【link trực tiếp mu】Có căn cứ để thực hiện thu thuế tài sản số
Ngành Thuế triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thu để thực hiện “mục tiêu kép” Đổi mới quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính để thực hiện chuyển đổi số Hoàn thiện cơ sở dữ liệu lớn để quản lý tuân thủ thuế hiệu quả |
Bộ Tài chính sẽ triển khai thực hiện chính sách về thuế đối với tài sản số khi tài sản này được pháp luật thừa nhận. |
Sẽ có dòng thuế mới từ tài sản số
Tại Toạ đàm "Chính sách thuế - tài sản số và trách nhiệm của doanh nghiệp" vừa được tổ chức, thông tin về số liệu tài sản số tại Việt Nam, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho biết, theo báo cáo của tổ chức Chainalysis chuyên về phân tích thị trường cho thấy, năm 2022, dòng tài sản số hay còn gọi là tài sản mã hóa vào thị trường Việt Nam khoảng 100 tỷ USD. Con số này tăng trưởng đến năm 2023 là 120 tỷ USD. Theo ông Trung, rất nhiều quốc gia trong khu vực ban hành luật lệ, chính sách thúc đẩy tạo ra hành lang pháp lý để dòng tài sản này đóng góp vào nền kinh tế, mang giá trị tích cực.
“Về phía Bộ Tài chính, trường hợp dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số được Quốc hội thông qua, trong đó chúng ta đã đưa ra được định nghĩa về tài sản số cũng như các nội dung có liên quan, trong phạm vi và chức năng của mình, Bộ Tài chính sẽ triển khai thực hiện các vấn đề liên quan, bao gồm cả hoàn thiện chính sách về thuế”, ông Trương Bá Tuấn cho biết. |
Theo Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn, trên thực tế đã có rất nhiều giao dịch liên quan tới tài sản số, nếu chúng ta chưa có khung khổ pháp lý thì các giao dịch này trở nên rủi ro, mong manh và những đối tượng liên quan không được bảo vệ. Chính vì vậy, nhu cầu có khung khổ pháp lý cho tài sản số, cho các giao dịch liên quan tới tài sản số là điều Việt Nam cần cân nhắc và nhanh chóng thúc đẩy.
Chia sẻ thêm thông tin về tổng quan chính sách thuế đối với loại tài sản này ở các nước trên thế giới, ông Phan Đức Trung cho biết, Hội đồng Đại Tây Dương chia khung pháp lý về tài sản số thành 4 tiêu chuẩn đánh giá của từng quốc gia gồm: chính sách thuế; tiêu chuẩn về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố; chính sách bảo vệ người tiêu dùng; chính sách cấp phép. Việt Nam hiện không có cả 4 mục này. “Chúng tôi mong muốn Bộ Tài chính xây dựng chính sách theo hướng làm thế nào bảo vệ được nguồn thu, hoặc tương lai tài sản số là một dòng thu thuế. Ở góc nhìn về vấn đề thuế, sẽ có một dòng thuế mới xuất hiện trong tương lai, đây là một điều đáng mừng và hy vọng Luật Công nghiệp công nghệ số là nền tảng để chia sẻ giá trị tài sản này với các luật khác đã tồn tại”, ông Trung nói.
Liên quan đến vấn đề này, ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết, tuy Việt Nam hiện không có khung pháp lý liên quan đến tài sản số nhưng các giao dịch về tài sản số vẫn diễn ra thông qua sàn giao dịch nước ngoài và thông qua các cá nhân, vì vậy, cần thiết phải có khung pháp lý liên quan đến tài sản số. Trong đó, ông Trương Bá Tuấn nhấn mạnh, phải xác định và làm rõ được định nghĩa tài sản số là gì, vị trí pháp lý của tài sản số và những đặc trưng, đặc tính của tài sản số, có như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan mới có các biện pháp, chính sách để hình thành khung pháp lý đồng bộ, trong đó có chính sách thuế.
