【kqbd truc tiep hom nay】Lối đi riêng trong xây dựng nông thôn mới
Điểm sáng ở Thanh An
Thanh An,ốiđiriecircngtrongxacircydựngnocircngthocircnmớkqbd truc tiep hom nay huyện Hớn Quản là xã thuần nông với khoảng 80% người dân làm nông nghiệp. Với tiềm năng lớn về đất nông nghiệp, tuy nhiên trước đây do người dân sản xuất nhỏ lẻ, theo lối truyền thống nên năng suất, chất lượng đạt thấp, đầu ra bấp bênh, thu nhập chưa cao. Làm thế nào để ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân và hoàn thành tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng NTM là trăn trở của lãnh đạo địa phương. Và việc vận động người dân tham gia THT, HTX là giải pháp căn cơ tháo gỡ nút thắt này.
Thành viên HTX Chăn nuôi - Dịch vụ Thanh An (huyện Hớn Quản) phấn khởi với sản phẩm gà thương phẩm
Được chính quyền địa phương vận động, hỗ trợ, năm 2018, HTX Chăn nuôi - Dịch vụ Thanh An ra đời thu hút 11 thành viên tham gia. Những ngày đầu thành lập, HTX gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn vốn; bộ máy quản lý, điều hành chưa đồng bộ; kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi còn hạn chế… Tuy nhiên, nhờ kiên trì, tuân thủ Luật HTX nên HTX Chăn nuôi - Dịch vụ Thanh An từng bước ổn định, hoạt động hiệu quả. Hội đồng quản trị HTX chú trọng việc hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, góp phần hạn chế nhân công, giảm chi phí, từng bước khắc phục ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu và môi trường. HTX làm ăn có lãi và tạo việc làm ổn định cho thành viên cũng như lao động địa phương.
“Những ngày đầu thành lập, HTX gặp không ít khó khăn. Để khẳng định mình, chúng tôi đi từng hộ tuyên truyền, vận động tích cực tham gia hội họp, liên kết, chia sẻ kinh nghiệm về chăn nuôi. Các hộ dân thấy hiệu quả kinh tế cho gia đình, địa phương nên từng bước mở rộng chăn nuôi, xin tham gia HTX; đồng thời học hỏi kỹ thuật, liên kết tìm đầu vào, đầu ra ổn định” - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Chăn nuôi - Dịch vụ Thanh An Hà Trọng Hùng chia sẻ.
Mô hình chăn nuôi vịt xiêm thương phẩm của HTX Chăn nuôi - Dịch vụ Thanh An đang phát huy hiệu quả kinh tế
“Tham gia HTX có nhiều quyền, lợi ích như được hỗ trợ vốn vay, dụng cụ sản xuất; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh đem lại hiệu quả cao. Gia đình tôi đang nuôi 8.000 con gà ta và 8.000 con vịt xiêm thương phẩm, với doanh thu 500 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí” - anh Lê Viết Lừng, thành viên HTX Chăn nuôi - Dịch vụ Thanh An cho hay.
Hiện HTX Chăn nuôi - Dịch vụ Thanh An có 38 thành viên với quy mô hơn 200.000 con gà, vịt, heo các loại. HTX có trụ sở hoạt động riêng và đã thành lập chi bộ với 6 đảng viên.
Một trong những mô hình chăn nuôi hiệu quả nhất hiện nay tại HTX Chăn nuôi - Dịch vụ Thanh An là nuôi gà D310 đẻ trứng hồng của nông hộ Nguyễn Văn Hà. Hiện chuồng trại của hộ anh Hà có khoảng 30.000 gà con giống và gà đẻ. Đây là mô hình còn khá mới, trứng gà chất lượng, gà được tiêm chủng đầy đủ nên không lo lắng về dịch bệnh cũng như đầu ra. Hiện giá bán bình quân 2.500 đồng/quả, sau khi trừ chi phí thu lợi khoảng 40%. Mô hình nuôi gà đẻ trứng D310 của HTX đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để được công nhận sản phẩm OCOP trong thời gian tới.
Ngoài HTX Chăn nuôi - Dịch vụ thì xã Thanh An còn có HTX dưa lưới, HTX sản xuất, chế biến điều Thanh An và 10 THT. Phó Chủ tịch UBND xã Thanh An Lê Trạc Tịch cho biết: Trong 3 HTX trên địa bàn thì 2 HTX hoạt động rất hiệu quả, liên kết nâng chất lượng sản phẩm, tìm đầu ra ổn định, nâng cao thu nhập cho thành viên. Đặc biệt, HTX sản xuất, chế biến điều Thanh An có 6 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Các HTX đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Có được kết quả đó là nhờ các HTX xóa bỏ tư duy kiểu cũ, thực hiện đổi mới và phát triển theo Luật HTX. Đây cũng là một trong những điều kiện để xã Thanh An về đích NTM trong năm 2023.
