会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【báo tỉ số】TP.HCM: Cầu vượt bộ hành trị giá tiền tỷ đang bị lãng quên!

【báo tỉ số】TP.HCM: Cầu vượt bộ hành trị giá tiền tỷ đang bị lãng quên

时间:2024-12-26 03:21:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:154次

Trên toàn địa bàn TP.HCM hiện nay đang có 6 cầu vượt bộ hành,ầuvượtbộhànhtrịgiátiềntỷđangbịlãngquêbáo tỉ số để người đi đường sử dụng khi băng qua đường, nhằm hạn chế tối đa nhất tai nạn giao thông có thể xảy ra.

 Danh sách các cầu vượt bộ hành bao gồm: Cống Quỳnh (trước cửa bệnh viện Từ Dũ, Q.1), Nơ Trang Long (trước cửa bệnh viên Ung Bướu, quận Bình Thạnh), cầu vượt Văn Thánh (đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh), cầu vượt Suối Tiên (trước cửa khu du lịch Suối Tiên), Hoàng Văn Thụ (trước cửa công viên Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình), cầu vượt Nguyễn Trãi (Q.5).

Tuy nhiên, qua quan sát thực tế của PV Chất lượng Việt Nam, hiện số cầu vượt bộ hành được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả là rất hiếm, số còn lại hầu hết là bị bỏ phí, lãng quên, không ai sử dụng, hay bị những người bán hàng rong tận dụng để buôn bán, gây ra cảnh nhếch nhác, khó coi tại những khu vực này.

Nằm ở khu vực ngoại thành TP.HCM, là một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng nhất của TP, cầu vượt bộ hành Suối Tiên nằm trên xa lộ Hà Nội, con đường luôn có mật độ giao thông rất đông, nên người dân đã sử dụng cầu vượt bộ hành như là một giải pháp an toàn để qua đường.

Trong thời gian gần đây, cầu vượt bộ hành này lại thường xuyên bị nhóm hàng rong lấn chiếm để bán hàng, khiến cho người đi bộ có muốn cũng không còn lối đi. Cầu thang đi lên cầu vượt thì rác thải tràn lan.

Ngoại thành là vậy, nhưng tình hình cầu vượt bộ hành ở khu vực nội thành TP.HCM cũng không khá hơn. Cầu vượt trước cửa bệnh viện Từ Dũ (đường Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM) được xem như là một trong những cầu vượt hiện đại nhất TP.HCM, với mái che, kính chắn kiên cố.

Vào những giờ cao điểm, nhu cầu qua lại giữa 2 cơ sở của bệnh viện Từ Dũ là rất cao. Người thân, bệnh nhân, các y bác sĩ tại đây thường xuyên phải đi qua lại giữa 2 nơi, nhưng trên thực tế, lại có rất ít người có nhu cầu sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ.

Thậm chí, ngay cả nhiều y bác sĩ của bệnh viện đã phải băng ngang qua đường, thay vì sử dụng cầu vượt bộ hành, vừa không mất công phải leo lên thang bộ của cầu vượt, vừa thực tế nó lại được đặt ở vị trí không thuận lợi cho người dân, do thiết kế chưa xây dựng chưa được hợp lý. Thiết kế ban đầu, cầu vượt này sẽ nối trực tiếp với lầu 1 của bệnh viện Từ Dũ, nhưng về sau không thực hiện được.

Gần đây, khi cơ sở mới của bệnh viện Từ Dũ vừa được khánh thành, cầu vượt dành cho người đi bộ này hầu như để hoang…chỉ lâu lâu mới thấy có người đi xuống từ cầu vượt sang trọng này.

Cầu vượt Văn Thánh, một trong số những cầu vượt tiền tỷ nhưng bị lãng quên (ảnh: H.T)

Cầu vượt bị nhiều người dân chê trách nhất ở TP.HCM là cầu vượ Văn Thánh, nằm trên địa bàn quận Bình Thạnh. Do trước đây, chính quyền và lãnh đạo TP.HCM tính xây dựng chợ Văn Thánh thành khu trung tâm thương mại lớn, quy mô, việc phân luồng giao thông trên tuyến đường Điện Biên Phủ mở rộng, kết hợp kết nối với 2 cây cầu vượt là Sài Gòn, Nguyễn Hữu Cảnh sẽ làm tăng lượng xe và mật độ giao thông lên rất cao.

