【bd anha】Cô bé hạt tiêu người H'Mông nuôi ước mơ làm cô giáo
Cô bé hạt tiêu người H'Mông nuôi ước mơ làm cô giáo
Mỹ Hà(Dân trí) - 9 tuổi, cao 95cm, nặng khoảng 14kg, nhưng cô bé người H'Mông Hảng Phương Anh (Trường PT dân tộc bán trú Tiểu học Tả Lèng, Tam Đường, Lai Châu) vẫn chăm chỉ đi học, nuôi ước mơ làm cô giáo.
Cô bé nằm nghiêng hiếu học
Mấy hôm nay đài báo có không khí lạnh tăng cường, cả huyện Tam Đường chìm trong sương giá, nhiệt độ xuống dưới 10.
Cơ thể yếu ớt, thấp còi của Hảng Phương Anh không trụ nổi trước giá rét đầu mùa, em ho, ốm, phải nghỉ học mất mấy hôm.
Thế nhưng hôm qua và cũng là ngày đầu tuần, vừa cắt cơn ốm, Phương Anh đã xin mẹ nhờ người quen chở từ bản xuống trường bán trú học cái chữ.
Năm nay, Phương Anh lên lớp 3A2, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tả Lèng, huyện Tam Đường.
Cuộc sống và học tập của Phương Anh ra sao? Sức khỏe có ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của em không?
- Ngoài thể trạng thấp kém, xương cột sống và xương ức của em nhô cao gần một gang tay, khiến em gặp khó khăn trong vận động. Đặc biệt, Phương Anh chỉ có thể nằm nghiêng, sinh hoạt khó khăn.
Nhiều lúc lên xuống những bậc cao, em phải nhờ bạn bè hỗ trợ. Đôi khi thầy cô, bạn bè phải dìu em lên lớp.
Sức khỏe yếu, đi lại khó khăn, em được giáo viên cho ngồi bàn đầu để thầy cô lắng nghe hơi thở mỗi khi sức khỏe em "có biến".
Em được xếp vào nhóm học sinh khuyết tật, học hòa nhập nên trường không đánh giá hay xếp loại vào cuối kỳ và năm học.
Anh Hảng A Nủ, bố của Phương Anh, xin hãy chia sẻ về con gái của anh!
- Con bé là con đầu của vợ chồng anh, sau Phương Anh còn hai em nhỏ, một 5 tuổi và một 3 tuổi.
Chúng tôi trẻ tuổi lấy nhau nên không có nhiều kinh nghiệm, chẳng biết siêu âm là gì. Mãi khi sinh ra mới thấy con mình không giống những đứa trẻ khác.
Tá hỏa, gia đình đưa con đi viện khám, bác sĩ kết luận bị biến dạng cột sống bẩm sinh không chữa được. Từ đó trở đi, chúng tôi không nghĩ tới cách chữa trị nữa.
Không bắt nghỉ học nếu con không muốn
Tam Đường nơi Phương Anh sinh sống là huyện vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu, phía Tây giáp huyện Sìn Hồ và thành phố Lai Châu.
Phía Đông của Tam Đường giáp huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai). Phía Nam giáp huyện Sìn Hồ và huyện Tân Uyên, cách trung tâm tỉnh lỵ gần 30km theo quốc lộ 4D.
Quê hương của em bé hạt tiêu người Mông Hảng Phương Anh có địa hình phức tạp, chia cắt bởi những dãy núi, mùa đông nhiều khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ nhưng trừ những ngày ốm đau, em không muốn bỏ học. Địa phương cũng có nhiều nỗ lực trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Theo bố Phương Anh, thấy con ham học, vợ chồng luôn tạo điều kiện cho con, không phải làm nương rẫy.
Chẳng hạn cả tháng nay anh phải đi làm thuê ở tỉnh khác, 3 mẹ con Phương Anh ở nhà ốm đau, chật vật, xót lắm nhưng anh nói với vợ, không được bắt con gái nghỉ học nếu con không muốn.
"Đợt nào tôi không phải đi làm xa, thứ 2 tôi chở con xuống trường bán trú, chiều thứ 6 đón về. Ở nhà Phương Anh chỉ trông em, đút cho em ăn, không phải làm gì thêm. Nhiều người bảo tôi cho con nghỉ học thôi, ốm thế đi học khổ lắm.
