会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keo bong da88】Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT tuyến cơ sở!

【keo bong da88】Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT tuyến cơ sở

时间:2025-01-14 18:19:17 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:253次

Người dân kỳ vọng chất lượng khám chữa bệnh sẽ được nâng lên. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN.

TheângcaochấtlượngkhámchữabệnhBHYTtuyếncơsởkeo bong da88o Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn: Nhằm huy động nguồn lực tài chính của xã hội, cùng với Nhà nước chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, chính sách BHYT đã ra đời từ năm 1992, đến nay đã hơn 20 năm. Đặc biệt, năm 2017 là năm mà chính sách BHYT nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, các cấp chính quyền, cơ quan truyền thông và người dân. Nghị quyết số 20/2017/NQ-TW đã được ban hành với nhiều nội dung liên quan đến định hướng thực hiện chính sách BHYT như: “Hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khoẻ và BHYT toàn dân; mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ; được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia BHYT và thụ hưởng các dịch vụ y tế”; “Tỉ lệ tham gia BHYT đạt 95% dân số đến năm 2025”; “Tập trung đẩy nhanh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin từ quản lý bệnh viện, giám định BHYT, bệnh án điện tử tới chẩn đoán, xét nghiệm”; “Thực hiện nguyên tắc y tế công cộng do ngân sách nhà nước bảo đảm là chủ yếu. Khám, chữa bệnh do BHYT và người dân chi trả. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu do BHYT, người dân và ngân sách nhà nước cùng chi trả”…

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ngành BHXH tiếp tục thực hiện tốt chính sách BHYT theo quy định của Luật BHYT; phát triển đối tượng tham gia BHYT nhanh, bền vững; thực hiện chi trả chi phí KCB BHYT đúng quy định theo phương châm chính xác, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tham gia BHYT.

Ngày bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam năm nay (1/7) được chọn với chủ đề “Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT tuyến y tế cơ sở”. Đây là mục tiêu tạo thuận lợi cho nhân dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn và giảm chi phí không cần thiết đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao.

Ngày BHYT Việt Nam (1/7 hằng năm) là dịp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chung tay, góp sức thực hiện tốt Luật BHYT với lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội, vì an sinh đất nước. Đây cũng là dịp để quán triệt sâu sắc và nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của BHYT - một bộ phận quan trọng trong chính sách tài chính y tế quốc gia, một trong những phương thức xã hội hóa công tác y tế thông qua huy động đóng góp của người dân cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước tạo nguồn tài chính cho hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Cùng với quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2015 và 2020, công tác truyền thông chính sách, pháp luật BHYT được cơ quan BHXH đẩy mạnh cùng với vai trò thiết thực của BHYT trong đời sống đã giúp người dân dần nhận thức đầy đủ hơn về bản chất nhân văn của BHYT từ đó chủ động tham gia như một biện pháp hữu hiệu dự phòng chăm lo sức khỏe cho cá nhân cũng như các thành viên trong gia đình. Tốc độ bao phủ BHYT có đà tăng trưởng mạnh mẽ trong khoảng 05 năm gần đây. Cuối năm 2012, tỷ lệ bao phủ BHYT mới chỉ đạt 66,8% dân số, thì đến hết năm 2017 đạt 85,6% và hiện đạt gần 87%.Số tham gia BHYT theo hộ gia đình - nhóm thuộc diện khó vận động tham gia nhất cũng đã có bước tăng trưởng đáng kể liên tục trong khoảng 10 năm trở lại đây, năm sau luôn cao hơn năm trước. Nếu như năm 2008, số tham gia BHYT hộ gia đình (hay còn được gọi là BHYT tự nguyện - theo quy định của Luật BHYT 2008) mới chỉ đạt 3,67% dân số, tương ứng khoảng 3,1 triệu người tham gia; đến năm 2017, tỷ lệ tham gia đạt gần 16% dân số, tương ứng khoảng 14,9 triệu người; tính đến tháng 3/2018, số tham gia ở nhóm này là gần 15,4 triệu người.

