【lịch bd anh】Tái cho vay ngoại tệ: Doanh nghiệp cần tính chuyện lâu dài
Gỡ khó
Chia sẻ về những khó khăn của DN từ khi bị dừng vay ngoại tệ, ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Công ty TNHH Trung Vân (DN chuyên sản xuất, XK thiết bị cơ khí) cho biết, nhiều nguyên liệu, thiết bị sản xuất phải mua lại hoặc NK qua trung gian nên phía đối tác đòi hỏi thanh toán bằng USD. Vì thế, dù đã có sự chuẩn bị trước nhưng Công ty vẫn không đủ ngoại tệ để trả cho khách hàng. Hiện DN phải vay VND với mức lãi suất từ 8-10%/năm, sau đó lại phải đổi từ VND sang USD, trong khi, vay USD chỉ có lãi suất khoảng 4%/năm. Do đó, chi phí đang bị đội lên gấp 2 lần.
Cũng với khó khăn tương tự, lãnh đạo một DN sản xuất, gia công dệt may cho hay, với chi phí tăng cao lên gấp 2-3 lần như vậy, không chỉ DN phải gồng mình chịu đựng mà chi phí này sẽ bị tính vào giá thành sản phẩm, giá gia công. Nếu về lâu dài, DN sẽ mất đi sức cạnh tranh hàng giá rẻ, đặc biệt là mất đi sức cạnh tranh với các DN có vốn đầu tư nước ngoài FDI khi họ đã có sẵn nguồn vốn ngoại tệ.
Trước đó, ngay từ khi NHNN ban hành Thông tư 24/2015/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú vào cuối năm 2015, nhiều DN và hiệp hội đã lên tiếng kêu khó về quy định này. Tiêu biểu như Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) với những lý do như, nhiều nước XK cạnh tranh với Việt Nam đã phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy XK, giảm giá hàng XK. Hơn nữa, việc chênh lệch đáng kể lãi suất giữa ngoại tệ và tiền đồng, tỷ giá biến động sẽ càng đẩy giá thành sản phẩm XK của DN Việt Nam lên cao hơn, làm giảm sức cạnh tranh…
Nhìn chung, đây là những khó khăn phổ biến của các DN cần ngoại tệ để sản xuất trong nước khi cơ chế này bị dừng lại. Vì thế, trong văn bản công bố việc mở lại hoạt động vay ngoại tệ, NHNN đã nêu nguyên nhân là do bối cảnh kinh tế - xã hội còn khó khăn, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thiên tai - hạn hán… nên việc mở lại tín dụng ngoại tệ sẽ giúp hỗ trợ, gỡ khó cho DN về vốn.
Tăng thu từ XK
Mặc dù có tác động tích cực đến DN, nhưng quy định này lại chỉ có hiệu lực đến ngày 31-12-2016. Nên điều này đặt ra câu hỏi, sau 6 tháng này, DN sẽ lại tiếp tục “kêu ca” để NHNN mở lại hay sẽ có những động thái tự chuẩn bị để ứng phó, tránh những khó khăn như trên.
Theo chuyên gia tài chính ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc “cởi trói” quy định cho vay ngoại tệ đối với DN XK là một động thái tốt của NHNN nhằm hỗ trợ hoạt động XNK của DN trong bối cảnh hiện nay. Hơn nữa, việc quy định này chỉ được thực hiện đến cuối năm cũng là hợp lý, bởi cho phép vay vốn bằng ngoại hối sẽ làm tăng nhu cầu ngoại hối, gây ảnh hưởng đến chính sách tỷ giá, đặc biệt, ảnh hưởng đến chủ trương chống “đô la hóa” của NHNN.
Chính vì thế, trong thời gian tới, DN cần phải có biện pháp để giải quyết những khó khăn khi thiếu nguồn vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ. Ông Nguyễn Quang Trung cho hay, DN sẽ tích cực đẩy mạnh XK hơn để tăng nguồn thu ngoại tệ. Có được nguồn thu này, DN sẽ không phải lo vấn đề vay vốn bằng USD để chi trả nữa. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, ông Trung đặt nhiều kỳ vọng hơn vào khả năng hạ hơn nữa lãi suất cho vay bằng VND, để DN có thể vay vốn bằng VND rồi đổi sang USD mà không phải chịu chênh lệch chi phí quá cao.
Ở một góc nhìn khác, việc khó khăn khi dừng vay vốn bằng ngoại tệ cũng chỉ dừng lại ở một bộ phận DN. Bởi một DN đã thừa nhận, việc vay vốn bằng ngoại tệ của DN chỉ là để tận dụng cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất thấp, khi lãi suất vay vốn bằng VND vẫn ở mức cao. Thậm chí, ngay khi việc cho vay bằng ngoại tệ chấm dứt theo Thông tư của NHNN, nhiều ngân hàng thương mại đã có những “chiêu” lách luật để hợp pháp hóa việc vay vốn bằng ngoại tệ cho DN.
Hơn nữa, với chính sách này, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, mỗi năm nền kinh tế lại có những khó khăn riêng nên khó có thể kỳ vọng năm 2017, nền kinh tế sẽ được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, thị trường ngoại hối phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả tình hình trong nước và thế giới. Vì thế, NHNN cần “liệu cơm gắp mắm”, cần có những chính sách linh hoạt để hỗ trợ DN nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu chung của chính sách tiền tệ.
Có thể thấy, việc điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua của NHNN đã có sự linh hoạt, kịp thời hỗ trợ DN theo đúng chủ trương và chính sách của Chính phủ về hỗ trợ DN, nâng cao năng lực cạnh trạnh. Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu lâu dài, bên cạnh sự điều hành của Nhà nước, các DN cần nâng cao năng lực nội địa hóa, tăng khả năng XK và các ngân hàng thương mại cần linh hoạt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn bằng VND của DN.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- ·Căn hộ Diamond Blue giá từ 1,3 tỷ đồng
- ·Tương lai Dự án Hà Nội Times Tower vẫn mờ mịt
- ·Bộ Y tế công bố đã ghi nhận thêm 6 ca mắc mới bệnh COVID
- ·Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- ·Thăng Long Garden tự tăng thêm 120 căn hộ?
- ·Ra mắt The Landmark
- ·Soi lại dự án mở bán tháng Ngâu
- ·Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- ·Dự án ngồi trùm mền vẫn thét giá cao
- ·Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế
- ·Bệnh nhân số 22 và 23 ở Đà Nẵng đã có kết quả âm tính với SARS
- ·Số ca tử vong do COVID
- ·Thanh Yến mở bán khu Lucky Land dự án Five Star Eco City
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- ·Doanh nghiệp sản xuất thiết bị, vật tư y tế chung tay phòng chống dịch bệnh
- ·Tàu đắm Usilk City bắt đầu chạy
- ·Kiên Giang: Ngạc nhiên trả 138 triệu, nhận nhà gần 70m2
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Cận cảnh lễ mở bán Dự án Vinhomes Central Park