【kqbd freiburg】Tấm lòng với dân
Nhiều người bảo tấm lòng của lãnh đạo tỉnh đối với dân như bát nước đầy,ấmlngvớkqbd freiburg bởi trong một năm, đã làm biết bao nhiêu chuyện vì dân, và cuối năm lại đến thăm, ăn tết với gia đình chính sách, người nghèo để ai ai cũng có tết...
Có mặt tại buổi trao quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy, ông Phạm Văn Phát, ở khu vực 3, bày tỏ: “Cái câu “Uống nước nhớ nguồn” đã được lãnh đạo tỉnh thực hiện đúng lắm. Tôi biết ngày trước nhiều cán bộ mới dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng ở Thủ đô Hà Nội, vậy mà chỉ sau 1 ngày đã có mặt ở địa phương để trao quà, cái tâm như vậy thì nhân dân kính nể lắm”.
Khi tết đến, xuân về, nhiều gia đình chính sách, hộ nghèo lại có thêm niềm vui khi được lãnh đạo tỉnh cùng ăn tết sớm.
Ở mỗi nơi lãnh đạo tỉnh đến thăm, người dân đều háo hức. Họ đến đây không chỉ vì được nhận quà, mà còn được nghe lãnh đạo tỉnh phát biểu, xem cách thể hiện của lãnh đạo tỉnh quan tâm với nhân dân như thế nào. Mỗi phần quà, mỗi câu thăm hỏi, mỗi cái bắt tay càng làm cho sự gắn kết, gần gũi giữa lãnh đạo với dân.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh chia sẻ: “Với tôi, những hoạt động nào mà vì dân thì không cần khoa trương, bản thân những hoạt động đó chỉ có ý nghĩa bằng sự chân thành, chân tình, tận tâm và sẵn lòng chia sẻ”.
“Sẵn sàng chia sẻ” cũng chính là câu nói được Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh nhiều lần trong các lần gặp gỡ hộ nghèo của tỉnh. Hơn 12 năm thành lập tỉnh, có thể sự chăm lo cho gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo có mặt nào đó chưa được toàn diện, nhưng đó là vấn đề luôn được tỉnh quan tâm ưu tiên hàng đầu. “Đó đã là truyền thống của Hậu Giang rồi. Những vị lãnh đạo trước rất quan tâm dân, tận tình với dân, còn với tôi và chắc chắn là những cán bộ kế nhiệm cũng vậy. Lo cho dân chính là làm nên cái sự yên ấm, yên dân cho tỉnh; dân sung túc, được chăm lo tốt thì tỉnh nhà mới thật sự phát triển”, Bí thư Tỉnh ủy, nhấn mạnh.
Tại các lần phát biểu trước dân, ông Trần Công Chánh đều cúi đầu chào rất chân thành. Đó cũng là biểu hiện của việc trọng dân. Có lần, ông Trần Công Chánh nói: “Qua bao đời cha ông ta, lịch sử đã chứng minh, dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Vì dân cũng là vì sự phát triển, đi lên của tỉnh”.
Hình ảnh người đứng đầu tỉnh đến từng buồng bệnh, đứng nói chuyện và nghe cả những lời nói không thành tiếng của những bệnh nhân tâm thần tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh khiến nhiều người thấy ấm lòng.
- Khỏe không chú ? - một bệnh nhân hỏi.
- Chú khỏe, các con và mọi người ăn cơm có ngon không? Bí thư Tỉnh ủy hỏi.
- Dạ ngon, cảm ơn chú !
Sự tận tâm với dân bắt đầu từ những chuyện nhỏ như vậy.
Ông Trần Công Chánh đã đến thăm từng phòng bệnh, vì với ông, chỉ đi thực tế như vậy mới thấy hết cái khó từ cơ sở. Gần dân, sát dân, tận tâm với dân cũng là phương châm chỉ đạo từ khi ông còn là Chủ tịch UBND tỉnh. Một phần quà, một cái bắt tay có thể nhỏ, nhẹ nhàng, nhưng đó chính là sự quan tâm sâu sắc, sự gần gũi mà nhân dân cần nhất, muốn nhất ở lãnh đạo tỉnh.
Trong Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nêu rõ: “Một trong những chủ trương lớn, nổi bật trong nhiệm kỳ qua là việc vận động các nguồn lực xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống, từ đó tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 2-3%, toàn tỉnh hiện có 6,9% hộ nghèo và 5,68% hộ cận nghèo. Các chính sách liên quan đến người có công với nước, đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc được quan tâm thực hiện tốt…”.
Còn nhớ tại lần thông qua dự thảo văn kiện và phương án nhân sự của Đảng bộ tỉnh Hậu Giang với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương Hà Thị Khiết đã đánh giá rất cao sự nỗ lực của tỉnh Hậu Giang trong việc vận động sự hỗ trợ từ nhiều nguồn để chăm lo an sinh, phúc lợi xã hội cho tỉnh. “Điều kiện khó khăn nhưng các đồng chí đã vận động được nhiều kinh phí như thế để lo cho dân là rất tốt. Hậu Giang có nhiều cách làm rất thiết thực để lo cho dân. An dân chính là nền tảng cho mọi sự phát triển…”, bà Khiết nhấn mạnh.
Có thể nói, sự phát triển của tỉnh Hậu Giang những năm qua bắt nguồn từ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu luôn nhớ đến dân, biết lắng nghe dân, hiểu lòng dân, để từ đó thực hiện những việc làm cụ thể để an dân.
Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN
(责任编辑:La liga)
- ·Quảng Ninh: Thu giữ 48 chiếc điện thoại iPhone cũ được dấu trong người
- ·Yêu cầu trường đại học thu bằng cấp của ông Vương Tấn Việt
- ·Địa phương nào tiếp giáp với nhiều tỉnh thành nhất Việt Nam?
- ·'Con tôi khóc cả đêm sau khi tham gia lễ hội Halloween ở trường'
- ·Đáp án môn Sinh học tất cả các mã đề THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Vị tướng nào dùng 'trâu lửa' phá vòng vây, đánh bại đội quân chúa Trịnh?
- ·Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Môn thứ 3 thi lớp 10 sẽ thay đổi hàng năm
- ·ĐH Hà Nội đang thực hiện thủ tục thu hồi bằng cử nhân của ông Vương Tấn Việt
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông siết chặt quản lý chương trình truyền hình thực tế
- ·Trường đại học đầu tiên chốt thưởng Tết 2025, lao công nhận bằng mức hiệu trưởng
- ·Tình tiết mới nhất vụ sập giàn giáo ở Hà Nội: Xác định nguyên nhân gây tai nạn
- ·Nữ tướng nào trong lịch sử Việt từng từ chối làm vợ vua?
- ·'Dòng dã' hay 'ròng rã', từ nào mới đúng chính tả?
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Chếnh choáng' hay 'chuếnh choáng'?
- ·PV Vietnamnet bị người mặc áo Công ty Saigontourist đánh gục
- ·Câu đố IQ 'hại não' nhất, ít ai tìm ra đáp án chính xác
- ·Rút đề xuất miễn học phí cho con giáo viên
- ·Tuyển sinh 'chui' lớp 10: Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu chuyển trường cho học sinh
- ·Quảng Ninh: Khởi tố đối tượng vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới
- ·'Rong ruổi' hay 'dong duổi', từ nào mới đúng chính tả?