【southampton – nottm forest】Tự tin làm đạo diễn Festival Huế
Chương trình "Thiên hạ thái bình" tại Festival 2012 đồng tác giả là người Huế. Ảnh tư liệu của Vũ Bão
Tự tin với các chương trình
Lần thứ hai nhận trọng trách nặng nề nhất của mỗi kỳ Festival Huế,ựtinlàmđạodiễnFestivalHuếsouthampton – nottm forest làm tổng đạo diễn hai chương trình khai mạc và bế mạc, NSND, đạo diễn Nguyễn Ngọc Bình tự tin rằng, so với lần đầu tiên, áp lực của năm nay đã giảm đi rất nhiều, ông đã chủ động hơn trong việc đưa ra những “quyết định” cho các chương trình.
Trước dư luận, người Huế chưa “đủ tầm” để làm đạo diễn của Festival Huế, đạo diễn Nguyễn Ngọc Bình chia sẻ: “Ai cũng từ một giáo trình đào tạo mà ra, có điều, môi trường ở Huế không tạo nhiều điều kiện để nghệ sĩ Huế xây dựng tên tuổi của mình như ở Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh. Với chương trình biểu diễn nghệ thuật của Festival Huế, chỉ cần bắt đầu tiếng nhạc là biết đó là Huế và không thể bị trùng lặp với 9 kỳ festival đã qua, đó mới là điều quan trọng. Với kịch bản chương trình khai mạc, bế mạc và sự nỗ lực luyện tập của các nghệ sĩ, Festival Huế 2018 sẽ rất mới mà vẫn thể hiện được văn hóa, nghệ thuật truyền thống, như đúng tiêu chí mà ban tổ chức đề ra”.
Thay vì thuê đạo diễn bên ngoài vào thực hiện “Đêm Hoàng cung” như những kỳ festival trước, chương trình “Văn hiến kinh kỳ” năm nay do chính những “con người” của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế viết kịch bản, đến đạo diễn chương trình. Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, đồng đạo diễn chương trình nhận định, lợi thế của người Huế là am hiểu văn hóa Huế, khi xây dựng kịch bản đến chương trình cụ thể, ý đồ được hình thành và triển khai xuyên suốt; xác định rõ những gì được phép ước lệ, truyền tải bằng nghệ thuật,…
Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung , “Văn hiến kinh kỳ” cố gắng thoát ra khỏi sân khấu hóa, hướng đến yếu tố như một phim trường, sự gần gũi và hấp dẫn. Khoảng cách khán giả và sân khấu gần hơn, để tạo ra tính tương tác giữa người xem và các lớp âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật diễn xướng. Với “Văn hiến kinh kỳ”, những người thực hiện mong muốn xây dựng vở diễn không nặng tính bác học, mà đa số công chúng đều có thể thưởng thức và cảm nhận, kể cả du khách nước ngoài.
Dù có tên gọi khác nhau, lễ hội áo dài hay chương trình áo dài đều được công chúng chờ đợi trong mỗi một kỳ Festival Huế. Năm nay, chương trình áo dài lần đầu do một người Huế làm đạo diễn. Bà Nguyễn Lan Vi, đạo diễn chương trình, chia sẻ: “Với những người trong nghề, nhận lời tổ chức một chương trình lớn như áo dài tại festival chỉ trước 3 tuần là quá mạo hiểm. Dù thế, tôi có niềm tin sẽ mang những bộ sưu tập áo dài, người mẫu, hình ảnh đẹp, catwalk chuyên nghiệp nhất đến công chúng. Áp lực với tôi hiện tại là thời gian tập luyện khá ngắn, trong khi đó phải duy trì hoạt động trình diễn áo dài của công ty để phục vụ khách du lịch”.
