【xem xem bóng đá trực tuyến】Ứng dụng công nghệ cao xu hướng tất yếu cho ngành nông nghiệp
(CMO) "Toàn tỉnh có khoảng 85 ngàn héc-ta đất trồng lúa và 7 ngàn héc-ta trồng hoa màu và gần 300 ngàn héc-ta nuôi trồng thuỷ sản. Việc định hướng phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ là cần thiết và cấp bách, bởi lẽ thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh dù có lợi thế nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng", Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Thanh Triều nhận định.
Tại hội thảo tham vấn Đề án xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Khánh Lâm vừa được Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức ngày 11/12 vừa qua, các đại biểu nhận định, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực mới, không chỉ đầu tư nguồn vốn vào thực hiện mà còn phải thay đổi tư duy sản xuất truyền thống sang phương thức sản xuất mới. Chuyển đổi từ nền nông nghiệp “hoá chất” sang nền nông nghiệp xanh, hữu cơ là xu hướng tất yếu trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng hiện nay.
"Việc sử dụng hơn 11 triệu tấn phân bón hoá học các loại hàng năm góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia có năng suất nhiều loại cây trồng thuộc loại cao trên thế giới. Tuy nhiên, việc lạm dụng phân bón vô cơ, hoá chất đã và đang làm giảm chất lượng nông sản, thoái hoá đất, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh học, sức khoẻ con người bị ảnh hưởng", Tiến sĩ Vũ Ngọc Hùng, Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, cho biết.
Ông Lê Thanh Triều thông tin, việc xây dựng đề án vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Khánh Lâm - tỉnh Cà Mau là yêu cầu thực tiễn hết sức cần thiết và cấp bách để chuyển từ nền sản xuất truyền thống sang nền sản xuất hiện đại đạt hiệu quả và chất lượng cao. Bên cạnh con tôm, cây lúa, tỉnh còn nhiều mặt hàng chủ lực khác cần được ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cũng như chế biến, bảo quản nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Sản xuất lúa nhân giống tại Trại giống Khánh Lâm 1, thuộc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh. |
Đề án phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Khánh Lâm có tổng diện tích 332 ha, được quy hoạch thành 3 khu vực sản xuất ứng dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm chủ lực như cây lúa, rau củ quả, cây ăn trái. Tổng kinh phí thực hiện đề án 334,2 tỷ đồng. Ước tính kế hoạch giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ngành trồng trọt ứng dụng công nghệ cao của tỉnh đến năm 2020 tăng khoảng 109 tỷ đồng, tăng khoảng 4%. Đến năm 2030 ước tăng khoảng 273 tỷ đồng, tăng khoảng 10%. Để kế hoạch này đi vào thực tiễn, tỉnh đang mời gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia hợp tác, đầu tư bằng nhiều hình thức.
Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Phạm Văn Mịch cho biết, Cà Mau là 1 trong 33 tỉnh tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên cả nước. Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại nhiều thành tựu; Xây dựng vùng canh tác lúa hữu cơ, chứng nhận theo tiêu chuẩn Mỹ và Châu Âu với quy mô 317 ha tại nông trại Viễn Phú, xã Khánh An, huyện U Minh. Ứng dụng sản phẩm sinh học trong việc thanh lọc và phục tráng các giống lúa mùa địa phương như Tài nguyên, Tép hành, Một bụi đỏ để phục vụ sản xuất lúa - tôm. Kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI) và kỹ thuật sản xuất lúa 3 tăng, 3 giảm với quy mô 20 ngàn héc-ta đã mang lại hiệu quả cao. Ngoài cây lúa, toàn tỉnh hiện có 12 doanh nghiệp liên kết sản xuất tôm sinh thái (tôm hữu cơ) trên diện tích 20 ngàn héc-ta, với 4 ngàn hộ nuôi; trong đó, tôm hữu cơ có sản lượng từ 8-9 ngàn tấn/năm được chứng nhận organic và giá trị tăng thêm cho người dân tham gia thực hiện mô hình này là 5%. Sản phẩm đạt chứng nhận tôm sinh thái đó đang được người tiêu dùng khó tính như Mỹ, EU chấp nhận sử dụng với giá cao. Tuy nhiên, việc sản xuất theo hướng hữu cơ hiện đang gặp khó khăn do tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.
Qua thực tế cho thấy, dù chỉ mới ứng dụng công nghệ cao và sản xuất nông nghiệp hữu cơ thông qua những mô hình, nhưng đã mang lại kết quả vượt trội, tạo hướng đi vững chắc trong thời kỳ hội nhập cho nền nông nghiệp tỉnh nhà./.
Trung Đỉnh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giá xăng dầu hôm nay 13/3/2023: Xăng trong nước chiều nay tăng hay đứng yên?
- ·Tham vọng khoan vào lòng núi lửa tìm nguồn năng lượng vô hạn
- ·Thực hành kinh doanh có trách nhiệm: Chia sẻ thực tiễn từ Tập đoàn TH
- ·Tây Ninh cần cải tiến công nghệ, hướng tới 'Xanh hóa'
- ·Giá dầu giảm phiên thứ năm liên tiếp, vàng rời mức cao kỷ lục
- ·Phó Chủ tịch Hà Minh Hải: Hà Nội cấy 'gen' thông minh trong mọi quy hoạch
- ·Bắc Ninh: Khánh thành nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao phát năng lượng
- ·5 thói quen sống xanh từ những hành động đơn giản giúp bảo vệ môi trường
- ·Thông báo kết quả Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An, khóa XI, nhiệm kỳ 2020
- ·Bộ trưởng TN&MT: Nhiều địa phương không xây được nhà máy xử lý vì không đủ rác
- ·Tổng Bí thư: Không để cơ quan nhà nước là 'vùng trú an toàn' cho cán bộ yếu kém
- ·Better Choice Awards 2023 vinh danh các sản phẩm thương hiệu đổi mới sáng tạo
- ·Những dự án nổi bật bảo vệ môi trường tại Vòng chung kết Hành động vì cộng đồng
- ·Việt Nam công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố JETP
- ·Tăng trưởng xuất khẩu giúp thặng dư thương mại vượt 20 tỷ USD
- ·Quốc gia Đông Nam Á chi 3,6 tỷ USD cho siêu dự án tạo ra 5 tỷ kWh điện mỗi năm
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn 'Huy động nguồn lực cho chuyển đổi xanh'
- ·'Quyền sạc điện' là tiêu chí cấp phép chung cư tại nhiều nước trên thế giới
- ·Giá USD hôm nay 21/9/2023: Trong nước giảm, quốc tế tăng
- ·Trái Đất thế nào trong thời đại côn trùng khổng lồ?