Quyền lợi BHYT của người dân ngày càng được bảo đảm, giúp người dân thấy được vai trò thiết thực của BHYT với an sinh của bản thân, gia đình và xã hội. Điều này được thể hiện qua số lượt khám, chữa bệnh BHYT liên tục tăng qua các năm, tương ứng với đó là số chi phí khám, chữa bệnh được chi từ Quỹ BHYT. Năm 2017 có 168 triệu lượt KCB BHYT tăng 14% so với năm 2016 trong đó số lượt KCB ngoại trú là 152,8 triệu lượt tăng 15% và số lượt KCB nội trú là 15,3 triệu lượt tăng 9% so với năm 2016. Số chi KCB BHYT tăng thêm 30 % so với năm 2016. Năm 2016 tần suất KCB là 1.9 lượt khám/thẻ/năm, năm 2017 là 2.1, trong đó tần suất KCB nội trú năm 2017 tăng 0.01 lượt. Như vậy, số đối tượng tham gia BHYT năm 2017 tăng 4,036 triệu so với năm 2016 nhưng số lượt KCB tăng 21,085 triệu lượt.

Để phục vụ tốt nhất người tham gia BHYT, công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được Ngành BHXH triển khai quyết liệt và đạt kết quả quan trọng. Số thủ tục hành chính giảm từ 115 thủ tục xuống còn 28 thủ tục. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới - Word Bank, chỉ số đo lường về thủ tục nộp thuế và BHXH tại Việt Nam tăng điểm và tăng hạng nhiều nhất so với năm trước, tương ứng tăng 14,78 điểm và tăng 81 bậc, đạt vị trí thứ 86/190 (năm trước xếp ở vị trí 167).

Hệ thống công nghệ thông tin quản lý của Ngành từng bước được xây dựng đồng bộ, hiện đại; kho dữ liệu lớn về người tham gia, quá trình đóng, hưởng BHXH, khám, chữa bệnh BHYTđược xây dựng và quản lý tập trung với thông tin từ hơn 92 triệu dân, 24 triệu hộ gia đình thuộc diện tham gia BHYT, 13 triệu người tham gia BHXH; ngoài ra còn có dữ liệu thu, cấp sổ, thẻ, tài chính, hồ sơ, thủ tục hành chính giao dịch giữa cơ quan BHXH và các đơn vị, kết nối với khoảng 13.000 cơ sở y tế và các đơn sử dụng lao động. Đến nay, BHXH Việt Nam đã cung cấp 14 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; số đăng ký và thực hiện giao dịch điện tử là trên 236 nghìn đơn vị, doanh nghiệp;hoàn thành tin học hóa việc quản lý và lưu trữ đối với 4,5 triệu hồ sơ hưởng BHXH. Với những cố gắng không ngừng, cuối năm 2017, BHXH Việt Nam được ghi nhận, xếp thứ 2/20 trong số các bộ, ngành về chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin, tăng 18 bậc so với năm trước.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam đã tổ chức đấu thầu thuốc tập trung trong toàn quốc, qua đấu thầu tập trung đã lựa chọn được các nhà cung cấp thuốc uy tín, chất lượng, góp phần giảm giá thuốc hàng ngàn tỷ đồng, phát huy hiệu quả sử dụng Quỹ BHYT, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT.

Với chủ đề Ngày BHYT Việt Nam năm nay “Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT tuyến cơ sở”, BHXH Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông BHYT, hướng người tham gia BHYT khám, chữa bệnh BHYT tại tuyến y tế cơ sở để được chăm sóc sức khỏe kịp thời, giảm các chi phí hành chính, đồng thời phối hợp với Ngành y tế nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế tuyến cơ sở, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện cấp thẻ BHYT điện tử... nhằm giúp người tham gia BHYT tiếp cận dịch vụ được dễ dàng và thuận tiện ngay từ tuyến y tế cơ sở, vì mục tiêu phát triển BHYT toàn dân bền vững.

Theo ông Phạm Lương Sơn, số liệu trên hệ thống thông tin BHYT cho thấy tần suất khám, chữa bệnh tăng cả ngoại trú và nội trú. Trong 4 tháng đầu năm 2018, có 53.065 nghìn lượt KCB (bằng 31,5% số lượt năm 2017) với số chi KCB là 28.783,9 tỷ đồng, chiếm 32% dự toán Chính phủ giao.

