【lịch đấu bóng đá】Làm rõ một giảng viên thông tin không đúng về sữa trái cây
Sữa trái cây bị chụp mũ,àmrõmộtgiảngviênthôngtinkhôngđúngvềsữatráicâlịch đấu bóng đá Hiệp hội Sữa kiến nghị công an vào cuộc Cạnh tranh không lành mạnh trong ngành sữa: "Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau" Xuất hiện nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong ngành sữa |
Khuyên trẻ em không uống sữa trái cây
Hiệp hội Sữa Việt Nam vừa có Văn bản số 12/CV-HHS ngày 6/3/2024, gửi Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hà Nội, đề nghị xác minh, xử lý một giảng viên thông tin chưa đúng về sữa trái cây.
Một cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hà Nội xác nhận với phóng viên Báo Công Thương, phía sở đã nhận được văn bản trên của Hiệp hội Sữa Việt Nam.
Theo nội dung công văn, vừa qua Tiktoker có tên là L.N.A, giới thiệu là tiến sĩ, giảng viên một trường đại học thành viên, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã đăng tải trên Tiktok 2 video về sản phẩm thức uống/nước uống sữa trái cây có nội dung chưa chính xác, gây hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng tới doanh nghiệp ngành sữa Việt Nam, có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp.
Trang Tiktok của ông A. Ảnh chụp màn hình |
“Tại video có tiêu đề “Cảnh báo sữa trái cây có phải là sữa?”, ông A. đã trích dẫn bằng việc cắt ghép một số nội dung phỏng vấn của kênh truyền hình Quốc hội, rồi có những phân tích phiến diện về sữa trái cây với những kiến thức chưa được kiểm chứng. Ví dụ như khẳng định đường có trong sữa trái cây là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa ở trẻ em hay khẳng định sữa trái cây không có canxi, không có vitamin D3 mà chỉ có nước đường và hương liệu”, Hiệp hội Sữa Việt Nam dẫn chứng và khẳng định, đây là hành vi quy chụp, cố tình làm mất uy tín, phá hoại ngành sữa trái cây tại Việt Nam.
Ở video thứ 2 có tiêu đề “Nạn nhân sữa trái cây!”, Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết, ông A. đã lặp lại nội dung quy chụp chất lượng sữa trái cây và dùng phép so sánh vô lý giữa sữa trái cây với các sản phẩm sữa thuộc Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 5-1:2010/BYT).
Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, ở video này, ông A. đã có những thông tin bôi nhọ và xúc phạm uy tín cũng như đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp có sản xuất sản phẩm sữa trái cây.
“Ông A. mở đầu video bằng việc khuyên người tiêu dùng “đừng bao giờ cho con uống các loại sữa có vị cam, vị dâu”… Tiếp đến, ông A. khẳng định thành phần sữa trái cây “chả có gì trong đó cả”, rồi ông A. cho rằng “vấn đề ở đây là các công ty sản xuất, vấn đề ngày hôm nay người ta chạy theo lợi nhuận người ta quên yếu tố đạo đức… Đừng tưởng các công ty lớn có đạo đức đâu…”, Hiệp hội Sữa Việt Nam trích dẫn phát ngôn của ông A.
Hiệp hội Sữa Việt Nam cho rằng, thông tin ông A. đưa ra là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức… được quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) và Điều 8 Luật An ninh mạng 2018, về các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng.
Từ đó, Hiệp hội Sữa Việt Nam đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hà Nội chỉ đạo Thanh tra Sở xác minh và xử lý nghiêm, kịp thời, đúng quy định đối với hành vi vi phạm của ông A. và người quản trị trang Tiktok của ông A.
Để làm rõ danh tính của ông A. cũng như cơ sở khoa học để ông A. đưa ra nhận định như Hiệp hội Sữa Việt Nam dẫn chứng ở trên, trong ngày 11 và 12/3, phóng viên Báo Công Thương đã nhiều lần liên hệ làm việc, trao đổi thông tin với ông A. nhưng chưa nhận được phản hồi.
