【thứ hạng của al feiha】Gạo Chính phủ tới với người dân nghèo vùng cao Tương Dương, Nghệ An
>>Khẩn trương đưa gạo hỗ trợ các tỉnh thiệt hại do bão
>>Những năm tháng không thể quên
>>Ngành Dự trữ: Nỗ lực đưa gạo hỗ trợ cho gần 516 nghìn học sinh nghèo
>>Gạo dự trữ quốc gia: Nối dài ước mơ tới trường của học sinh nghèo Lai Châu
Số gạo này dùng để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa tự túc được lương thực giai đoạn 2016 - 2020.
Tương Dương là huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh gần 200 km và cửa khẩu Nặm Cắn 90 km, là huyện có diện tích tự nhiên rộng nhất trong các huyện của Việt Nam với địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu và thời tiết vô cùng khắc nghiệt.
Tương Dương còn là một trong 3 huyện nghèo nằm trong Chương trình 30a (Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong) của Nghệ An với diện tích tự nhiên trên 280.740 ha, phần lớn là đồi, núi độ dốc lớn, trong đó đất lâm nghiệp chiếm gần 250.000 ha; diện tích ruộng sản xuất ổn định 2 vụ của toàn huyện chỉ khoảng 650 ha.
Gạo dự trữ tới với người dân giữ rừng Miền Tây Nghệ An |
Theo ông Lô Khăm Kha - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - huyện Tương Dương cho biết: Huyện vừa tiếp nhận hơn 1.133 tấn gạo (đợt 1 năm 2017) do Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh vận chuyển tới theo Quyết định 2345/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa tự túc được lương thực giai đoạn 2016 - 2020.
Số gạo được cấp cho 21.399 nhân khẩu thuộc 17/18 xã, thị trấn, trong đó các xã được hỗ trợ gạo nhiều gồm: Tam Quang (151 tấn), Lượng Minh (108 tấn), Yên Tĩnh (129 tấn)…
Ngay sau khi tiếp nhận số lượng gạo, UBND huyện Tương Dương đã điều động trên 10 xe vận tải loại nhỏ để đưa gạo vào trung tâm các xã. Đối với xã Hữu Khuông, huyện có kế hoạch thuê xuồng máy để vận chuyển gạo qua sông Nậm Nơn vào cho bà con.
Ông Lô Khăm Kha cho biết thêm: Tương Dương có công trình thủy điện Bản Vẽ, là công trình thuỷ điện lớn nhất khu vực Bắc Miền Trung và tỉnh Nghệ An, đây vừa là thuận lợi nhưng cũng là khó khăn cho người dân bởi người dân phải di cư nhường đất cho công trình, đất sản xuất đã ít nay lại càng thiếu, chủ yếu là đất rừng.
Vì vậy, phong trào trồng rừng gắn với phát triển kinh tế đã được phát động tại địa phương từ nhiều năm qua và đang đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tăng độ che phủ, chống xói mòn rửa trôi đất... và tăng thu nhập, gắn với xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây.
“Việc cấp gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng cho người dân Tương Dương đã giúp người dân sống và gắn bó lâu dài với nghề rừng, yên tâm sản xuất, giữ rừng, giữ đất, hạn chế tình trạng di dân tự do, chặt phá rừng làm suy thoái môi trường sinh thái.., ngày càng bảo vệ tốt hơn 120.000 ha rừng trên địa bàn”, ông Lô Khăm Kha nhấn mạnh.
PV
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thủ tướng trình Quốc hội miễn nhiệm các ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam
- ·No ấm nhờ đa canh
- ·Gieo sạ lúa trái vụ, rủi ro chực chờ
- ·Giữ "chất" con tôm sú
- ·Ứng dụng khoa học
- ·Ban Văn hóa
- ·Xe đầu kéo va chạm xe máy, 1 người tử vong
- ·Sò huyết rớt giá
- ·Luật Tài nguyên nước: Nhiều điểm mới đáng chú ý
- ·Records of war evidence handed over to families of martyrs
- ·Điều chỉnh mức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ dự án BOT Đường tỉnh 830
- ·Bảo vệ sản xuất mùa nước dâng
- ·“Chia sẻ nỗi đau” trao 141,4 triệu đồng cho chị Đỗ Thị Hiền
- ·Khởi công xây dựng 46 căn nhà đại đoàn kết
- ·11 bộ và 33 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt từ 40%
- ·Phủ xanh đất trống, tăng nguồn thu nhập
- ·Mô hình hiệu quả của cựu chiến binh
- ·Hài hoà và trách nhiệm trong liên kết sản xuất
- ·Đẩy nhanh tiến độ gieo sạ lúa vụ Đông Xuân 2024
- ·Phước Long đoạt giải nhất hội thi tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình