【real madrid vs osasuna】Nữ tiến sĩ mở lớp "rèn nam tính", con trai phải chọn màu xanh, kẻ caro
Nữ tiến sĩ mở lớp "rèn nam tính",ữtiếnsĩmởlớpquotrènnamtínhquotcontraiphảichọnmàuxanhkẻreal madrid vs osasuna con trai phải chọn màu xanh, kẻ caro
Lê Đăng Đạt(Dân trí) - Lớp học với tên gọi "rèn nam tính" cho con trai với những lời giới thiệu, hướng dẫn đầy rẫy định kiến giới gây bất ngờ.
Con trai phải...
Những ngày qua, trên mạng xã hội, cộng đồng các nhà giáo dục, trẻ em liên tục chia sẻ sự bức xúc về bài giới thiệu cho lớp học kỹ năng sống với tên gọi "rèn nam tính cho con trai" của một nữ tiến sĩ từng công tác tại trường đại học Sư phạm Hà Nội.
Người này nói rằng, không phải hoàn toàn 100% các bé không được rèn lớn lên sẽ lệch lạc giới tính nhưng sự chăm chút của bố mẹ có thể để lại di chứng như bé yếu đuối, sau này vấp váp thì dễ bất mãn, chán đời.
Theo tác giả, một bé trai quá nhõng nhẽo, hay khóc, hay đòi hỏi, bé trai thích mặc đồ con gái, thích chơi với bạn gái... những trường hợp hoàn toàn có thể sẽ là tiền đề cho vấn đề khó nói.
Từ đó, bài giới thiệu nhấn mạnh, cha mẹ phải ý thức rõ ràng con mình là con trai, mọi thứ phải rõ nét nam tính cùng hàng loạt hướng dẫn cho phụ huynh.
Như đồ đạc của con chỉ nên chọn màu xanh hoặc màu trầm hoặc caro; đồ đạc chọn vóc dáng đơn giản, không diêm dúa, không nơ, bèo; luôn yêu cầu con làm những công việc đòi hỏi cơ bắp; yêu cầu con che chở cho các thành viên gia đình, nhất là phái nữ...
Tiếp đó, người này còn lưu ý phụ huynh "tuyệt đối không nên cho con chơi một mình giữa một nhóm toàn em gái". Đi cùng bài viết này là nội dung giới thiệu chương trình khóa học.
Ngay lập tức, bài viết giới thiệu lớp học "rèn nam tính" này làm nổ ra nhiều ý kiến bức xúc, bất bình về những cách nhìn phiến diện, hời hợt và đầy tính áp đặt, định kiến giới.
Ở chiều ngược lại, bên cạnh thái độ lên án, bức xúc của nhiều người, cũng không ít phụ huynh bày tỏ sự ủng hộ, khen ngợi và cho biết đang rất cần những phương pháp "rèn nam tính" cho con được giới thiệu trên.
Sau khi bị phản ứng, bài viết giới thiệu trên đã được chủ nhân gỡ bỏ.
Người lớn định kiến và độc ác!?
Đọc bài giới thiệu quảng cáo cho lớp học "rèn nam tính" này, chị Đậu Lan Anh, nhà ở Gò Vấp, TPHCM nghẹn ngào nhắc đến câu chuyện chính con trai mình đã trải qua.
Từ nhỏ, bé trai đã rất thích màu sắc sặc sỡ, thích hồng, vàng, tím... và chơi rất thân thiện với các bạn gái trong lớp, trong khu phố.
Nhưng rồi cháu bị những người lớn có quan điểm, định kiến "con trai phải ra chất nam nhi" như vị chuyên gia trên bạo lực về tinh thần. Cháu rơi vào hoảng loạn, sợ hãi, thu mình khi bị cười nhạo, chê bai, phê phán...
"Tôi phải rất khó khăn mới giúp con hiểu rằng con thích màu nào là quyền của con, màu sắc con thích không ảnh hưởng, nguy hại gì đến ai hết. Con thích chơi với ai cũng vậy, miễn đó là mối quan hệ an toàn và lành mạnh", chị Lan Anh nhớ lại.
Người mẹ trải lòng, chị đã nghe nhiều về những định kiến, áp đặt giới tính độc hại nhưng chỉ ở phương diện là quan niệm cá nhân. Còn đây, không thể nào tưởng tượng nổi tư duy lệch lạc, méo mó đó lại được một người với học vị tiến sĩ đưa vào để tổ chức khóa học.
Theo chị, về việc đó, phải nói là người lớn quá ngu muội và độc ác.
Nghiên cứu sinh tâm lý Nguyễn Minh Thành chia sẻ, những lời viết trong bài "rèn nam tính" tràn ngập các định kiến giới khi nói rằng "đồ đạc của con trai phải chọn màu xanh, caro , màu trầm" hay "luôn yêu cầu con làm những công việc đòi hỏi cơ bắp" và "tuyệt đối không cho con chơi trong nhóm toàn các bạn gái..."
