【tài 3/3.5】30 năm, thu hút 184 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
Khu vực ĐTNN đóng góp ngân sách ngày càng tăng cao
Phát biểu tổng kết khái quát về 30 năm thu hút ĐTNN tại Việt Nam,ămthuhúttỷUSDvốnđầutưnướcngoàtài 3/3.5 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, 30 năm qua, ĐTNN đã đồng hành cùng tiến trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành một nước có thu nhập trung bình, có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
Đến nay, khu vực ĐTNN đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Tính đến 20/8/2018, cả nước có 26.500 dự án ĐTNN còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 334 tỷ USD và tổng vốn thực hiện khoảng 184 tỷ USD. Tỷ trọng vốn ĐTNN thực hiện trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt mức trung bình 18 - 25% trong giai đoạn 1991 - 2017.
Tỷ trọng thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ khu vực đầu tư nước ngoài tăng từ 1,8 tỷ USD giai đoạn 1994 - 2000 lên 23,7 tỷ USD giai đoạn 2011 - 2015, chiếm gần 14% tổng thu NSNN. Riêng năm 2017, khu vực ĐTNN đã đóng góp hơn 8 tỷ USD, chiếm 17,1% tổng thu NSNN.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu rõ khu vực ĐTNN còn những tồn tại, hạn chế. Đó là: Mức độ kết nối, lan tỏa của khu vực ĐTNN đến khu vực trong nước còn chưa như kỳ vọng; thu hút và chuyển giao công nghệ từ khu vực ĐTNN còn khiêm tốn; thu hút ĐTNN vào một số ngành, lĩnh vực ưu tiên và từ các tập đoàn đa quốc gia còn hạn chế. Còn hiện tượng một số doanh nghiệp (DN) chuyển giá, trốn thuế hoặc chưa tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường. Hiệu quả sử dụng đất của nhiều dự án ĐTNN chưa cao, một mặt do nhà đầu tư khai tăng tổng mức đầu tư để được sử dụng nhiều đất, mặt khác do hạn chế về năng lực của cán bộ tại địa phương...
Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện thấp so với vốn đầu tư đăng ký cũng là một vấn đề. Năm 2017, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện mới đạt khoảng 55,5%. Một số địa phương chưa tính toán đầy đủ, cân nhắc cẩn trọng các yếu tố liên quan đến quốc phòng, an ninh khi thu hút các dự án ĐTNN.
Tại hội nghị, các hiệp hội DN, công ty tư vấn quốc tế đã nêu nhiều ý kiến tham luận đánh giá về môi trường đầu tư, cơ hội và tiềm năng đầu tư, những hạn chế, tồn tại, các thách thức, tận dụng cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0, cũng như những khuyến nghị chính sách thu hút đầu tư hết sức sâu sắc. Đại diện TP. Hà Nội, tỉnh Bình Dương cũng nêu ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư mang tính liên vùng, tạo sự lan toả phát triển…
Thu hút đầu tư theo hướng chủ động, có chọn lọc
Sau khi nghe các ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá đây là nguồn thông tin tin cậy để Chính phủ xây dựng những chính sách mới, nâng tầm hợp tác ĐTNN thời gian tới. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Thủ tướng cho rằng cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế tồn tại, cả những thua thiệt trong thu hút ĐTNN. Các DN ĐTNN về cơ bản đang sử dụng công nghệ trung bình hoặc trung bình tiên tiến so với khu vực. Chưa có nhiều tập đoàn đa quốc gia trong các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn.
Các nhà ĐTNN mang vốn, công nghệ vào nước ta nhìn chung là rất quý, nhưng có tranh thủ được nguồn lực này cho phát triển, nâng cao quốc lực của đất nước là trách nhiệm của chúng ta, Thủ tướng nhấn mạnh.
Nêu rõ quan điểm Việt Nam khẳng định nhất quán khu vực ĐTNN luôn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, Thủ tướng cũng cho biết sau 30 năm thu hút ĐTNN, nay Việt Nam đang thực hiện chính sách “hợp tác ĐTNN” với nội hàm mở rộng hơn. Hợp tác ĐTNN ở đây là hợp tác cả về quản lý, kết nối, đầu tư mua lại, sáp nhập lẫn nhau, đặc biệt hợp tác bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động, bảo đảm các lợi ích xã hội. Hợp tác ĐTNN là mang tính chủ động, có sự bình đẳng, lựa chọn, không phải nhà ĐTNN mang gì vào cũng được chấp nhận và điều quan trọng là có lựa chọn, dần thoát khỏi gia công, lắp ráp đơn thuần, nâng tầm trình độ sản xuất, nâng tính tự chủ của nền kinh tế.
Với quan điểm đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương tập trung làm cho được điều mà các nhà đầu tư luôn cần là giữ vững ổn định chính trị xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô. Hoàn thiện khung pháp luật liên quan đến đầu tư, trong đó có thực hiện chủ trương hợp tác ĐTNN có ưu tiên, chọn lọc.
Khuyến khích, hỗ trợ DN trong nước liên doanh, liên kết, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của DN ĐTNN trong các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, công nghiệp hỗ trợ... Hoàn thiện chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên nguyên tắc gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo DN ĐTNN thực hiện đúng cam kết đầu tư, tuân thủ đúng tiêu chí, điều kiện hưởng ưu đãi.
Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện báo cáo tổng kết 30 năm thu hút ĐTNN, trình Chính phủ, báo cáo Bộ Chính trị ban hành nghị quyết mới về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác ĐTNN đến năm 2030.
H.Y
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hai con nằm 2 viện cha mẹ nợ nần chồng chất
- ·Cải thiện năng lực hội nhập
- ·Thuốc mê, thuốc kích dục ngập tràn chợ mạng
- ·Cục Thuế Phú Yên: Tổ chức hỗ trợ quyết toán thuế trong cả ngày nghỉ
- ·Bộ Tài chính: Cần đánh giá tổng thể về công tác dự trữ xăng dầu
- ·Tờ khai đăng ký từ 1/12, cơ quan Hải quan không xác nhận tờ khai nguồn gốc
- ·Đại biểu Quốc hội cảnh báo lãi suất sớm muộn cũng sẽ tăng
- ·TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt, truy thu hàng nghìn tỷ đồng từ vi phạm pháp luật thuế
- ·Trung Đông giảm nhiệt, giá cà phê ‘rơi tự do’
- ·Hà Giang: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn khuyến công
- ·Thị trường tranh luận về kịch bản chứng khoán bước vào 'bong bóng'
- ·Hải quan thu ngân sách hơn 30.000 tỷ trong tháng 11
- ·Cục Thuế Phú Yên: Tổ chức hỗ trợ quyết toán thuế trong cả ngày nghỉ
- ·Quy định mới về cờ truyền thống cờ hiệu biểu tượng hải quan
- ·Địa chỉ phân phối nồi phở điện 70 lít phổ biến trên thị trường hiện nay
- ·Đẩy mạnh cấp tài khoản giao dịch điện tử đối với người nộp thuế cá nhân
- ·Lý do người chơi xổ số thích tự chọn số
- ·Khánh Hòa: Phối hợp chống thất thu thuế
- ·Đêm Valentine: nên giữ mình hay chiều người yêu?
- ·Lần đầu tiên trong 20 năm, đồng Euro gần ngang giá với USD