“Nguy cơ gây mất an ninh kinh tế”
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Công Thương, đây không phải lần đầu tiên Hiệp hội Sữa Việt Nam có văn bản gửi tới cơ quan quản lý nhà nước đề nghị xử lý các tổ chức, cá nhân đăng tải, chia sẻ thông tin không đúng sự thật về các sản phẩm sữa.
Trong tháng 10/2023 và tháng 2/2024, Hiệp hội Sữa Việt Nam đã có 2 văn bản gửi tới các cơ quan chức năng, trong đó có Cục An ninh kinh tế - Bộ Công an, phản ánh việc một số phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội có các bài viết về sữa trái cây có thông tin chưa chính xác.
Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp chế biến sữa Việt Nam cũng như quốc tế đã và đang sản xuất theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm có chứa sữa để phù hợp thị hiếu và sự lựa chọn của người tiêu dùng. Sản phẩm thức uống/nước uống dinh dưỡng có sử dụng sữa tươi/sữa bột hoàn nguyên và nước ép từ trái cây, đồng thời bổ sung các vi chất dinh dưỡng khác tùy theo từng thương hiệu, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và được sử dụng cho mọi đối tượng không chỉ có trẻ em.
“Ngành hàng thức uống/nước uống sữa trái cây đã có mặt trên thị trường Việt Nam hàng chục năm nay với rất nhiều sản phẩm mang thương hiệu khác nhau do doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI sản xuất, kinh doanh một cách hoàn toàn hợp pháp”, Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết.
Hiệp hội Sữa Việt Nam dẫn ví dụ như thức uống sữa trái cây TH True Juice Milk, sữa trái cây Bibabibo của Tập đoàn hương Sen, thức uống sữa trái cây nhiệt đới Lavina của Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, thức uống dinh dưỡng sữa trái cây Oggi của Vitadairy, thức uống dinh dưỡng sữa trái cây IZZI của Hanoimilk,…
“Những sản phẩm nêu trên là các thức uống có chứa sữa, nước trái cây/hương trái cây và các vi chất dinh dưỡng, đều được đặt tên gồm các thành tố “sữa” và “trái cây” bảo đảm đúng quy định của pháp luật về đặt tên sản phẩm”, Hiệp hội Sữa Việt Nam khẳng định.
Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, những sản phẩm nói trên doanh nghiệp đã tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và thường có tên gọi là thức uống/nước uống dinh dưỡng sữa trái cây, đúng theo quy định của pháp luật về đặt tên sản phẩm được quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, quy định về nhãn hàng hóa.
“Do vậy, nếu cho rằng việc đặt tên như vậy tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng là chủ quan, quy chụp cho cả một ngành hợp pháp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín các thương hiệu, có nguy cơ gây mất an ninh kinh tế, thiệt hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng”, Hiệp hội Sữa Việt Nam lo lắng.
(责任编辑:Thể thao)
- ·1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- ·Lựa chọn cổ phiếu đầu tư trong thời kỳ lạm phát
- ·Phát triển giao thông xanh tại thành phố Huế
- ·Tôi tin câu chuyện sẽ kết thúc có hậu!
- ·Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- ·Lịch ngoại hạng Anh vòng 33
- ·Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
- ·Liên kết để phát triển
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Ấn định thuế 5% đối với mặt hàng Clanker xuất khẩu
- ·Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- ·Tạo lập không gian đô thị hợp lý để phát huy tiềm năng, thế mạnh
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 16/4: Man City thắng nhẹ nhàng
- ·Học sinh tiếp tục nghỉ học do mưa lũ
- ·Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
- ·Messi ra hạn chót cho Barca, chừa đường quay xe PSG
- ·Tin bóng đá 20/4: MU mua Maignan, Arsenal ký Asensio
- ·Xem trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Lào
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·MU đấu Brighton, bán kết FA Cup: Mitoma ra mắt Erik ten Hag