【bong da argentina】Trường tồn cùng lịch sử
Đình Phong Lạc toạ lạc tại ấp Giao Vàm, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời. Ngôi đình nằm ở vị trí giao nhau giữa 3 con kinh: Ông Muộn, Giếng Chệt và Giao Vàm, rất thuận lợi trong việc đi lại của người dân, đặc biệt là vào ngày cúng Kỳ yên hằng năm.
Đình Phong Lạc toạ lạc tại ấp Giao Vàm, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời. Ngôi đình nằm ở vị trí giao nhau giữa 3 con kinh: Ông Muộn, Giếng Chệt và Giao Vàm, rất thuận lợi trong việc đi lại của người dân, đặc biệt là vào ngày cúng Kỳ yên hằng năm.
Ðịa danh Giao Vàm được hình thành từ hình thể địa lý của vùng đất, là sự giao nhau giữa 2 vàm đối diện là vàm Tắc Thủ với vàm Kinh Hội.
Ðình Phong Lạc có trước năm 1852, ban đầu chỉ dựng lên từ cây lá địa phương. Ðến trước năm 1957, đình được trùng tu, tôn tạo khang trang hơn, cột gỗ kê chân tảng đá tứ giác, xung quanh là tường gạch. Ðến năm 1957, ban quản trị của đình quyết không cho lực lượng của chế độ Ngô Ðình Diệm sử dụng đình làm cơ sở đóng quân nên đã đập phá bỏ đình, mãi đến những năm 80 của thế kỷ 20 mới xây dựng lại ngôi đình trên nền cũ. Lần trùng tu gần đây nhất, vào năm 1997, do Doanh nghiệp cà phê Nam Sương (phường 2, TP Cà Mau) đóng góp chính.
Toàn cảnh đình Phong Lạc. |
Ðây là một trong những ngôi đình còn lưu giữ lại được Sắc phong thần do vua Tự Ðức sắc phong vào ngày 29/11/1852 (âm lịch), phong cho Thần Thành hoàng bổn cảnh của thôn An Phong, huyện Long Xuyên (nay là xã Lợi An và xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời). Do chiến tranh nên Sắc phong thần của đình có một thời gian dài được người dân ở Rạch Bần, xã Phong Lạc lưu giữ và bảo quản, đến sau năm 1975 mới được chuyển về vị trí cũ như hiện nay. Do Sắc làm từ chất liệu giấy dó, đây là một sản phẩm kết tinh của thành tựu kỹ thuật cổ truyền, phương pháp thủ công tinh xảo, cộng với trách nhiệm của các thành viên Ban Quản trị trong việc bảo quản, nên Sắc Phong thần được gìn giữ tốt.
Ông Nguyễn Lạc Long, 76 tuổi, Trưởng Ban Quản trị đình Phong Lạc, cho biết: Ðình đã có từ rất lâu, người có công trong việc xây dựng ngôi đình là ông Cai Duy, ông đã hiến 3 ha đất, trong đó 1 phần dùng để xây dựng đình và 1 phần giao cho người dân thuê canh tác nông nghiệp để có kinh phí cúng đình hằng năm. Theo thời gian, đã trải qua nhiều đời trưởng ban quản trị như: ông Trần Văn Duy (Cai Duy), ông Chủ Ân, ông Sáu Khánh, ông Huỳnh Kim Ðính (Sáu Ðính), ông Nguyễn Văn Lẫm (Tư Lẫm) và ông Nguyễn Lạc Long (Hai Long).
Hiện nay, dù mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, nhưng các thành viên trong ban quản trị không ngại khó khăn tìm mọi cách để giữ gìn bản sắc văn hoá làng, xã của mình. Những lễ hội vẫn diễn ra hằng năm, là nơi phát huy truyền thống của cha ông, tôn trọng thiên nhiên với quan niệm của người xưa “đất có thổ công, sông có hà bá”.
Lễ Kỳ yên diễn ra tại đình vào mùng 9-10/5 (âm lịch) hằng năm. Sáng mùng 9, bà con quanh vùng tập trung tổ chức các công việc chuẩn bị rước Sắc phong thần về đình để làm lễ, vì Sắc thần được giao cho một thành viên của ban quản trị thờ tại gia.
Sắc Phong thần của đình Phong Lạc. |
Theo thông lệ, đúng 15 giờ mùng 9/5, đại diện ban quản trị xuất phát rước Sắc. Khi đến nơi thỉnh Sắc phải có những nghi lễ rất tôn kính, trên hành trình rước về đình, Sắc được thỉnh đi xung quanh làng để người dân được hưởng sự ban phúc của Thần Thành hoàng bổn cảnh, sau đó rước về đình để tiến hành các nghi lễ quan trọng. Trong đó, quan trọng nhất là thời gian đọc văn tế cung báo đến Thành hoàng vào lúc 8 giờ mùng 10/9, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà.
Lễ vật được những người dân mang đến dâng Thành hoàng như: xôi, bánh, trái cây, đặc biệt là heo quay và cả heo trắng. Các lễ vật khi cúng xong mang ra đãi khách gần xa. Mỗi dịp cúng đình là điều kiện để mọi người thể hiện lòng tôn kính và sự biết ơn đối với vị thần làng đã bảo hộ cho làng được ấm no, hạnh phúc “trong ấm ngoài êm”. Ðây là nét văn hoá đặc trưng của làng, xã cần bảo tồn và phát huy giá trị, để những lễ hội, phong tục tập quán của cha, ông luôn được sống mãi với thời gian./.
Bài và ảnh: Dương Minh Vĩnh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Mua đất không sổ đỏ ẩn chứa nhiều rủi ro
- ·Chông chênh!
- ·Xử lý “xã hội đen” bảo kê xe tải
- ·Điều kiện hưởng án treo
- ·Vợ đòi li hôn vì chồng thích ... nhậu
- ·Đường lầy lội
- ·Cần xử lý nghiêm hành vi đổ rác trộm
- ·Sẽ xây dựng mẫu hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp của condotel
- ·Thoi thóp trên giường bệnh, chàng trai 25 tuổi ước được về với bản làng
- ·Ban hành Quy chế xét, cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân
- ·Tự hào người Âu lạc
- ·Condotel vẫn có xu hướng phát triển
- ·Condotel lại gặp vận đen
- ·Lực đẩy trên thị trường bất động sản: Trông vào FDI, du lịch
- ·Con bỏng ga nguy kịch, bố mẹ nghèo tha thiết cầu cứu
- ·Bất động sản TP.HCM: Căn hộ diện tích lớn ế hàng
- ·TP.HCM: Doanh nghiệp Bất động sản “chật vật” với quy trình 6 bước
- ·Một số hộ dân ở TX.Bến Cát bỗng dưng bị cắt điện vào cuối năm: Lỗi tại ai?
- ·Ước nguyện được sống của người đàn ông suy thận giai đoạn cuối
- ·Nhận con nuôi