Cần đầu ra bền vững
Cùng với nhiều địa phương khác, tại xã Long Tân, huyện Phú Riềng, việc hình thành các HTX kiểu mới đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần đưa xã về đích NTM năm 2021. Hiện Long Tân có HTX cây ăn trái Long Tân với 20 thành viên và HTX sầu riêng Long Phú với 14 thành viên. 2 HTX có tổng diện tích 100 ha cây ăn trái các loại. Ngoài được tham gia tập huấn, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc vườn cây, các HTX đã liên kết sản xuất theo hướng hữu cơ tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao cung ứng cho thị trường.
Thành viên HTX cây ăn trái Long Tân (huyện Phú Riềng) sản xuất theo hướng hữu cơ tạo ra sản phẩm sạch cung ứng cho thị trường
“Tham gia HTX, tôi thấy lợi ích trước mắt là được đi tập huấn do ngành nông nghiệp tổ chức để học hỏi về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, tham quan những mô hình hay, cách làm hiệu quả. Đặc biệt là được tìm hiểu, liên kết với các thị trường trên không gian mạng để tìm đầu ra ổn định, bền vững” - chị Nguyễn Kiều Giang, thành viên HTX cây ăn trái Long Tân chia sẻ.
“Ngoài kết nối chia sẻ kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc vườn cây, thành viên HTX còn liên kết cùng nhau mua phân bón hữu cơ với giá rẻ hơn ngoài thị trường bán lẻ. Đồng thời cam kết đi theo hướng của bộ tiêu chí quốc gia, quốc tế: VietGAP, GlobalGAP trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như vệ sinh môi trường” - Giám đốc HTX cây ăn trái Long Tân Trần Thanh Thoảng khẳng định.
Toàn tỉnh Bình Phước hiện có 242 HTX hoạt động, trong đó có 210 HTX nông nghiệp. Theo đánh giá của Liên minh HTX tỉnh, HTX hoạt động đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực nông thôn gắn với mục tiêu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hoàn thành xây dựng NTM, NTM nâng cao. Đặc biệt, ngoài giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho thành viên, các HTX còn tạo việc làm cho hơn 8.500 người lao động tại địa phương. |
Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Bình Phước đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, làm thay đổi toàn diện diện mạo nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh có 80/86 xã đạt tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất. Đây là “đòn bẩy” phục vụ nhu cầu hợp tác, liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết đầu ra ổn định và giảm nghèo hiệu quả.
Tuy đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng theo phản ánh của một số lãnh đạo HTX, đầu ra sản phẩm nông nghiệp chưa thực sự bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường bán lẻ. Bởi các HTX vẫn chưa thể xây dựng nhà máy chế biến sâu và làm đầu mối, kết nối với các công ty, doanh nghiệp lớn trong, ngoài nước để xuất khẩu. “Sản phẩm từ chăn nuôi trên địa bàn xã Thanh An nói riêng, huyện Hớn Quản và thị xã Bình Long nói chung rất lớn, tuy nhiên, khu vực này hiện chưa có nhà máy chế biến sâu. Mong lãnh đạo các cấp quan tâm, kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp lớn về xây dựng nhà máy chế biến sâu tại chỗ. Từ đó, người nông dân, HTX sẽ dễ tiếp cận, vận chuyển và bán với giá cao hơn” - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Chăn nuôi - Dịch vụ Thanh An Hà Trọng Hùng mong mỏi.
(责任编辑:La liga)
- ·Muốn trao anh thứ quý giá...trước khi lấy chồng
- ·Trả 5.000 USD để Facebook lan truyền video deepfake lừa đảo đầu tư
- ·VietinBank: Hoạt động IR góp phần “cộng hưởng” giá trị cho thương hiệu
- ·An Giang: Phát thanh cơ sở giảm nghèo thông tin cho người dân
- ·Nhiều kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI
- ·U&I Logistics tham gia Triển lãm quốc tế Logistics Việt Nam
- ·Kết nối, dõi theo con mọi lúc mọi nơi với camera thông minh Imou
- ·Internet đã và đang mang lại sự phát triển cho Việt Nam
- ·Giá vàng hôm nay 24/1/2024: Vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng 12,6 triệu đồng/lượng
- ·Cơ hội doanh nghiệp ngành nhựa và cao su tiếp cận công nghệ mới
- ·Giá vàng hôm nay 3/3: Chóng mặt với vàng SJC và vàng nhẫn
- ·1C Skills Camp Hackathon Hanoi 2023
- ·Nhật Bản hợp tác FPT cung cấp dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp xanh tại Việt Nam
- ·Những bước tiến của 19 tập đoàn, tổng công ty sau 5 năm về "siêu ủy ban"
- ·Khó cưỡng sự lẳng lơ, tôi ngoại tình!
- ·Đại học Fulbright Việt Nam và HDBank ký kết cung cấp vốn đối ứng
- ·Nhiều cơ hội kinh doanh toàn cầu qua xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp
- ·Cao tốc Nha Trang
- ·Có nên hành chính hóa thu hồi đất?
- ·Lợi nhuận ngân hàng nửa đầu năm: Nơi tăng trưởng hơn 60%, chỗ giảm mạnh gần 90%