【ket qua tran sevilla】Tiền đổ ào vào cổ phiếu ngân hàng, thị trường tăng điểm
VN-Index tăng nhẹ
Vài phút đầu tiên,ềnđổàovàocổphiếungânhàngthịtrườngtăngđiểket qua tran sevilla VN-Index sụt giảm tới 2,16% so với tham chiếu. VN30-Index cũng bốc hơi tới 2,01%. Đó là lúc nhiều cổ phiếu lớn giảm sâu. Đơn cử, VHM giảm 3,2%, VIC giảm 3,1%, VCB giảm 2%, TCB giảm 2%...
Biến động này là một dạng phản ứng lo lắng của nhà đầu tư đối với tình hình dịch bệnh. Một lần nữa dòng tiền bắt đáy lại xuất hiện đầy ấn tượng. Loạt cổ phiếu nhận được lực cầu khủng bắt đầu hồi giá.
Tuy vậy đà phục hồi lại rất khác nhau. Nhóm blue-chips lớn đảo chiều tốt lại ảnh hưởng mạnh lên chỉ số VN30-Index hơn là VN-Index. Cụ thể, nhóm ngân hàng quay đầu cực mạnh là CTG, MBB, TCB, VPB. CTG từ chỗ giảm 1,83% so với tham chiếu đầu phiên, quay đầu tăng 5,39% tới lúc đóng cửa. Điều này nghĩa là CTG đã đảo chiều tới hơn 7,3% chỉ trong một ngày. MBB cũng từ mức giảm 2,47% thành tăng 2,97%; TCB từ giảm 2,2% thành tăng 5,85%; VPB từ giảm 3,9% thành tăng 1,71%.
Rất dễ thấy là các cổ phiếu này kéo VN30-Index tốt hơn là VN-Index vì vốn hóa trong chỉ số chính khá nhỏ. Đó là lý do tại sao VN30-Index đóng cửa tăng 1,2% so với tham chiếu, tương đương đảo chiều trong phiên 3,28%. Trong khi đó VN-Index đóng cửa chỉ tăng 0,23%, tương đương đảo chiều 2,44%.
Không chỉ vậy, thanh khoản phiên này khá mạnh trên mặt bằng thị trường chung, nhưng cực mạnh ở một nhóm cổ phiếu. Các mã ngân hàng cũng thu hút dòng tiền khổng lồ là VPB, TCB, STB và CTG, đều khớp vượt 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra MBB cũng giao dịch tới 749 tỷ đồng, đứng thứ 6 ở hai sàn.
Như vậy dòng tiền đã tập trung lực lượng vào bắt đáy các mã ngân hàng vì những cổ phiếu này đều quay đầu tăng mạnh về cuối ngày. Điều bất ngờ là chỉ có nhà đầu tư trong nước mua mạnh, khối ngoại hầu hết là bán ròng đối với các mã nói trên. Chẳng hạn VPB bị bán ròng tới 189,3 tỷ đồng, CTG bị bán ròng 40,7 tỷ đồng. Lực bán của khối ngoại tuy thế không cản được sức mua lớn từ phía nhà đầu tư trong nước.
Điều ấn tượng khác là các mã ngân hàng thu hút dòng tiền cũng điều chỉnh chưa bao nhiêu. Những mã giảm nhiều như VCB, BID lại không được mua nhiều và giá cũng không tăng tốt. Trong khi đó VPB, TCB đều vượt đỉnh, STB, CTG cũng ngấp nghé đỉnh cũ.
Thị trường “xanh vỏ đỏ lòng”
VN30-Index tăng mạnh hôm nay tạo ấn tượng về sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu này. Thực ra ngay trong nhóm VN30 cũng không có sự vượt trội nào về số lượng cổ phiếu tăng giảm. Đúng hơn là số lượng cân bằng hai bên, chỉ có điều những mã tăng kéo chỉ số nhiều hơn.
Trên bình diện chung sàn HSX thậm chí còn có quá ít mã tăng. Trung bình cứ 1 mã giảm chỉ có 0,42 mã tăng. Diễn biến này phản ánh đúng hơn tình trạng yếu ớt của VN-Index. Với tỷ lệ này, nhà đầu tư dễ chọn nhầm mã hơn là đúng.
Các cổ phiếu đầu cơ nhỏ bất ngờ rất yếu. Đây là tình trạng hiếm thấy vì khi thị trường đảo chiều từ đáy đi lên, thậm chí vượt tham chiếu, các mã đầu cơ rất dễ bùng nổ. Hôm nay thì khác. Chỉ số Midcap giảm tới 1,05% và Smallcap giảm 0,52%. Cả hai nhóm này đều có số lượng mã giảm gấp nhiều lần mã tăng.
Việc blue-chips mạnh hơn hàng đầu cơ có thể xem là một tín hiệu lạc quan vì các mã lớn có thể bẻ hướng chỉ số tốt hơn. Tuy nhiên ngay trong nhóm blue-chips thì vẫn có sự phân hóa quá nhiều. Ngay cả các blue-chips cũng không phải nhận được sự quan tâm như nhau. Nhóm 7 mã tăng giá và thanh khoản nhất thị trường đã chiếm tới 45% tổng giá trị khớp lệnh cả sàn HSX. Nói cách khác, hiệu ứng thanh khoản quá lớn và quá tập trung này dường như là hiệu ứng giải ngân bất ngờ của tổ chức, hơn là việc các cổ phiếu thu hút dòng tiền thường trực trên thị trường.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
18.792 tỷ đồng (+4%) | 712,6 triệu (+16%) | 1.817 tỷ đồng (+6%) | 100,6 triệu (+18%) |
Khánh Nhi
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- ·Chàng trai khuyết tật chỉ thích sống trong rừng ở Rwanda
- ·13 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất thế giới
- ·10 quốc gia đáng sống nhất thế giới
- ·Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- ·Coface cảnh báo Trung Quốc về nguy cơ khủng hoảng tài chính
- ·Chồng cạo trọc đầu vợ chỉ vì một tin nhắn nghi ngờ ngoại tình
- ·Nepal: Lại thêm 16 người thiệt mạng trong trận động đất mới
- ·Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- ·Số phận Hy Lạp sẽ thế nào nếu các chủ nợ không chùn bước?
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·EU quyết định dỡ bỏ hạn ngạch sữa sau hơn 30 năm áp dụng
- ·Cánh cửa xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang rộng mở
- ·Ả Rập vượt Ấn Độ trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·Bức thư cuối cùng vợ gửi chồng: Nếu thời gian quay trở lại, em sẽ không lấy anh
- ·Xuất khẩu cá ngừ sang Bỉ duy trì mức tăng trưởng cao
- ·Các kho dự trữ dầu của Mỹ mất 35 tỷ USD do giá dầu giảm
- ·Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- ·TP. Bắc Kạn giãn cách xã hội 14 ngày theo Chỉ thị 15