Đã đến lúc người Huế trực tiếp làm ra Festival Huế (Ảnh: Một tiết mục trong chương trình khai mạc Festival Huế 2016)
Đã đến lúc làm chủ “cuộc chơi”
Ông Nguyễn Phước Hải Trung cho biết: “Năm 2004 tôi từng tham gia festival với tư cách là Trưởng Tiểu ban mỹ thuật. Toàn bộ hệ thống cờ trong lễ Tế Nam Giao do tôi thiết kế dựa trên các tài liệu lịch sử. Về sau, nhiều chương trình của đạo diễn Lê Quý Dương đều có sự hợp lực của tôi; trong đó, có ba chương trình mà tôi đồng tác giả: “Hành trình mở cõi”, “Huyền thoại sông Hương”, “Thiên hạ thái bình”. Qua những chương trình đó, việc học trên hiện trường, sân khấu đã giúp tôi đúc kết lại những kinh nghiệm cho “Văn hiến kinh kỳ”.
Đã đến lúc nên để người Huế tạo ra festival của mình, làm chủ lễ hội trên mảnh đất Cố đô. Có thể người Huế chưa giỏi về kỹ thuật, kỹ xảo, nhưng để hiểu Huế thì không ai bằng người Huế, còn những kỹ xảo có thể tiếp tục rèn luyện. “Với người Huế, đạo cụ được thiết kế để sử dụng lâu dài, hoặc tái sử dụng, còn đạo diễn khác chắc chắn họ sẽ làm tất cả để đạt thành công”, ông Nguyễn Phước Hải Trung nhận định.
Chương trình Áo dài được thống nhất tổ chức vào những ngày cuối của festival. Trước khi có quyết định chính thức, bà Nguyễn Lan Vy đã có sự chuẩn bị, vào Sài Gòn để trao đổi với một số nhà thiết kế nổi tiếng cùng tham gia. “Đây là trách nhiệm của một người Huế, cũng là cơ hội để phát triển thương hiệu áo dài Huế. Người Huế sẽ làm được và với những kỳ sau, người Huế sẽ thực sự là “diễn viên” chính. Đó là lý do mà tôi quyết định thực hiện chương trình áo dài, dù kinh phí mà ban tổ chức hỗ trợ so với chi phí dự kiến sẽ bỏ ra, chắc chắn chúng tôi sẽ nắm phần lỗ”, bà Nguyễn Lan Vy nói.
Trong một buổi ký kết tài trợ gần đây, ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2018 chia sẻ, trong Festival Huế 2018, có hai chương trình chính do người Huế thực hiện là “Văn hiến kinh kỳ” và “Chương trình áo dài”. Điều mà Ban tổ chức muốn hướng đến là sau những chương trình đó, người Huế thực sự làm chủ “công nghệ” tổ chức và hình thành những sản phẩm, show diễn hoành tráng, phục vụ khách du lịch.
Bài, ảnh: Quang Đức
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·Hệ sinh thái chuyển đổi số Việt Nam – Singapore
- ·Đề xuất đưa vào quy hoạch tuyến cao tốc Bờ Y
- ·Ronaldo lập cú đúp bằng đánh đầu
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Đà Nẵng: Hơn 7000 tỷ đồng cho kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021
- ·Giải bóng đá thiếu niên quốc tế U13 Việt Nam
- ·Hội thi Tuyên truyền lưu động Bình Dương lần thứ XII sẽ diễn ra vào tháng 4
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Khánh Hòa ra “tối hậu thư” việc hoàn thành mặt bằng tuyến cao tốc Bắc – Nam
- ·Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Khu công nghiệp Hòa Phú: “Điểm đen” thu hút đầu tư ở TP.HCM
- ·Dự án Mở rộng cảng hàng không Điện Biên: ACV quyết không buông, mặc cho hiệu quả tài chính thấp
- ·Xem xét điều chuyển quốc lộ 2 đoạn Mê Linh
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Man City đá Man Utd khỏi Cup Liên Đoàn
- ·Chặng 9 Giải đua xe đạp nữ Cúp Biwase: Các tay đua trẻ giữ vững phong độ ấn tượng
- ·Yên Bái tăng lực hấp dẫn thu hút nhà đầu tư
- ·Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- ·Thiết kế gói ưu đãi đặc biệt để thu hút FDI