【nữ anh vs】Khổ như nhân viên thu tiền điện, nước, phí vệ sinh
Không nguy hiểm như thợ điện,ổnhưnhnvinthutiềnđiệnnướcphvệnữ anh vs không vất vả nhiều như công nhân đi thu gom rác... nhưng những khó khăn, nặng nề mà nhân viên thu ngân tiền điện, nước, phí vệ sinh phải chịu ít ai biết được.
Ông Liêm gửi giấy báo thu tiền điện cho khách hàng.
Năn nỉ “thượng đế”… đóng tiền
Giữa trưa nắng, lúc mọi người nghỉ ngơi sau những giờ làm việc, là đến lúc ông Nguyễn Hiếu Liêm, nhân viên thu ngân của Điện lực thành phố Vị Thanh làm nhiệm vụ của mình, đến từng hộ dân để thu tiền điện. Khi đưa tờ phiếu thu tiền điện cho khách hàng, đáp lại nụ cười thân thiện của ông là ánh mắt kém vui, cùng những lời nói có phần nặng nề của những khách hàng khó tính: “Trưa chờ, trưa trật không để ai nghỉ ngơi”, “Sao tháng này nhiều dữ vậy”… đây là những lời mà ông Liêm và đồng nghiệp thường nghe. Nói về nghề này, ông Liêm bộc bạch: “Nghề thu tiền điện cũng như làm dâu trăm họ. Đến kỳ thu tiền điện là cứ chạy xồng xộc ngoài đường, ngược xuôi cả ngày mới có thể thu đủ tiền điện của hộ dân, nhưng đâu phải tháng nào cũng may mắn vậy”.
Nghề này có nhiều chuyện vui, buồn lắm, ông Liêm nhớ có lần đi thu tiền điện của một gia đình ở vùng quê: “Lần đầu, tôi đến gia đình nói không có tiền hẹn ngày khác, lần thứ hai tôi đến gia đình vẫn chưa có tiền, thế là tôi đành thất vọng quay về, đến lần thứ ba chị chủ nhà nói: “Tôi có thiếu tiền gì ông đâu mà đến đòi hoài vậy”, nói rồi chị đóng cửa cái rầm, nhìn cảnh tượng ấy tôi vừa buồn lại tức cười, nhưng mình lúc nào cũng phải nhẹ nhàng, kiềm chế, không phản ứng thái quá được”.
Hiện nay, nhiều khách hàng là cán bộ, công chức, người lao động thường đi làm hết 7 ngày trong tuần, trưa không về nhà, lúc về đã tối muộn, nên nhân viên thu ngân gặp rất nhiều khó khăn, đi gõ cửa từng nhà cũng không thể thu được. Để đảm bảo thu đủ, nhân viên thu ngân ngành điện lực không thể tránh khỏi việc đi thu ngoài giờ. Thế nhưng, vào thời điểm ấy là giờ họ nghỉ ngơi, lo chuyện cơm nước… bởi vậy, những lần đến thu tiền các thu ngân viên không ít lần phải nghe những lời trách móc, những ánh mắt không vui từ họ. “Mới vào nghề, ai cũng thấy sốc, nhưng nghe riết rồi quen. Ánh mắt không vui cùng những câu trách móc, phàn nàn, chúng tôi gặp thường xuyên. Với những trường hợp như vậy, chúng tôi phải lựa lời khuyên để mọi người cảm thông, chia sẻ với công việc của chúng tôi, bởi nếu không đến vào giờ đó làm sao gặp được mọi người để thu tiền, nếu cuối tháng không đủ tiền, nhân viên thu ngân chúng tôi biết phải tính sao”.
Do yêu cầu công việc nên dù vào buổi trưa, chiều tối hay những ngày mưa, bão họ vẫn phải lặn lội đến từng nhà thu tiền, để kịp hạn nộp. Khó khăn vất vả mọi người cũng không ngại, chuyện mọi người lo sợ nhất là chuyện mất tiền, thất thoát hóa đơn. Nguy hiểm hơn nữa là khả năng xảy ra cướp giật vào những lúc nhập nhoạng tối. Kể về nghề của mình, ông Liêm cho biết: “Nghề nào cũng có vất vả riêng, nghề thu ngân điện lực cũng không ngoại lệ. Ngoài những người đi làm phải thu ngoài giờ, một số hộ nông dân chúng tôi cũng phải đến lần hai, lần ba, thậm chí có thông báo cắt tiền điện mới chịu đóng. Tuy nhiên, có gia đình vừa thấy ông đến đã đon đả chào hỏi, vội lấy tiền ra đưa, họ còn vui vẻ nói “tôi đợi chú mấy ngày rồi đó”…
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Be, Giám đốc Chi nhánh Thoát nước - Công trình đô thị thành phố Vị Thanh, bày tỏ: “Với những hộ không chịu đóng tiền, các nhân viên chúng tôi chỉ còn cách năn nỉ, thuyết phục, bởi công ty không có biện pháp chế tài nào nên rất khó xử lý. Do đó, rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức của người dân”.
