【trận đấu đức】Tác động của cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh tới thị trường năng lượng
Trong bối cảnh sự gia tăng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ khiến nguồn cung dầu toàn cầu trở nên dư thừa,ácđộngcủacuộckhủnghoảngVùngVịnhtớithịtrườngnănglượtrận đấu đức quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao của Saudi Arabia và các đồng minh với Qatar hồi đầu tháng 6 này có lẽ chỉ gây ra một sự tăng giá nhẹ. Theo ông M.R. Raghu, Phó giám đốc Điều hành Trung tâm Tài chính Kuwait, với thực tế nguồn cung dầu mỏ trên thị trường toàn cầu hiện dư thừa, rất ít khả năng những xung đột tại vùng Vịnh có thể gây ra một sự tăng giá mạnh đột ngột trong ngắn hoặc trung hạn.
Mặc dù sản lượng khoảng 600.000 thùng dầu/ngày của Qatar chỉ chiếm chưa đến 1% tổng sản lượng dầu thô toàn thế giới, song Qatar vẫn là một nhân tố quan trọng trong thị trường khí hóa lỏng tự nhiên (LNG). Tiểu vương quốc này hiện là nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới (chiếm 1/3 nguồn cung toàn cầu), chủ yếu là sang châu Á và châu Âu. Hãng Cố vấn Kinh tế Oxford cho biết xuất khẩu dầu và khí đốt của Qatar sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể bởi các tuyến đường biển chính của nước này (bao gồm tuyến đường đi qua vùng biển Oman và Iran) sẽ vẫn được khai thông. Tuy nhiên, theo chuyên gia Jean-Francois Seznec thuộc Trung tâm Năng lượng Toàn cầu của Hội đồng Đại Tây Dương có trụ sở tại Mỹ, sự trung chuyển qua vùng biển Iran có thể khiến chi phí tăng cao trong trường hợp căng thẳng tiếp tục kéo dài, khi tiền bảo hiểm sẽ bắt đầu gia tăng nhanh chóng và Qatar sẽ là bên phải chi trả cho sự gia tăng đó.
Trong tổng số 80 triệu tấn LNG mà Qatar xuất khẩu, hầu hết được vận chuyển bằng các tàu chở dầu đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ và một số nước châu Âu. Chẳng hạn, 1/3 lượng khí đốt mà Anh nhập khẩu đến từ Qatar, và trong số các khách hàng khác ở châu Âu còn có Tây Ban Nha và Ba Lan. Những hạn chế về đường không, đường biển và đường bộ mà Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab, Bahrain và Ai Cập áp đặt đến nay vẫn chưa thể tác động đến tuyến vận chuyển hàng hải mà các tàu chở LNG của Qatar sử dụng, bởi họ có thể đi qua Eo biển Hormuz. Ngoài ra, bất cứ sự gián đoạn nào trong khâu xuất khẩu LNG của Qatar đều có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) quan ngại do phải phụ thuộc nhiều hơn vào việc nhập khẩu khí đốt từ Nga, một vấn đề khiến nhiều chính phủ các nước EU hết sức hoang mang xét trên khía cạnh chính trị.
Qatar hiện cung cấp hơn 40 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày thông qua một đường ống dẫn tới Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), chủ yếu để phục vụ việc phát điện. Ngoài ra, một phần nhỏ của nguồn cung xuất khẩu khí đốt cũng dẫn tới Oman. Như vậy, bất cứ sự gián đoạn nào trong việc cung cấp khi đốt của Qatar cũng đều sẽ gây tổn hại cho một số nước. Giới phân tích khẳng định sự leo thang nghiêm trọng trong những căng thẳng ở vùng Vịnh hay một cuộc đối đầu quân sự - dù vẫn được cho là ít khả năng xảy ra - sẽ gây ra một sự tăng vọt giá năng lượng, có thể lên tới lên tới 150 USD/thùng dầu từ mức dưới 50 USD hiện nay.
Khi cuộc khủng hoảng này leo thang thì “các tuyến đường biển bị phong tỏa và chi phí chuyển tàu chở khí đốt sẽ gia tăng”. Từ đó, nhiều nước nhập khẩu quan trọng của Qatar như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ có thể đối mặt với sự thiếu nguồn cung, gây ra sự tranh giành các nguồn cung thay thế trong dài hạn.
Trong trường hợp cuộc xung đột này phải phá vỡ các nguồn cung khí đốt và dầu từ hầu hết các nước Vùng Vịnh, kể cả Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, giá dầu hoàn toàn có thể tăng lên gấp 3 lần. Sáu nước thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) - gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và UAE - hiện chiếm 1/5 sản lượng xuất khẩu dầu thô toàn cầu, tức là khoảng 13 triệu thùng/ngày. Đối với 6 nước này, nguồn thu từ việc xuất khẩu năng lượng chiếm khoảng 80% thu nhập công.
(责任编辑:World Cup)
- ·Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- ·Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thăm và làm việc tại Cà Mau
- ·Chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo
- ·Sôi nổi hội thao truyền thống các cơ quan báo chí Nam sông Hậu
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Khai mạc Ngày hội Hoa Phượng Đỏ TP Cần Thơ năm 2017
- ·Ðánh giá, xác định quy luật để chống xói lở
- ·Sống chung với biến đổi khí hậu
- ·Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- ·Trao 3 căn nhà đại đoàn kết cho người dân khó khăn
- ·Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'
- ·Tự hào được cống hiến sức trẻ
- ·Hơn 500 triệu đồng hỗ trợ người dân trong Chương trình “Nghĩa tình biên giới”
- ·Việt Nam and Saudi Arabia to promote ties
- ·Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
- ·Trò phải ra trò
- ·Chủ động phòng cháy, chữa cháy dịp Tết
- ·Bao giờ tuyển sinh trường nghề khởi sắc
- ·Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- ·Cô trò nghèo viết chữ đẹp