【kết quả của ligue 1】Kho học liệu số dùng chung có thêm 2.100 bài giảng điện tử
Bộ GD&ĐT vừa phối hợp cùng Hệ tri thức Việt số hóa (iTrithuc) và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử năm 2021. Đây là một hoạt động của ngành Giáo dục hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10.
Trong lần thứ 5 được tổ chức,ọcliệusốdùngchungcóthêmbàigiảngđiệntửkết quả của ligue 1 cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử (tên cũ là cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng elearning) nhằm mục đích xây dựng kho học liệu số dùng chung, miễn phí toàn ngành Giáo dục đào tạo. Cùng với đó, góp phần nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ của các giáo viên, nhà trường, đồng thời tôn vinh trí tuệ, sức sáng tạo của nhà giáo trong đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy.
Theo Bộ GD&ĐT, ngay từ lần đầu diễn ra, cuộc thi này đã tạo ra phong trào thi đua xây dựng bài giảng điện tử rộng khắp ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nhiều địa phương đã chủ động tổ chức cuộc thi ở cấp tỉnh, cấp huyện nhận được sự hưởng ứng của đông đảo giáo viên tham gia, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học tới từng nhà trường, từng giáo viên.
Nhiều diễn đàn, nhiều kênh giao tiếp được lập ra trên môi trường mạng để chia sẻ kinh nghiệm xây dựng bài giảng điện tử, trao đổi nghiệp vụ. Sau mỗi lần cuộc thi được tổ chức, phong trào thi đua xây dựng bài giảng điện tử lại được lan tỏa sâu rộng, chất lượng và tích cực hơn.
Với cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử năm 2021, Bộ GD&ĐT cho biết, đây là năm đầu tiên cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến hoàn toàn và các bài giảng lớp 1, lớp 2, lớp 6 được soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
“Cuộc thi lần thứ 5 này đã đổi mới mạnh mẽ về cách thức tổ chức, toàn bộ cuộc thi được dựa hoàn toàn trên công nghệ số. Các thông báo của ban tổ chức, giấy chứng nhận cho các tác giả… đều được thực hiện trực tuyến qua nền tảng igiaoduc.vn”, ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT cho biết.
Dù vậy, số lượng sản phẩm dự thi cao gấp nhiều lần các cuộc thi trước với 42.983 bài giảng (cuộc thi lần thứ 4 chỉ có khoảng 9.000 sản phẩm dự thi). Trong đó, bậc mầm non có 1.035 bài, tiểu học có 20.253 bài, THCS có 15.524 bài và THPT có 6.171 bài. Các bài giảng điện tử tập trung nhiều vào các môn học thuộc các khối lớp 1, lớp 2 và lớp 6 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Kết quả, có 213 bài giảng đã được Ban tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử năm 2021 trao giải, với 12 giải Nhất, 25 giải Nhì, 29 giải Ba, 40 giải Khuyến khích, 6 giải ý tưởng sảng tạo và 100 giải phong trào.
Đáng chú ý, Ban Tổ chức cũng đã lựa chọn được 2.130 bài giảng, bao gồm cả 213 bài giảng được trao giải, để đưa lên kho học liệu số dùng chung, miễn phí toàn ngành nhằm chia sẻ với các nhà trường, giáo viên, học sinh trên cả nước tại địa chỉ igiaoduc.vn.
Trong phát biểu tại lễ tổng kết vào trao giải cuộc thi vào ngày 8/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đánh giá: “Cuộc thi không những giúp thầy cô làm quen và làm chủ công nghệ, công cụ mà còn tích cực đổi mới sáng tạo trong công tác dạy và học, trau dồi kỹ năng, công nghệ. Với 2.130 bài giảng được đưa lên kho học liệu số dùng chung sẽ trở thành những học liệu có ý nghĩa cho giáo viên và học sinh cả nước”.
Được ra mắt vào đầu tháng 10/2020, igiaoduc.vn là sản phẩm hợp tác giữa Bộ GD&ĐT, Đề án Hệ tri thức Việt số hóa và một số đối tác với mục tiêu tạo ra nền tảng kho học liệu số trực tuyến để thu thập, lựa chọn, chia sẻ học liệu số dùng chung phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong nhà trường. Hệ thống cũng cho phép cộng đồng tham gia biên soạn, đóng góp học liệu số lên kho dùng chung.
Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, tính đến cuối tháng 9/2022, kho học liệu số dùng chung toàn ngành đã có gần 5.000 bài giảng e-learning, hơn 2.000 video bài giảng dạy trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo, 35.000 câu hỏi trắc nghiệm và gần 200 đầu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông.
Kho học liệu này đã được giới thiệu đến tất cả các địa phương, nhà trường, giáo viên, học sinh trên toàn quốc để khai thác hiệu quả, đặc biệt trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, học sinh không được đến trường.
Trong thời gian tới, ngành GD&ĐT sẽ tiếp tục cập nhật, bổ sung làm giàu kho học liệu số dùng chung toàn ngành để đáp ứng nhu cầu học tập không chỉ trong ngành mà cho toàn xã hội cùng khai thác, sử dụng.
Vân Anh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Phản ứng của ông Thanh sau kết luận của UBKT trung ương
- ·Dấu vết kỳ lạ của tượng nữ thần 3.000 năm tuổi vừa tìm thấy ở Italy
- ·Apple Intelligence chạy trên chip M2 mạnh gấp 30 lần Galaxy AI
- ·Giải chạy bộ trực tuyến vì cộng đồng lớn nhất Việt Nam bước sang năm thứ 7
- ·Quán triệt và triển khai Nghị quyết Trung ương 8
- ·Cách đăng xuất Gmail khỏi tất cả các thiết bị đảm bảo an toàn
- ·Bộ phát Wifi có nên tắt mỗi ngày?
- ·Nguyên nhân gây lỗi thông báo Messenger không có âm thanh iPhone
- ·Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 3% năm 2020 và 7,8% trong năm 2021
- ·Trào lưu nhắn tin tình cảm với ChatGPT: Liệu con người có bị AI 'tán đổ'?
- ·Chủ tịch Quốc hội: Ép uống rượu bia là thứ 'văn hóa… khác lạ'!
- ·Mối nguy từ cổng sạc USB nơi công cộng
- ·Samsung hướng dẫn cách sạc điện thoại tốt nhất
- ·Google Maps thường không chỉ ngắn nhất mà chọn đường vòng, lý do vì sao?
- ·Viện KSND Tối cao: Đã hoàn tất cáo trạng truy tố Hứa Thị Phấn và 27 bị can
- ·Cách khắc phục lỗi eSIM trên iPhone
- ·Làm video YouTube viral: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z
- ·Thị trường smartphone độc đáo ở Triều Tiên
- ·Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018: 45 thí sinh vi phạm quy chế thi trong ngày thi thứ nhất
- ·iPhone bị thay màn hình ảnh hưởng sử dụng không?