Tôi nghĩ lại, mình chỉ học hết lớp 7, vợ học hết lớp 3, giờ chỉ làm nương rẫy, làm thuê. Vậy nên khi con muốn đi học, tôi không nỡ", A Nủ tâm sự.
Theo cô giáo dạy Phương Anh từ năm lớp 2, Phương Anh ít nói nhưng rất ngoan. Em đọc nhỏ, viết chậm nhưng chữ đều và rất đẹp. Thậm chí, em viết đẹp và học khá hơn nhiều bạn khác trong lớp.
Trả lời phóng viên Dân trí,cô Trần Thị Tuyết, chủ nhiệm năm nay của Phương Anh cho hay, trừ lúc ốm đau, Phương Anh chuyên cần học tập. Nhiều hôm các bạn trong lớp ra chơi, còn em mang sách vở tiếng Anh ra học.
Theo đánh giá của cô Tuyết, Phương Anh học tập khá hơn nhiều bạn trong lớp. Đáng tiếc sức khỏe em yếu nên thầy cô khá lo lắng.
"Gia đình Phương Anh thuộc diện hoàn cảnh nhất trong xã, nhà ghép ván, lợp tôn nhưng do bố mẹ vừa tách khẩu, theo luật, em không thuộc diện nhận trợ cấp nữa.
Dù gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập, Phương Anh chưa một lần để thầy cô phải tới nhà vận động đi học. Em cũng chưa thiếu bài lần nào. Ước mơ sau này của em là làm cô giáo", cô Tuyết chia sẻ.
Hiện tại em không phải đóng góp gì nhiều, ngoài tiền sách vở gia đình tự lo, tiền thuốc men ốm đau của Phương Anh khá tốn kém.
"Việc trợ cấp hàng tháng vừa giúp Phương Anh mua sách vở, vừa hỗ trợ thuốc men. Vậy nên nếu có thể, cô và nhà trường rất mong muốn Phương Anh tiếp tục được xét trợ cấp bởi gia đình em thực sự khó khăn", cô Tuyết nói.
Câu chuyện của Hảng Phương Anh cũng chính là minh chứng rõ nét cho sự thành công của dự án 5 về phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
(责任编辑:World Cup)
- ·Tăng cường nghiên cứu KHCN thúc đẩy phát triển năng lượng sạch
- ·Gửi tiết kiệm, nhận lộc nửa tỷ từ BAC A BANK
- ·Không bắt buộc học sinh phải học tiếng Hàn, tiếng Đức
- ·Người Argentina rầm rộ ăn mừng chức vô địch World Cup 2022
- ·Tra cứu điểm thi THPT quốc gia tỉnh Hải Dương năm 2018 nhanh và chính xác nhất
- ·Lĩnh án 14 năm tù vì buôn lậu phế liệu
- ·Kiến trúc ứng dụng công nghệ cho ra đời các sản phẩm số hóa
- ·“Năm dịch”, không vắng những giải cao
- ·2 cựu Chủ tịch TP.Đà Nẵng vừa bị khởi tố là ai?
- ·Cảnh sát biển kiểm tra, tạm giữ tàu chở 40.000 kg dầu FO vi phạm
- ·Bị ‘mất ghế’ vì đi lễ đền Trần, giám đốc công ty điện lực ở Hà Nam nói gì
- ·BHXH Việt Nam thăm và tặng quà các thương, bệnh binh
- ·Giải pháp nào để giảm áp lực lạm phát cho năm 2024?
- ·BHXH Việt Nam ủng hộ 1 tỷ đồng cho đồng bào bị mưa lũ
- ·Quảng Ninh: Cấm tàu du lịch ra biển, hơn 2000 du khách trên đảo về đất liền khẩn cấp
- ·Sinh viên yên tâm trở lại trường
- ·VN protest illegal Chinese actions
- ·9 tháng, SHB đạt lợi nhuận trước thuế hơn 1.330 tỷ đồng
- ·Nhà 5 tầng nổ lớn khi đang xem World Cup ở Thanh Hóa: Nghi vấn bị ném mìn
- ·Cảnh sát biển bắt tàu mua bán, vận chuyển 25.000 lít dầu DO trái phép