Do đó, cầu vượt bộ hành được xem như là giải pháp an toàn cho người đi bộ thuộc địa bàn 2 phường 21, 22 quận Bình Thạnh. Bà Nguyễn Thị Tâm, một trong những người buôn bán tại khu vực này chia sẻ: Cầu vượt Văn Thánh có độ dốc quá cao, leo lên leo xuống rất bất tiện. Băng thẳng qua đường, nếu đi cẩn thận thì sẽ nhanh, khỏe hơn rất nhiều.

Đó là chưa kể khu vực cầu vượt Văn Thánh thường xuyên bị bọn tiêm chích ma túy vứt ngổn ngang các loại kim tiêm, tạo ra cảnh nhếch nhác, dơ bẩn chưa từng có, khiến cho người dân e ngại khi bước lên cầu vượt này.

Trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam, một lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM cho biết, các cầu vượt dành cho người đi bộ ở TP được thiết kế tại những khu vực đông dân cư, nhưng mật độ xe cộ lưu thông cao, mà người dân lại thường có thói quen lưu thông cho tiện, cho nhanh, nên cầu vượt dành cho người đi bộ lâm vào tình trạng ‘ế’.

Do thiết kế có độ dốc quá cao, cùng với nhiều lý do khác khiến cho cầu vượt đi bộ rất ít người sử dụng (Ảnh: H.T)

Sở GTVT TP.HCM đã từng phải sử dụng tới biện pháp dùng rào chắn dọc 2 bên đường phía dưới chân cầu vượt. Giải pháp này đã từng được áp dụng tại cầu vượt đường Nơ Trang Long, trước cửa bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, nhiều người sử dụng cầu vượt hơn, nhưng vẫn có một số người bất chấp, vô tư băng ngang qua đường.

Vấn đề cốt lõi ở đây, theo đại diện của Sở GTVT TP.HCM là cần phải tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa ý thức của người dân, tập có thói quen sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ nếu muốn băng qua đường ở những nơi đông xe.

Đối với việc hàng rong lấn chiếm, buôn bán hay kim tiêm nhếch nhác, vương vãi trên cầu vượt dành cho người đi bộ, chính quyền địa phương cần tổ chức quản lý, kiểm tra và xử lý mạnh tay, thường xuyên hơn nữa. Chính từ đây, các cầu vượt dành cho người đi bộ sẽ an toàn, thoải mái hơn, tạo sự tin tưởng hơn cho người dân.

Hà Trang

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Tạt axit táo tợn ngay trước cửa nhà nạn nhân
  • Người giàu nhất châu Á gia nhập câu lạc bộ 100 tỷ USD, sánh vai cùng Jeff Bezos, Elon Musk
  • Gió đổi chiều, nhập siêu quay trở lại
  • Quỹ bình ổn xăng dầu dư hơn 6.000 tỷ đồng
  • Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Đề thi sẽ có phần dễ
  • Chủ động phòng chống, hạn chế thiệt hại do mưa bão
  • 100 người giàu nhất nước Mỹ kiếm được 195 tỷ USD trong 100 ngày đầu tiên ông Biden làm Tổng thống
  • Thủ tướng: Không để lặp lại việc “một người lơ là, cả xã hội vất vả
推荐内容
  • Cháy nhà trong đêm: Những dấu tích nghi vấn trong lớp tàn tro
  • Thông tấn xã Việt Nam ra mắt trang thông tin đặc biệt về bầu cử
  • Tổng cục Đường bộ đồng ý đưa vào hoạt động trạm BOT trên tuyến tránh Đông Hưng
  • Tesla vận hành dựa trên niềm tin, Exxon hoạt động dựa vào giá trị thực. Ai mới đúng?
  • Trộm cướp kỳ lạ lấy cả...tóc và lông mi
  • Hồ sơ tỷ phú