Những nội dung đó thực sự phản giáo dục, không những không khai phóng cho trẻ mà còn trói buộc các em vào những khuôn mẫu cổ hủ về giới, giới hạn quyền con người của trẻ và tạo ra định kiến, cảm giác tội lỗi cho những đứa trẻ.
Đọc bài viết của nữ tiến sĩ, ông Huỳnh Minh Thảo, nhà hoạt động xã hội thốt lên: "Rèn nam tính" hay là bạo lực tinh thần trẻ em?".
Đây vốn là những cách tiếp cận giáo dục phân loại, tạo nên định kiến giới mà các hệ thống giáo dục trên thế giới đang nỗ lực thay đổi, bao gồm cả Việt Nam.
Ông lập luận vặn lại vị nữ tiến sĩ: "Con trai không được mè nheo, diêm dúa, ủy mị... vậy chẳng lẽ con gái thì được? Nhìn nhận đúng đắn thì phải là rèn luyện, khuyến khích những điều tốt, giúp trẻ nhìn nhận điều gì nên/không nên làm và rút kinh nghiệm cho cuộc sống của mình".
Nhà hoạt động xã hội cũng chia sẻ, Việt Nam là quốc gia thứ 2 trên thế giới ký công ước quyền trẻ em. Đây là công ước quan trọng thể hiện việc cam kết với những hành động tôn trọng quyền trẻ em và sự phát triển toàn diện của trẻ. Sự phát triển toàn diện đó bao gồm cả quyền tự do chọn lựa trong an toàn mà không phải vì những khuôn khổ định kiến mà người lớn tự đặt ra.
Ông Huỳnh Minh Thảo nêu quan điểm, việc áp đặt, giới hạn những điều bình thường theo định khuôn lệch lạc của người lớn như kiểu con trai phải màu xanh, phải mạnh mẽ, phải bảo vệ mọi người... chính là gánh nặng trong sự phát triển của trẻ nhỏ.
Đó là một dạng bạo lực tinh thần đối với sự phát triển của một đứa trẻ thay vì tuyên ngôn trẻ được toàn quyền chọn lựa những điều bình thường vô hại đó trong cuộc đời mình.
Việc bạo lực tinh thần này kéo dài, leo thang, ông Thảo cảnh báo, chính là hệ lụy cho sự lớn lên cùng nhiều đau khổ mà một đứa trẻ có thể gặp phải, tạo nên những người lớn đầy định kiến và thù ghét thay vì tôn trọng sự đa dạng và khoan dung.
"Việc tổ chức một khóa học "rèn nam tính" như vậy thực chất không khác gì với các tuyên ngôn "chữa đồng tính" đã bị Bộ Y tế ngăn cấm. Thậm chí trầm trọng hơn, đây còn là hành vi đi ngược với những tuyên bố vì quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký kết với thế giới trong thời gian qua", nhà hoạt động xã hội Huỳnh Minh Thảo bày tỏ sự phẫn nộ.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cafe chiều
- ·Kết quả Ngoại Hạng Anh: Man City thảm bại trước Tottenham
- ·Nhận định bóng đá Việt Nam vs Daegu FC: HLV Kim Sang
- ·Tiến Linh tiếp tục ghi bàn, tuyển Việt Nam thắng trận giao hữu ở Hàn Quốc
- ·Sau 2 lần đi xuống, giá mặt hàng xăng RON95
- ·Bảng xếp hạng FIFA tháng 11/2024: Đội tuyển Việt Nam bất ngờ thăng tiến
- ·Đội hình tuyển Việt Nam đấu Daegu FC: Quang Hải đá chính, Nguyễn Filip dự bị?
- ·Lý do Indonesia gọi toàn cầu thủ vô danh, U21 dự AFF Cup 2024
- ·Mất giấy bán xe, sang tên thế nào?
- ·Đội hình tuyển Việt Nam đấu Daegu FC: Quang Hải đá chính, Nguyễn Filip dự bị?
- ·Hậu “đập đá”: chỉ là bệnh viện hoặc nhà tù
- ·Indonesia ra quyết định giống tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024
- ·Pocari Sweat Run Việt Nam 2024: Sải bước tự tin, chạm đến phiên bản tốt hơn
- ·Sao Thái Lan rớt hạng J1 League
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 08/2013
- ·Nguyễn Xuân Son đủ điều kiện đá AFF Cup, HLV Kim Sang
- ·Kết quả Cúp C2 châu Âu: Man Utd suýt thua trước đội vô danh
- ·Đánh bại Thái Lan, tuyển nữ Việt Nam vô địch Futsal Đông Nam Á
- ·Yêu nhân viên, chồng sẵn sàng bỏ vợ?
- ·Nữ bác sĩ 'ngày chữa bệnh, đêm đánh người nhập viện' gây sốt cõi mạng Trung Quốc