Làm đúng, vẫn bị… ghét
Giống như nhân viên thu tiền điện, nước, đi thu phí vệ sinh cũng gặp khó khăn không kém. Phí vệ sinh với những hộ dân sinh hoạt bình thường, không kinh doanh chỉ dao động từ 11.000-16.500 đồng/tháng, nhưng việc thu tiền lắm gian nan. Ông Huỳnh Quốc Vĩnh, Giám đốc Chi nhánh Thoát nước - Công trình đô thị huyện Vị Thủy, cho biết: “Anh em công nhân đi thu gom rác rất vất vả, nhưng nhiều hộ dân lại thiếu ý thức, không chịu đóng tiền phí vệ sinh”.
Là nhân viên thu phí vệ sinh của Chi nhánh thoát nước - công trình đô thị huyện Vị Thủy, phụ trách thu phí ở các địa bàn như thị trấn Nàng Mau, xã Vị Đông, xã Vĩnh Tường, xã Vĩnh Trung, xã Vĩnh Thuận Tây, các trường học, cơ quan Nhà nước trên địa bàn, chị Trần Thị Mỹ Diệu chia sẻ: “Theo quy định, hộ dân chỉ phải đóng 16.500 đồng/tháng tiền phí vệ sinh, nhưng có trường hợp tôi thu đến 3, 4 lần mới được. Đóng xong người ta lại cằn nhằn đủ thứ, thậm chí có người vừa thấy mình đến, liền vội đóng cửa lại, những lúc ấy tôi thấy buồn lắm. Mình chẳng làm gì sai, vẫn bị ghét”.
Với số tiền 16.500 đồng/tháng, tính ra mỗi ngày gia đình chỉ đóng 550 đồng, nhưng không hề dễ dàng chút nào khi thu được số tiền này, “nếu tuyến đường có khoảng 100 hộ, thu được 70 hộ trong lần đầu đã tốt lắm rồi, còn những hộ còn lại mình phải đến vài lần mới có thể thu được”, chị Diệu cho biết thêm.
Nhiều nhân viên chia sẻ, không ít người dân còn phớt lờ trách nhiệm và nghĩa vụ đóng tiền lẽ ra mình phải đóng. Lại có những hộ dân viện lý do gia đình tự xử lý nên không chịu đóng tiền. Đáng buồn hơn, có người lại nói thẳng rằng đó là trách nhiệm của “mấy người quét rác”, nên cũng không chịu đóng tiền…
Mỗi người mỗi việc, mỗi nghề có những vất vả riêng, cả trăm nhân viên thu tiền điện, nước, phí vệ sinh là cả trăm những câu chuyện vui buồn với nghề và hầu như ai cũng khổ vì nhiều “thượng đế”… kỳ cục.
Đa dạng hình thức thu để chiều “thượng đế” Ông Nguyễn Tấn Đức, Trưởng phòng Kinh doanh Điện lực thành phố Vị Thanh, cho biết: “Điện lực thành phố quản lý trên 30.000 khách hàng với doanh thu hàng tháng trên 16 tỉ đồng. Điện lực cho 22 nhân viên bán lẻ điện năng và 4 nhân viên điện lực thực hiện công tác thu tiền. Để tạo thuận lợi cho người dân trong việc đóng tiền điện hàng tháng. Điện lực thành phố Vị Thanh sẽ đa dạng hóa các hình thức thanh toán, như thanh toán qua ngân hàng đối với người dân hoặc đơn vị trung gian đối với các cơ quan Nhà nước. Người dân chỉ cần mang theo thông báo thu tiền điện hoặc tin nhắn của Điện lực thành phố Vị Thanh đến ngân hàng có mở tài khoản hoặc quầy giao dịch điện lực để đóng tiền. Với cách làm này vừa tạo sự tiện lợi, thoải mái cho khách hàng, đồng thời giảm số nhân viên điện lực thực thu lưu động. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
(责任编辑:La liga)
- ·VNPT Long An tham gia triển lãm giới thiệu giải pháp, sản phẩm chuyển đổi số
- ·Khánh Hòa quy hoạch huyện Cam Lâm thành đô thị sân bay
- ·Đề xuất tài trợ lập phân khu 335 ha ở Lâm Đồng bị “lắc đầu”
- ·Huyện Bắc Tân Uyên: Xử lý nhiều trường hợp vi phạm phòng, chống dịch
- ·Mông bị nổi mụn
- ·Kiến tạo không gian sống vượt chuẩn bên biển Mỹ Khê
- ·Biệt thự Thảo Viên Villas: Món hời sinh lời khủng
- ·Giải mã sức hút của STC Long Thành
- ·84 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
- ·Khen thưởng 2 cá nhân bắt giữ đối tượng trốn khỏi khu cách ly
- ·Đề xuất xây dựng tiêu chí hiến mô tạng từ người chết tim
- ·Làm việc với các đối tượng kích động kêu gọi người dân về quê
- ·Hà Nội chính thức công bố đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống
- ·Bình Định tái thiết chung cư “cổ” thành dự án “chuẩn sang”
- ·Ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu
- ·Lộ diện siêu phẩm nhà phố 2 mặt tiền đón sóng đầu tư bất động sản Tây Nam Bộ
- ·Hành trình “Hoa hướng dương
- ·TX.Bến Cát: Phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến người dân
- ·Thanh Thiên Phú
- ·Phòng bệnh Covid