Thời gian qua, Bộ Y tế thực hiện nhiều đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế, qua đó tác động mạnh đến chi phí khám, chữa bệnh tại các bệnh viện. Bên cạnh đó, quy định xếp tương đương của Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC mà chưa được Thông tư 15/2018/TTLT-BYT-BTC khắc phục cũng làm tăng số lượng dịch vụ kỹ thuật được quỹ BHYT thanh toán và tăng các loại vật tư y tế được bổ sung ghi chú thanh toán ngoài giá dịch vụ kỹ thuật. Trong khi các văn bản quy phạm pháp luật chưa hướng dẫn đủ các nguyên tắc thanh toán, các trường hợp phát sinh trong thực tế dẫn đến tình trạng: cơ sở khám, chữa bệnh tăng cung ứng dịch vụ y tế để tăng thu, đặc biệt các dịch vụ kỹ thuật được thực hiện trên máy xã hội hóa; tăng chỉ định nhập viện điều trị nội trú khi chưa cần thiết; kéo dài ngày điều trị, lựa chọn chỉ định các dịch vụ kỹ thuật có mức giá cao nhưng chi phí thấp như Nội soi tai mũi họng, các dịch vụ phục hồi chức năng, y học cổ truyền, răng hàm mặt…

Đáng ngại nhất là các hành vi trục lợi Quỹ BHYT có xu hướng gia tăng, phức tạp hơn. Tình trạng lạm dụng BHYT xảy ra tại khá nhiều cơ sở KCB nhưng vẫn chưa được phát hiện và xử lý.

Do đó, BHXH Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT, hướng dẫn cụ thể về một số còn vướng mắc trong tổ chức thực hiện tập trung vào các vấn đề chính như: Về Giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề, bổ sung chứng chỉ hành nghề; chứng chỉ đào tạo; thanh toán đối với các dịch vụ kỹ thuật (DVKT) được thực hiện từ các máy móc, trang thiết bị được mượn, thuê của các công ty nhưng không xây dựng Đề án theo quy định của Thông tư số 15/2007/TT-BYT; về thanh toán chi phí liên quan đến định mức trong giá dịch vụ KCB; hoàn thiện và ban hành các quy trình chuyên môn kỹ thuật, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và là công cụ phục vụ công tác giám định BHYT;  tổ chức kiểm tra chuyên sâu, kiểm tra hướng dẫn nghiệp vụ tại một số tỉnh có chi phí vượt quỹ, vượt trần lớn và các tỉnh theo Kế hoạch đã được Tổng Giám đốc phê duyệt;...

Đối với BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Lãnh đạo BHXH các tỉnh, thành phố, tăng cường chỉ đạo công tác giám định; phối hợp với Ngành Y tế kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc; thường xuyên báo cáo, tham mưu với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân về các giải pháp phát triển BHYT, quản lý sử dụng hiệu quả quỹ KCB để chỉ đạo các đơn vị thực hiện.

BHXH các tỉnh, thành phố chú trọng hơn nữa đối với công tác giám định: bố trí nhân lực, phương tiện làm việc, đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia BHYT và tiếp cận với các dịch vụ khám, chữa bệnh. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát công tác khám, chữa bệnh BHYT: Kết nối liên thông dữ liệu đầy đủ, chuyển dữ liệu trong ngày, thực hiện giám định điện tử, từng bước thay đổi bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT. Đẩy mạnh công tác truyền thông về chính sách pháp luật BHYT theo hướng thực hiện đa dạng các loại hình truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng.

TheoBáo Tin tức

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
  • Năm 2021, hầu hết dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 4
  • Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Phạm Phú Quốc tại Kỳ họp thứ 10
  • Từ nay đến 2021, giảm ít nhất 2,5% biên chế mỗi năm
  • Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
  • Tín hiệu hòa bình cho Sudan lại vuột mất
  • Thí điểm thi tuyển lãnh đạo vụ, sở ở 14 bộ, 22 tỉnh
  • Liên hợp quốc thông qua nghị quyết biến đổi khí hậu do Việt Nam là đồng tác giả
推荐内容
  • SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
  • Ông Thích Minh Tuệ đã thực hiện đúng trách nhiệm công dân với xã hội
  • Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Mong Samsung là tấm gương trong kết nối với DN Việt Nam
  • Anh quyết tâm Brexit bằng mọi cách
  • Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
  • Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019: Cùng chia sẻ vì xã hội bền vững