会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【sin88 tel】Tăng tốc xuất khẩu vào hệ phân phối của tập đoàn bán lẻ nước ngoài!

【sin88 tel】Tăng tốc xuất khẩu vào hệ phân phối của tập đoàn bán lẻ nước ngoài

时间:2025-01-11 06:40:37 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:883次
Nhiều doanh nghiệp Thái Lan thâm nhập hệ thống bán lẻ tại Việt Nam
Ngành dệt may cần một hệ thống bán lẻ đủ mạnh
Hệ thống bán lẻ chiếm 15-16% GDP
Toàn cảnh hội  nghị
Toàn cảnh hội nghị

Theo Bộ Công Thương, trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ của các tập đoàn phân phối bán lẻ hàng đầu thế giới, các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam, từ nông sản, thực phẩm tới đồ gia dụng, nội thất, dệt may,… đã tới tay hàng triệu người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối trải khắp trên toàn thế giới.

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết 5 năm triển khai Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2020” sáng nay 17/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh: “Xuất khẩu vào hệ thống phân phối của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã thực sự trở thành một kênh xuất khẩu hiệu quả, bền vững”

Từ khi Đề án được triển khai, nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về một mô hình kinh doanh mới đã ngày càng sâu sắc hơn. Doanh nghiệp đã chủ động nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu của thị trường quốc tế một cách kịp thời, phát triển được các sản phẩm mới phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong các chuỗi cung ứng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng.

Lãnh đạo Bộ Công Thương dẫn chứng, sự hiện diện tích cực của các nhà phân phối bán lẻ lớn nhất như Walmart, AEON, Central Retail, Lotte, Mega Market,… là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại ngày càng phát triển giữa Việt Nam với các đối tác Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,…, cũng như sức hấp dẫn ngày càng tăng của Việt Nam trong vai trò là thị trường bán lẻ, là nguồn cung quan trọng cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình 5 năm triển khai Đề án vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần phải giải quyết.

Từ góc độ nhà phân phối, ông Vince Trần, Trưởng phòng cấp cao II, Bộ phận phát triển ngành Công ty TNHH dịch vụ WMGS Việt Nam (đại diện Walmart tại Việt Nam) chia sẻ, Walmart tìm kiếm vài nghìn mã hàng của Việt Nam, nhưng hiện mới chỉ mua được vài mặt hàng. Định hướng tới đây là sẽ nâng cao hơn nữa tỷ trọng hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị Walmart ở nước ngoài.

Tuy vậy, việc đưa hàng Việt vào chuỗi siêu thị ngoại gặp nhiều khó khăn khi có trên 95% nhà xuất khẩu của Việt Nam vào Walmart hiện nay là các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam. Do đó, mặc dù mong muốn được làm việc trực tiếp với doanh nghiệp mang "quốc tịch" Việt Nam, nhưng nhiều lĩnh vực doanh nghiệp nội địa vẫn chưa có thế mạnh.

Lý do được vị này đưa ra là bởi, doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu thị trường tiêu dùng Mỹ và chưa phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu.

“Mong muốn của chúng tôi là doanh nghiệp phải đưa ra được sản phẩm tự thiết kế, đánh giá tiềm năng sản phẩm và chúng tôi sẽ ưu tiên cho việc này. Walmart cũng ưu tiên làm việc trực tiếp với doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cần một kênh kết nối chủ động hơn", ông Vince Trần nói.

Theo ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), thực tế 5 năm triển khai Đề án đã giúp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp với cách tiếp cận mới khi tham gia “sân chơi” quốc tế là làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Minh chứng cho nhận định này, ông Linh kể câu chuyện có doanh nghiệp khi đi khảo sát siêu thị nước ngoài đã mua một loạt sản phẩm tại siêu thị và về nhà tách ra từng cấu phần của sản phẩm. Từ đó doanh nghiệp phân tích giá thành, vật liệu để so sánh năng lực cạnh tranh của chính mình, có điều chỉnh cho phù hợp.

Tuy nhiên, ông Linh cũng nhấn mạnh, khi muốn tham gia chuỗi hệ thống siêu thị nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có sự thay đổi lớn, quyết tâm lớn, làm “đến nơi đến chốn”.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay, để thực hiện hiệu quả Đề án, thời gian tới Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các hiệp hội, địa phương lựa chọn doanh nghiệp nòng cốt để đưa vào hỗ trợ.

Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất những chính sách phù hợp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hình thức xuất khẩu trực tiếp, trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới; tiếp tục huy động hệ thống ngân hàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng các giải pháp tài chính đa dạng...

Tại Hội nghị sáng ngày 17/12, Bộ Công Thương cùng các tập đoàn phân phối cũng đã ra mắt bộ cẩm nang hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào một số hệ thống phân phối là đối tác của Đề án. Bộ cẩm nang cung cấp những thông tin cơ bản, hữu ích về từng hệ thống cũng như giới thiệu quy trình lựa chọn nhà cung cấp, các yêu cầu, tiêu chuẩn của một số mặt hàng khi xuất khẩu vào từng hệ thống phấn phối như AEON, Decathlon, Lotte, Central Retail, Mega Market. Trong thời gian tới đây, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các hãng phân phối khác ra mắt những bộ cẩm nang khác.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
  • Hà Tĩnh: Khởi tố nữ tiểu thương hắt tiết lợn vào chủ tịch huyện
  • Đi lễ trong giờ hành chính: Giám đốc Điện lực Bình Lục bị điều về làm Quản đốc phân xưởng
  • Ly hôn, vợ cũ ông chủ Hotdeal đòi chia khối tài sản hàng chục tỷ đồng
  • Chuyên Gia AI
  • Thủ tướng gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động một số cơ quan Đảng
  • Quảng Nam: Rùa biển trong sách đỏ nặng 25 kg mắc lưới ngư dân
  • Lý do đàn Thiên nga vừa thả ban ngày ban đêm đã phải chuyển địa điểm
推荐内容
  • Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
  • Nam Từ Liêm
  • Hà Nội sẽ mạnh tay cúp điện, cắt nước các chung cư không chấp hành quy trình PCCC
  • Quảng Ninh: Phát hiện nam công nhân ngành than chết trong tư thế treo cổ
  • VN meets right conditions to build international financial centre: PM
  • Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải từ trần ở tuổi 85