【kết quả leon】Tăng luồng xanh, giảm tỷ lệ luồng vàng, đỏ
Thực hiện luồng xanh với nông sản xuất khẩu thu hoạch chính vụ | |
Hải quan Hải Phòng: Tờ khai luồng Xanh tiếp tục tăng,ăngluồngxanhgiảmtỷlệluồngvàngđỏkết quả leon luồng Đỏ giảm | |
Tờ khai luồng Xanh tại Hải quan Hải Phòng tăng mạnh 14,3% |
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả (Cục Hải quan Quảng Ninh). Ảnh: Đào Dương |
Tỷ lệ luồng Đỏ đang ở mức phù hợp
Trong 6 tháng đầu năm 2021, công tác quản lý rủi ro đã đảm bảo thông suốt phân luồng khoảng hơn 7,2 triệu tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu với tỷ lệ luồng Xanh 68,09%, luồng Vàng 27,99% và luồng Đỏ 3,92 %. So với cùng kỳ năm 2020, tỷ lệ luồng Xanh tăng 14,3%, tỷ lệ luồng Vàng giảm 13,05% và tỷ lệ luồng Đỏ giảm 1,25%. |
Theo lãnh đạo Cục Quản lỷ rủi ro (Tổng cục Hải quan), chất lượng phân luồng kiểm tra hải quan được nâng cao theo hướng tăng tỷ lệ luồng Xanh, giảm tỷ lệ luồng Vàng, Đỏ. Nguyên nhân là do ngành Hải quan thực hiện đánh giá tuân thủ theo cơ chế mới dẫn đến có sự thay đổi trong cơ cấu phân bố hạng theo tờ khai được quyết định phân luồng bởi tiêu chí hạng doanh nghiệp.
Cụ thể, từ ngày 1/1/2021, Cục Quản lý rủi ro đã nâng cấp hệ thống thông tin quản lý rủi ro đối với cấu phần hồ sơ doanh nghiệp; tiến hành nghiên cứu hoàn thiện bộ chỉ tiêu trên hồ sơ tổ chức, cá nhân phục vụ đánh giá tuân thủ và đánh giá mức độ rủi ro đối với người khai hải quan (ngoài doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa) và đánh giá tuân thủ và phân loại mức độ rủi ro đảm bảo đáp ứng quy định tại Thông tư 81/2019/TT-BTC.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý rủi ro đã chủ động, hướng dẫn, phân cấp rõ trách nhiệm của các cục hải quan tỉnh, thành phố trong thực hiện Kế hoạch thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro năm 2021. Đồng thời, cử cán bộ theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện và kịp thời trao đổi, xử lý vướng mắc trong việc thực hiện thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro tại đơn vị hải quan các cấp.
Cũng theo lãnh đạo Cục Quản lý rủi ro, tỷ lệ luồng Đỏ đang duy trì ở mức phù hợp theo yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, một số cục hải quan tỉnh, thành phố có tỷ lệ luồng Đỏ cao trên 10% như Cục Hải quan Lạng Sơn (20,01%), Cục Hải quan Quảng Trị (11,01%) và Cục Hải quan Đắk Lắk (11%) (tỷ lệ phân luồng hàng hóa bị điều chỉnh do tiêu chí quản lý cấp Tổng cục Hải quan).
Tỷ lệ phân luồng Xanh-Vàng-Đỏ 6 tháng đầu năm 2021. Nguồn: Tổng cục Hải quan |
Rõ ràng, minh bạch và công khai
Chia sẻ với phóng viên, ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH quốc tế Delta, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cho biết, cách đây 25 năm, quản lý rủi ro chưa được áp dụng, tỷ lệ hàng hóa xuất nhập khẩu phải kiểm hóa lên tới 100%.
“Nếu phương thức quản lý trước đây đặt vào bối cảnh lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay thì không thể đáp ứng nổi”, ông Nghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, đến nay, hệ thống VNACCS/VCIS đã thay đổi căn bản, toàn diện thủ tục hải quan. Với hơn 10 triệu tờ khai/năm, nếu không tin học hóa, không ứng dụng công nghệ thông tin và không áp dụng quản lý rủi ro một cách triệt để thì không đáp ứng được yêu cầu phát triển. Ngay từ đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu", đầu mối là cơ quan Hải quan. Bản thân doanh nghiệp làm thủ tục khoảng 40.000 tờ khai/năm trên khắp cả nước, nếu thực hiện được đề án này, cùng với các thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành được tích hợp lên Cổng thông tin một cửa quốc gia sẽ tiết kiệm được nhiều nguồn lực cho xã hội.
Mới đây, tại buổi công bố Báo cáo “Mức độ hài lòng của doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu: Kết quả khảo sát năm 2020”, bà Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) đánh giá cao sự nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của cơ quan Hải quan để hỗ trợ doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Minh Thảo nhấn mạnh, Tổng cục Hải quan đã tiên phong áp dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện hệ thống hải quan điện tử VNACCS/VCIS, giúp các doanh nghiệp được làm thủ tục và nhận được sự hỗ trợ 24/7 của cơ quan Hải quan. Điều này đã giúp cho việc kê khai và thông quan hàng hóa của doanh nghiệp được thuận lợi hơn rất nhiều.
Điểm tích cực đáng ghi nhận đó là những cải cách về tiêu chí cũng như các yêu cầu liên quan đến quản lý rủi ro trong nghiệp vụ của hải quan. Theo đó, các tiêu chí đã được đề ra rất rõ ràng, minh bạch và công khai, theo các thông lệ quốc tế, giúp cho doanh nghiệp nhận diện được cơ hội để có thể được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên, hoặc những doanh nghiệp tuân thủ pháp luật tốt. Thực hiện được điều này đã giúp tăng tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, đồng thời giảm áp lực hành chính đối với cơ quan quản lý nhà nước, bà Thảo nhấn mạnh.
(责任编辑:World Cup)
- ·Xử lý nghiêm bất cứ tổ chức, cá nhân nào bảo kê ở chợ Long Biên
- ·Ra mắt Sách ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- ·Khám phá vẻ đẹp Chùa Thiên Mụ
- ·Thanh niên đầu trần đi xe máy tự trượt ngã khi gặp cảnh sát giao thông
- ·Thủ tướng mong muốn sớm mở đường bay trực tiếp Việt Nam – Séc
- ·Lớp “Truyền dạy ca tài tử cho người dân” sẽ khai giảng vào tháng 9
- ·Kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích
- ·Chung kết hội thi “Nét đẹp tuổi thơ
- ·Jisoo là sao nữ đẹp nhất thế giới năm 2024
- ·TP.Thủ Dầu Một: Hơn 450 người tham gia Liên hoan thể dục dưỡng sinh năm 2024
- ·Đáp án môn Tiếng Anh mã đề 424 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Sôi nổi Hội thi văn nghệ
- ·Podcast Báo Bình Dương: Kênh giải trí mới hấp dẫn
- ·‘Bảo tồn nét truyền thống’ đoạt giải nhất cuộc thi ảnh 'Vẻ đẹp Việt Nam' 2023
- ·Tiêu hủy hàng loạt sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- ·Lan tỏa sức sống trường tồn của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ
- ·Món gỏi gà măng cụt Bình Dương phục vụ du khách tại lễ hội trái cây Nam bộ 2023
- ·Nhạc sỹ Văn Cao
- ·Quả bóng và áo đấu của U23 Việt Nam có giá trị hơn cả 500 căn nhà tình nghĩa
- ·Nổi bật tuần qua: Ô tô bị mất lái khi chạy nhanh trên cao tốc trơn trượt