【zamalek vs】Phó Thủ tướng: Vướng luật chuyên ngành, cán bộ không dám làm vì xung đột pháp lý
Chiều 7/11,óThủtướngVướngluậtchuyênngànhcánbộkhôngdámlàmvìxungđộtpháplýzamalek vs tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực Tư pháp, Nội chính, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã trả lời nhiều vấn đề mà Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nêu liên quan đến xây dựng luật và chính sách.
Về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật,Phó Thủ tướng Trần Lưu Quangđồng tình với các đại biểu khi đưa ra nhận định trong 2 từ "chậm và chưa". Ông nhận trách nhiệm thuộc về Chính phủ và các bộ ngành được giao soạn thảo, chứ không chỉ riêng Bộ Tư pháp.
Phó Thủ tướng cho biết: "Có đại biểu ở Bến Tre nêu con số giật mình khi có đến 60% văn bản hướng dẫn được ban hành sau ngày Luật có hiệu lực. Chúng tôi nhận khuyết điểm lớn và từng bước khắc phục trong thời gian tới". Phó Thủ tướng mong Đại biểu Quốc hội chia sẻ khi việc xây dựng nghị định, thông tư vừa phải có tính chuẩn mực, vừa tạo thuận tiện, thông thoáng.
Hơn nữa, việc đánh giá tác động của chính sách cũng cần thời gian. Các bộ, ngành cũng dồn nhiều công sức sửa các nghị định, thông tư đang có hiệu lực nhưng bất cập, vì thế "đâu đó lúc này lúc khác lơ là", chưa đáp ứng yêu cầu hoàn thiện pháp luật chung.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, thời gian qua, Chính phủ có tiến bộ trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, hàng tháng tổ chức hội nghị chuyên đề về pháp luật, so với nhiệm kỳ vừa rồi số lượng phiên họp này đã tăng gấp đôi.
Về giải pháp trong thời gian tới, Phó Thủ tướng cho biết, sẽ tập trung nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp; làm tốt công tác đánh giá tác động, tham vấn chính sách; tăng cường năng lực cán bộ làm công tác pháp chế. Đồng thời, trong bối cảnh xây dựng hệ thống pháp luật trên cơ sở Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hiện cũng có những quy định cần tiếp tục sửa đổi.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc phải phân cấp, phân quyền là vấn đề quan trọng, bởi như vậy địa phương mới biết những gì tốt nhất cho mình, giúp cải cách thủ tục hành chính rất lớn.
"Bí thư một tỉnh phía Bắc đã nắm tay tôi và cảm ơn vì chúng tôi đã giải quyết chuyển mục đích sử dụng rừng làm đường giao thông. Đồng chí ấy nói có tới 24 lần thủ tục hành chính mới được giải quyết. Thực sự tôi cũng rùng mình với thông tin này", Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ.
Ông Trần Lưu Quang cho biết, không phải không có những vướng mắc do vướng luật chuyên ngành, "bởi vì phân cấp xong còn đụng những quy định khác". "Nếu không đồng bộ thì anh em không dám làm vì vướng xung đột về pháp lý", Phó Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, "có nơi này nơi khác vẫn không muốn phân cấp, vẫn muốn ôm, nếu không phải vì lợi ích thì đâu đó cũng sợ mất quyền lực".
Phó Thủ tướng cũng bày tỏ lo lắng "anh em bên dưới có kham nổi hay không". Ông dẫn chứng, chính sách dự kiến trình Quốc hội "cho phép địa phương cấp huyện được trộn vốn của 3 chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện thí điểm". Tuy nhiên, địa phương đang rất lo lắng vì không biết có kham nổi thủ tục hay không vì "không khéo mai kia sẽ mất cán bộ vì không đủ sức".
Về hành lang pháp lý khuyến khích bảo vệ người dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, khi thực tế đang có nhiều người có trách nhiệm nhưng né tránh, đùn đẩy công việc, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73 ngày 29/9, trong đó để khuyến khích thì có các biện pháp như tôn vinh, khen thưởng, tạo điều kiện thăng tiến...
Với thực tế xung đột quy định hiện hành, ngoài việc sửa luật, Phó Thủ tướng đánh giá cao vai trò của người đứng đầu trong đánh giá, xem xét hành vi của cán bộ để có biện pháp phù hợp, gắn với sửa đổi quy định. Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng mong các Đại biểu Quốc hội đóng góp thêm ý kiến, có thể sửa một số luật.
Với việc tổ chức thực hiện còn là khâu yếu, theo Phó Thủ tướng, cấp trên phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát. Dẫn chứng việc còn nợ 28 tỷ đồng của tỉnh Yên Bái liên quan chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng, Phó Thủ tướng cho biết đã yêu cầu Bộ Tài chính xử lý việc này từ tháng 2/2023, nhưng đến nay vẫn chưa xử lý và nội dung này tiếp tục được Đại biểu Quốc hội nêu ra.
Phó Thủ tướng cũng thông tin thêm, các thành viên Chính phủ đã đi đến địa phương để nắm bắt khó khăn, vướng mắc và tổng hợp được 513 điểm vướng, đang cố gắng xử lý. Thời gian tới sẽ tiếp tục kiểm tra vòng 2.
Đã có phương án sáp nhập huyện xã của 48 tỉnh, thành
Bộ Nội vụ đã nhận được phương án sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập huyện xã của 48 tỉnh, thành trong 58 tỉnh, thành phải sắp xếp 33 huyện, 1.327 xã, thực hiện từ nay đến tháng 10/2024.(责任编辑:World Cup)
- ·Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·‘Siêu phẩm AI’ ở Vinmec phát hiện bất thường siêu nhỏ liên quan ung thư, đột quỵ
- ·Một người ở TPHCM tử vong do não mô cầu chỉ sau 6 giờ nhập viện
- ·Đề xuất các nước ASEAN thiết lập gói ưu đãi liên khối cho các nhà đầu tư
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Thách thức bên ngoài ảnh hưởng tới chính sách “phòng ngự” của Việt Nam
- ·VNVC được vinh danh ‘Môi trường làm việc tốt nhất châu Á
- ·13 năm tiền trực, phụ cấp y bác sĩ không thay đổi thấp nhất 15 nghìn đồng
- ·Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- ·Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 478 triệu USD trong 10 tháng
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·TPHCM thông qua các tờ trình tăng vốn cho 127 dự án
- ·Bé gái bị cây xanh bật gốc đè trúng ở TPHCM bị dập phổi, vẫn đang thở máy
- ·Ăn trứng mỗi ngày có tốt cho sức khỏe không?
- ·Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
- ·TPHCM: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng không đồng đều
- ·3 điều kiện mới để vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động
- ·5 xanh làm sạch mạch máu, ngăn ngừa đột quỵ
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·Dùng mì ăn liền mỗi ngày có tốt không?