Cần thống nhất khái niệm, phân loại đúng bản chất, đặc trưng của tài sản số
Theo ông Trương Bá Tuấn, trong trường hợp tài sản số được đưa vào Luật Công nghiệp công nghệ số, hay nói cách khác chúng ta thừa nhận tài sản số như một loại tài sản, thì chúng ta hoàn toàn có căn cứ để thực hiện thu thuế dựa trên pháp luật thuế của chúng ta. “Về phía Bộ Tài chính, trường hợp dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số được Quốc hội thông qua, trong đó chúng ta đã đưa ra được định nghĩa về tài sản số cũng như các nội dung có liên quan, trong phạm vi và chức năng của mình, Bộ Tài chính sẽ triển khai thực hiện các vấn đề liên quan, bao gồm cả hoàn thiện chính sách về thuế”, ông Trương Bá Tuấn cho biết.
Nhấn mạnh vấn đề phát sinh khi tài sản số được đưa vào giao dịch là việc mặc dù có giao dịch, có thu nhập từ giao dịch tài sản số nhưng Nhà nước lại không thu được thuế, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, đã đến lúc chúng ta phải tính chuyện đánh thuế. Đây là nhu cầu rất chính đáng từ thực tiễn. Tuy nhiên, một khó khăn lớn không chỉ ở Việt Nam mà các nước cũng đang phải đối mặt là phải định nghĩa chính xác rõ ràng về tài sản số. Theo quan sát kinh nghiệm các nước, các quốc gia có các cách tiếp cận về tài sản số rất đa dạng và khác nhau. Có nước xem đây như một loại chứng khoán, có nước xem đây là một loại tài sản đặc biệt, có nước xem là một tài sản hỗn hợp.
Về vấn đề này, ông Trương Bá Tuấn cho rằng, tài sản số có rất nhiều loại hình mà chúng ta cần định nghĩa rõ ràng. Hiện nay, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số mới nhất của Bộ Thông tin và truyền thông không dùng khái niệm "tài sản số" mà chuyển sang dùng khái niệm "tài sản mã hóa", do đó, cần phải thống nhất khái niệm để phân loại đúng bản chất, đặc trưng của từng loại hình, bởi vì mỗi tài sản số có thể phục vụ cho mục tiêu khác nhau. Có như vậy, cơ quan quản lý nhà nước mới có điều kiện, căn cứ để xây dựng, tổ chức và thực thi chính sách phục vụ cho việc quản lý nhà nước, trong đó có việc thực hiện thu thuế.
Về vấn đề này, cũng có ý kiến cho rằng, trước hết cần ghi nhận loại hình tài sản số, còn sau đó, việc định hình, phân loại loại hình tài sản này phải từng bước một. Trước mắt, Luật có thể quy định chung một khái niệm, sau đó việc phân loại sẽ bằng những văn bản dưới Luật như nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc bằng nhiều hình thức văn bản tương đối nhanh, linh hoạt để dễ điều chỉnh.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- ·Hà Nội: Quận huyện được mời thầu chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất
- ·Công bố chỉ giới đường đỏ Vành đai 4 đi qua ba huyện ngoại thành Hà Nội
- ·Định vị giá trị thương mại Khu đô thị Ân Phú
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Tiết lộ chuẩn sống fine
- ·Chào đón những chủ nhân tương lai của KVG Mozzadiso
- ·Mang xe ba gác đi trộm cây kiểng
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Động lực nào giúp Hùng Thắng trở thành trung tâm mới phía Tây Hạ Long?
- ·Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- ·“Sóng” bất động sản liên tục đổ về phía Đông Hà Nội nhờ hạ tầng hoàn thiện
- ·Quyền năng riêng của bất động sản có giá trị cao
- ·Quyết liệt kiềm chế ùn tắc giao thông cao điểm cuối năm
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·KDI Holdings mở ra không gian ẩm thực Tây Ban Nha chuẩn 5 sao ngay tại Nha Trang
- ·Quảng Ngãi: Dự án 70 tỷ liên tục “lỡ hẹn”
- ·Imperia Grand Plaza Đức Hoà bùng nổ chính sách lãi kép “mua 1 lãi 2”
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Nỗ lực để người dân vui xuân trong an lành