỉ tạm thời cấp phép nhập khẩu cà phê
- ·62,9% phụ nữ Việt Nam từng trải qua bạo lực
- ·Tài khoản mở mới tăng, nhưng tiền gửi không kỳ hạn sụt giảm ở hầu hết ngân hàng
- ·5 thói quen sinh hoạt khiến bạn già đi nhanh chóng
- ·Lào đẩy nhanh phát triển dự án cảng biển tại Việt Nam
- ·Những lợi ích sức khỏe bất ngờ của lê Hàn Quốc
- ·Đạt 1 triệu USD trong vòng 2 phút
- ·Cách làm bánh dứa Đài Loan (Trung Quốc) cực ngon cho những ngày cuối năm
- ·WB: Chính sách hạn chế nhập cư của Mỹ sẽ làm giảm lượng kiều hối đổ về Mỹ Latinh