会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ae goal】Gặp gỡ văn học: Vẫn loay hoay... khen nhau!

【ae goal】Gặp gỡ văn học: Vẫn loay hoay... khen nhau

时间:2025-01-07 05:15:57 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:160次

Những buổi ra mắt sách,ặpgỡvănhọcVẫae goal những cuộc hội thảo, tọa đàm văn học là hoạt động không thể thiếu trong đời sống văn học. Và những địa điểm được xem là nơi quen thuộc của nhiều cuộc hội ngộ văn chương: hội trường hội Nhà văn Việt Nam, Viện Văn học, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, các trung tâm văn hóa nước ngoài tại Việt Nam, những quán cà phê, phòng trà… Lẽ đơn giản, nhà văn, nhà thơ muốn tác phẩm, tác giả đến được với công chúng, không có con đường nào thú vị và nhanh hơn cách tiếp cận ấy.

Lý giải thêm về vấn đề này, nhà phê bình Nguyễn Hòa cho biết: “Các giá trị văn hóa có thể đáp ứng cho con người bằng nhiều giá trị khác nhau. Văn học không giữ vị trí ưu thắng như thời trước nữa. Công chúng bây giờ đã bị chia nhỏ ra. Sự hấp dẫn của văn học đã suy giảm ít nhiều trong đời sống tinh thần của xã hội. Việc quảng bá một tác phẩm văn học, giới thiệu, tổ chức hội thảo, tọa đàm đánh giá là cần thiết”.

Cần thiết là vậy, thế nhưng thời gian gần đây, nhiều cuộc hội thảo, ra mắt sách đang được dư luận cho rằng chưa thực sự hiệu quả, khen cho được hơn là góp ý những điều chưa hay để hoàn thiện tác phẩm. Tiến sĩ văn học Trần Thị Băng Thanh dù về hưu đã lâu nhưng luôn nhận được lời mời từ phía Viện Văn học, Hội Nhà văn hay các tổ chức khác mời đến tham dự hội thảo, tọa đàm văn học hay giới thiệu tác phẩm văn học mới. Bà cũng đưa ra nhận xét: “Phần lớn các cuộc hội thảo văn học đều nhân dịp có kỉ niệm. Do vậy, phần tôn vinh hoặc phần tiểu sử chiếm thời gian lớn. Điều đó như là sự tất yếu. Phần còn lại là bàn luận nhưng cũng không thể làm đến nơi đến chốn. Mỗi người sau khi phát biểu ý kiến xong cũng không có điều kiện tranh luận. Sau rồi ai đi đường nấy, nếu như không thuộc phạm vi quan tâm nữa thì nó cũng trôi đi”.

Nhiều cuộc gặp gỡ văn học hiện nay chủ yếu vẫn là... khen lẫn nhau. Ảnh minh họa

Không riêng giới chuyên môn, anh Đỗ Viết Hùng - phóng viên báo Thể thao Văn hóa, cũng đưa ra một ví dụ cụ thể: tại cuộc hội thảo “Những vấn đề của văn học dịch” do Hội Nhà văn tổ chức tháng 8 vừa qua, có rất nhiều ý kiến tham luận. Do mỗi tham luận hướng đến một vấn đề riêng nên hội thảo không thể khái quát được một điểm chung nhất. Hơn nữa, một chủ đề quá rộng như vậy không thể nào giải quyết được những khía cạnh của văn học dịch trong một cuộc hội thảo chỉ kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ. Hiện tượng này không chỉ diễn ra trong một cuộc hội thảo văn học.

Do vậy, nên chăng những người tổ chức cần có cái nhìn rộng hơn, chuyên môn hơn: Những người tổ chức nên đầu tư hơn trong khâu chuẩn bị. Họ cần phải đầu tư hơn trong công tác chuẩn bị với chủ đề của hội thảo ấy phải sâu sát, cụ thể hơn trong đời sống văn học. Nó không nên quá dàn trải. Để cho những người gửi bài tham luận đên hội thảo cũng như những nhà báo, khi đến hội thảo có thể biết được ngay là hội thảo đó tập trung vào vấn đề gì, có ý nghĩa như thế nào chứ không phải là sự mông lung, không giúp được gì trong đời sống văn học”.

Trong một phát biểu gần đây, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đưa ra nhận định: "Hội thảo văn học ở ta đang rơi vào tình trạng “đọc nhàm, nói chán”. Ông cũng cho rằng, nếu ở các nước bạn, việc tổ chức một cuộc hội thảo cần phải chuẩn bị trước đó một thời gian khá dài, thậm chí là một năm. Thế nhưng chúng ta chưa làm được điều đó. Sự chuẩn bị vội vã hẳn cũng là một nguyên nhân dẫn đến những cuộc gặp gỡ “đọc xong rồi lại về”. Nhưng vấn đề thời gian cũng chưa phải quyết định chất lượng bởi nếu những cuộc gặp gỡ, hội thảo, tọa đàm, chỉ cần một vài bản tham luận, lời góp ý của những người tâm đắc, đi thẳng vấn đề đã là quý lắm rồi.

Dịch giả Phạm Tú Châu - Viện Văn học Việt Nam, cho rằng: “Hội thảo phải có những người tâm đắc, những tác phẩm ấy đọc chứ không phải khen lấy lệ, không phải để khen. Bây giờ rất khó có những người đọc như thế. Người làm thơ, trăn trở với thơ thì nói mới hay. Bây giờ tôi thấy người ta đưa nhau lên nhiều, nói mãi cũng nhàm”.

Cách đây không lâu, cuộc hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” đã gây nên những ý kiến phản đối trong dư luận, một phần vì tác giả và tác phẩm chưa thực sự xứng tầm. Nhiều ý kiến trong dư luận cho rằng: những cuộc hội thảo, gặp mặt, giới thiệu sách phải được tổ chức tại những địa điểm thích hợp, với những tác phẩm xứng tầm chứ không phải là nơi bắt đầu của những động cơ, mục đích ngoài văn học.

Hà Ni

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
  • MobiFone chưa hoàn thành thoái vốn tại SeABank và TPBank
  • Vietjet khai trương đường bay TP.HCM – Đài Nam
  • Gánh nặng từ phí công đoàn
  • Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
  • Đại án đăng kiểm: VKS cho rằng việc nhận hối lộ là cố tình kiếm tiền bất chấp
  • Siêu mẫu Ngọc Thúy tố chồng cũ thiếu 6,3 triệu USD cấp dưỡng nuôi con
  • Tạm giữ nghi phạm sát hại tài xế xe ôm trong đêm ở An Giang
推荐内容
  • ‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
  • Vì sao cựu Phó Chủ tịch Bắc Ninh Nguyễn Lương Thành không bị xử lý hình sự?
  • Cựu đại úy công an bị phạt tù vì nhận hối lộ
  • Bảo tồn văn hóa cồng chiêng, xoang của dân tộc Xơ Đăng
  • 1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
  • Cựu nữ tiếp viên hàng không môi giới mại dâm kháng cáo xin hưởng án treo