【ty so scotland】Việt Nam và Italia còn nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực dệt may
Xuất khẩu dệt may năm 2024 dự kiến tăng trưởng 8-10% "Quả ngọt" từ nỗ lực bảo toàn lao động của doanh nghiệp dệt may |
Hội thảo do Quỹ Tín dụng Quốc gia Italia (CDP) phối hợp với Phòng Thương mại Italia tại Việt Nam (ICHAM) tổ chức dưới sự bảo trợ của Đại Sứ quán Italia tại Việt Nam. Sự kiện quy tụ hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam và Italia tham dự.
Hội thảo "ITALY MEETS VIETNAM: Kết nối Dệt may" diễn ra chiều 27/6. |
Italia được biết đất là quốc gia với nền công nghệ dệt may tiên tiến và chất lượng sản phẩm cao, trong khi Việt Nam là quốc gia có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí cạnh tranh và tinh thần liên tục đổi mới. Tiềm năng hợp tác giữa hai nước rất lớn, tuy nhiên các doanh nghiệp hai bên cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như sự khác biệt về văn hóa kinh doanh, yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế khắt khe. Buổi hội thảo cung cấp cái nhìn sâu sắc về cơ hội và thách thức, giúp doanh nghiệp hai nước tìm ra giải pháp hợp tác hiệu quả và bền vững.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Ngài Marco Della Seta - Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Italia tại Việt Nam - nhấn mạnh: Dệt may là một trong những lĩnh vực hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Italia, đóng góp quan trọng vào kim ngạch thương mại song phương. Năm 2023, giá trị xuất khẩu dệt may của Italia sang Việt Nam đạt 309 triệu USD (chiếm 17,3% tổng xuất khẩu của Italia), trong khi nhập khẩu từ Việt Nam lên tới 335 triệu USD. Hai bên liên tục có những sáng kiến, dự án hợp tác nhằm chuyển giao công nghệ, chuẩn hóa sản xuất, đặc biệt ở khía cạnh sản xuất bền vững để bảo vệ môi trường.
Ngài Marco Della Seta - Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Italia tại Việt Nam. |
Ông Laurent Franciosi- Phụ trách Phát triển thị trường quốc tế, CDP, chia sẻ: CDP luôn tích cực hỗ trợ cho việc hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên. Từ tháng 10/2023, nền tảng kết nối doanh nghiệp trực tuyến CDP Business Matching được thêm ngôn ngữ tiếng Việt, với mục tiêu đưa nền tảng đến gần hơn với doanh nghiệp Việt và thúc đẩy trao đổi, tương tác giữa thị trường Việt Nam và Italia.
Trong phần phát biểu đại diện cho Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bà Trần Thị Lan Anh - Tổng thư ký VCCI, thông tin: Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Italia những năm gần đây có nhiều khởi sắc. Hiện Italia là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam ở EU và Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Italia trong ASEAN. Việc EU đưa ra Chiến lược phát triển bền vững và tuần hoàn dệt may, cũng như quy tắc “từ vải trở đi – fabric forward” trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải nắm vững những quy định, thông tin mới, đồng thời trang bị thêm công nghệ và không ngừng cải tiến chất lượng để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào thị trường này.
Bà Trần Thị Lan Anh - Tổng thư ký VCCI |
Khẳng định môi trường kinh doanh tại Việt Nam rất thuận lợi cho doanh nghiệp Italia đầu tư cho sản xuất kinh doanh, ông Andrea Galante- Chủ tịch công ty Madex, cho rằng: Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh, có thể kể đến như thể chế ổn định, quy trình hải quan thông suốt, chuỗi cung ứng minh bạch và đáng tin cậy, lực lượng lao động linh hoạt với năng suất cao, chất lượng sản phẩm cạnh tranh… “Hiện Madex là công ty may mặc Italia duy nhất có nhà máy sản xuất tại Việt Nam và với những hoạt động hỗ trợ từ các tổ chức hỗ trợ tín dụng, kỹ thuật hy vọng sẽ có thêm nhiều công ty dệt may Italia đặt nhà máy tại Việt Nam”, ông Andrea Galante nói.
Tương tự, bà Sara Pelizzoli- Đại diện công ty Dệt và Nhuộm Hưng Yên, cũng bày tỏ: Công ty tự hào kế thừa những kỹ thuật dệt may cao cấp của Italia và cả những tiêu chuẩn khắt khe về dệt may tuần hoàn và phát triển bền vững. Đây là hướng phát triển cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nếu muốn tiến vào thị trường quốc tế.
Được biết Italia và Việt Nam hiện đã có một số chương trình hợp tác trong lĩnh vực dệt may. Trong đó, nền tảng kết nối giao thương CDP Business Matching được khởi động từ tháng 10/2023 hiện đã có hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam tham gia nền tảng miễn phí này. CDP sẽ tiếp tục có những hoạt động tích cực thúc đẩy giao thương Việt Nam - Italia, và sẽ tổ chức những buổi gặp gỡ doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may giữa hai nước trong thời gian tới.
Cùng đó, hiện một số tổ chức như CDP, Hiệp hội các Nhà sản xuất Máy Dệt Italia (ACIMIT), Tập đoàn Hỗ trợ Tín dụng Xuất khẩu SACE đang hiện diện và chuẩn bị hiện diện tại Việt Nam sẽ hỗ trợ đáng kể về mặt tín dụng cho doanh nghiệp dệt may hai bên hợp tác, mở rộng sản xuất và phát triển thị trường, cùng hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nỗi đau người mẹ sinh 7 đứa con thì 6 đứa bị tim bẩm sinh
- ·Nhóm trộm chó bắt 2 thiếu nữ vào rừng hiếp dâm lĩnh án cao nhất 20 năm tù
- ·Thông tin mới nhất vụ Việt kiều bị tạt axit, cắt gân chân ở Quảng Ngãi
- ·Thầy giáo giết người yêu bị kháng nghị lên tử hình
- ·Gặp nhau 2 ngày đã cưới
- ·Nghi phạm cướp ngân hàng ở Phú Thọ từng làm MC đám cưới
- ·Bắt 5 cựu lãnh đạo ngành thép trong vụ Thép Thái Nguyên
- ·Sửa quy định nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường với than khai thác và tiêu thụ nội địa
- ·Mất tiền triệu chơi xế độ
- ·2 xác chết trong khối bê tông tại Bình Dương: Bí ẩn người phụ nữ thuê nhà
- ·Thủ tục vay tiền ngân hàng để đi học
- ·Hướng dẫn cụ thể về việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
- ·Côn đồ ‘hòa giải’ bằng súng, cặp vợ chồng bị chém nhầm
- ·Hà Nội: Khởi tố nhóm đối tượng buôn nội tạng người
- ·Bàn tán về biệt phủ nguy nga có bữa tiệc 2.000 mâm
- ·Diễn biến mới vụ hoa hậu Phương Nga tố Cao Toàn Mỹ vu khống
- ·Quảng Nam: 3 cựu cán bộ bị khởi tố vì chi sai hơn 4 tỷ
- ·Quy định mới về sử dụng các khoản thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư
- ·Bất ngờ phát hiện vợ ngoại tình với nhân viên cùng phòng
- ·Phá đường dây đánh bạc cực lớn: Tiền cược lên tới 30.000 tỷ đồng