【số liệu thống kê về arsenal gặp fulham】Xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc: Tăng hiệu quả, giảm rủi ro
Tuy nhiên,ấtkhẩunôngsảnchínhngạchsangTrungQuốcTănghiệuquảgiảmrủsố liệu thống kê về arsenal gặp fulham theo các chuyên gia kinh tế, để giảm thiểu rủi ro và xuất khẩu hiệu quả hơn cũng như đạt giá trị cao, bền vững hơn thì doanh nghiệp (DN) cần thay đổi chiến lược và phương thức tiếp cận đối với thị trường này.
Thiếu bền vững, nhiều rủi ro
Thực tế cho thấy, trong một vài năm trở lại đây, xuất khẩu nông sản đã có những bước phát triển đáng kể. Nước ta trở thành trung tâm cung ứng hàng hóa nông sản, thực phẩm dồi dào với nhiều sản phẩm chất lượng tốt, hình thức đẹp và giá cả cạnh tranh. Trong đó, thị trường xuất khẩu hàng đầu của hàng hóa nông sản đến nay vẫn là “người khổng lồ” Trung Quốc.
Theo chia sẻ của ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), hiện nay có rất nhiều mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam được thị trường Trung Quốc ưa chuộng với triển vọng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rất lớn như các mặt hàng hoa quả, cà phê, hạt điều, thủy sản…
Tại Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc (Vân Nam) 2020 vừa diễn ra ngày 27 vừa qua, do Cục Xúc tiến thương mại và Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Côn Minh phối hợp với Ủy ban Xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc - Chi nhánh tỉnh Vân Nam tổ chức, ông Hồ Tỏa Cẩm – Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đánh giá, nhiều mặt hàng của Việt Nam như vải, nhãn, thanh long, cà phê, hạt điều, thủy sản… rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. “Do đó, hai bên cần phối hợp chặt chẽ với nhau và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, không chỉ bằng phương thức truyền thống mà còn theo hình thức trực tuyến sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại” - ông Hồ Tỏa Cẩm nhấn mạnh.
Đồng quan điểm đó, ông Liu Guang Xi - Hội trưởng Ủy ban Xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc - Chi nhánh tỉnh Vân Nam, cũng cho rằng cần thúc đẩy giao thương để hợp tác, tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới.
Tuy nhiên, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, hiện khối lượng rất lớn hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc là theo đường biên mậu, đi qua các cửa khẩu phụ lối mở trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Do ảnh hưởng của các biện pháp “đóng cửa” phòng chống dịch, sản lượng xuất khẩu nông sản, nhất là hoa quả của nước ta sang Trung Quốc suy giảm mạnh tới 1/3; liên tục xảy ra hiện tượng ùn ứ hàng hóa một cách trầm trọng. Có thể thấy, tình trạng khốn đốn vì đại dịch thời gian qua cũng đã một lần nữa “cảnh tỉnh” về những rủi ro vây bủa và sự thiếu bền vững trong xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.
Đến nay, ngay cả khi một số cửa khẩu phụ, lối mở đã được mở lại thì thị trường này cũng chỉ ưu tiên cho thông quan những lô hàng mà DN Việt Nam ký hợp đồng giao nhận hàng hóa theo thông lệ quốc tế với đối tác Trung Quốc, tức là theo đường xuất khẩu chính ngạch. Còn lại phần lớn các lô hàng nông sản xuất khẩu theo đường biên mậu vẫn bị ách tắc. Như vậy, một lần nữa, bài toán đầu ra cho nông sản, con đường bền vững để đến với thị trường tiềm năng bậc nhất thế giới lại được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết.
DN cần chủ động hướng đến những phương thức chính quy
Hiện “con đường” xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đã rộng mở, thông thoáng hơn. Tại hội nghị ngày 27/5, đại diện Cục Xúc tiến thương mại đã đề nghị phía Trung Quốc đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thông thương hàng hóa, đặc biệt là nông sản, thủy sản, thực phẩm thông qua các cặp cửa khẩu với Vân Nam.
Đồng thời, phía Việt Nam yêu cầu Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình mở cửa thị trường cho một số mặt hàng nông sản Việt Nam như thạch đen, tổ yến, khoai lang, sầu riêng, chanh leo, bơ, bưởi, dừa, na, roi... Đặc biệt là việc đề nghị hỗ trợ để đưa sản phẩm nông sản Việt Nam xuất khẩu và giao dịch theo phương thức chính quy.
Ông Vũ Bá Phú cho rằng, DN Việt lâu nay vẫn chọn con đường tiểu ngạch khi xuất sang Trung Quốc, bởi xuất khẩu nông sản theo phương thức này sẽ tiết giảm được nhiều chi phí cho DN. Song mặt trái là sẽ đưa DN đến tình thế bị động và không ít rủi ro, thiệt hại, chưa kể còn làm mất đi nhiều cơ hội cho DN. Do đó, hướng đi bền vững cho nông sản là phải từng bước chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch. “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường phối hợp với phía Trung Quốc để thực hiện đa dạng các hoạt động kết nối giao thương DN hai bên. Song song với đó sẽ có những chính sách khuyến khích DN giao lưu, hợp tác và trao đổi, thúc đẩy hành lang kinh tế Côn Minh – Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai phát triển” – ông Phú nhấn mạnh.
Còn theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, với lợi thế về vị trí địa lý, Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam trong nhiều năm tới, bởi những lợi thế về thị trường với nhu cầu cao, chi phí vận tải thấp... Tuy nhiên, để xuất khẩu bền vững sang thị trường này, không chỉ có sự nỗ lực của cơ quan chức năng mà quan trọng hơn bản thân DN cần thay đổi tư duy, thay đổi phương thức tiếp cận thị trường. “Trước hết DN phải chủ động tìm hiểu về thị trường, linh hoạt về phương thức tiếp cận đầu mối, bạn hàng, sau nữa là nắm bắt các thông tin chính sách, quy định và nhất là chủ động hướng đến những phương thức chính quy, con đường xuất khẩu chính ngạch… Đó là giải pháp căn cơ nhất để nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc một cách bền vững, lâu dài và hiệu quả” - ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hà Nội chia sẻ.
Trong 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt hơn 35 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam 12,7 tỷ USD, nhập khẩu 22,38 tỷ USD. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất khi chiếm thị phần 28,7% kim ngạch nhập khẩu của cả nước. |
Tố Uyên
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Ký kết hiệp định TPP
- ·IPC thống nhất một số vấn đề liên quan tới sản xuất hồ tiêu
- ·Tỷ phú miệt vườn
- ·Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
- ·Long trọng tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 46 năm Ngày thống nhất đất nước
- ·Giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng trước ngày 31
- ·Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·Không được coi huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·ĐBSCL: Dân trồng khoai lỗ nặng vì côn trùng “lạ”
- ·Mất mùa điều, người lượm thuê càng khổ!
- ·Làm thế nào để dệt may Việt Nam tối đa hóa những lợi ích từ TPP?
- ·Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- ·Bà con khó khăn đều sẽ được đón Tết đầm ấm
- ·Bài học từ Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chững lại
- ·Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn gần 3.800 tỷ đồng
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Thuế môn bài sẽ được đổi thành lệ phí môn bài