会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti le c】Khát vọng thịnh vượng sớm trở thành hiện thực!

【ti le c】Khát vọng thịnh vượng sớm trở thành hiện thực

时间:2024-12-23 22:25:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:942次

Đó là một trong những nội dung được Tổng Bí thư,ọngthịnhvượngsớmtrởthagravenhhiệnthựti le c Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo tại hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Trung ương Đảng khóa XIII sáng 20-10. Hơn 1 năm nữa, Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng mới diễn ra, ngay từ bây giờ, một số đột phá chiến lược đã được xác định và người đứng đầu đất nước yêu cầu tập trung triển khai ngay. Từng địa phương, đơn vị, mỗi đảng viên và nhân dân cả nước cần phải làm gì từ lúc này?

Quang cảnh hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Ảnh: nhandan.vn

Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 10 khóa XIII không ít người bất ngờ khi được Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức vào Chủ nhật, Ngày phụ nữ Việt Nam 20-10. Thế nhưng, từ điểm cầu Trung ương tại hội trường Diên Hồng, trực tuyến đến 14.934 điểm cầu với hơn 1,2 triệu đảng viên trong cả nước đã tham dự rất đầy đủ, nghiêm túc, chất lượng. Mục tiêu kỳ vĩ của dân tộc một lần nữa được khắc cốt ghi tâm và thông điệp mới với tư duy mới cũng được lan tỏa. Ai dự hội nghị cũng thêm tự hào và tin tưởng hơn vào mục tiêu, chiến lược, đường hướng phát triển đất nước trong thời gian tới.

KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH CỦA DÂN TỘC

Đại hội XIV của Đảng có ý nghĩa quan trọng mang tính bước ngoặt, là dấu mốc đặc biệt trên con đường phát triển của đất nước. Truyền đạt những nội dung trọng tâm, cốt lõi, điểm mới trong dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIV của Đảng và dự thảo Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng khẳng định: Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIV của Đảng có nội dung mới là không tổng kết một nhiệm kỳ mà gắn với nhiều nhiệm kỳ, kế thừa kết quả của nhiều nhiệm kỳ, đưa ra định hướng không phải chỉ trong vòng chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm, mà còn đưa ra tầm nhìn đến năm 2045. Đây là một điểm rất mới. Báo cáo sẽ có nhiều điểm mới, bao gồm chủ đề, cấu trúc xây dựng báo cáo, đặc biệt là thông điệp rõ, ngắn gọn trong từng nội dung của định hướng chiến lược. 

Truyền đạt những nội dung trọng tâm, cốt lõi, điểm mới trong dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030 và về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch năm 2025; kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025-2027; về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; về chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trên cơ sở kết quả từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ước thực hiện năm 2024 và kế hoạch năm 2025, dự kiến kết quả đánh giá 5 năm 2021-2025 thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 như sau: Tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt khoảng 6%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới; GDP bình quân đầu người tăng từ 3.720 USD năm 2021 lên khoảng hơn 4.900 USD năm 2025. Quy mô nền kinh tế tăng từ 346 tỷ USD, xếp thứ 37 trên thế giới năm 2020; lên 433 tỷ USD, xếp thứ 34 thế giới năm 2023; dự kiến khoảng 500 tỷ USD vào năm 2025, xếp thứ 33 thế giới.

Đặc biệt, chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh một số vấn đề cốt lõi về định hướng phát triển đất nước không chỉ trong năm 2025, mà còn đến năm 2030 và dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước vào năm 2045, bao trùm các lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ, cải cách hành chính, tổ chức cán bộ…

Đại hội XIV của Đảng mang tính bước ngoặt, dấu mốc đặc biệt trên con đường phát triển đất nước, khi chúng ta bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Kết luận hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Mục tiêu đến năm 2045 nước ta trở thành một nước phát triển. Nước phát triển hiện nay thu nhập bình quân đầu người mỗi năm phải trên 15.000 USD. Trong khi đó chúng ta mới đạt xấp xỉ khoảng 5.000 USD. Như vậy, trong 20 năm tới phải tăng gấp 3 lần. GDP của nước ta khoảng 500 tỷ USD, như vậy đến năm 2045 phải đạt trên 1.500 tỷ USD. Để đạt và vượt mục tiêu đó, chúng ta phải đặt chỉ tiêu đến năm 2035 tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người cũng như GDP. Thực hiện mục tiêu này, chúng ta có rất nhiều việc phải làm, phải nỗ lực hơn nữa.

 “Với những thành tựu vĩ đại sau gần 80 năm lập nước, với thế và lực đã tích lũy được, với thời cơ, vận hội mới, chúng ta đã hội tụ đủ điều kiện và đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc, xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu”. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định tại hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 10, khóa XIII sáng 20-10


BÌNH PHƯỚC NỖ LỰC HƠN 

Những năm qua, tăng trưởng kinh tế của Bình Phước đạt khá cao, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau đại dịch. Cụ thể như năm 2023, lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng 10,25%, công nghiệp - xây dựng tăng 7,12%... Năm 2023, Bình Phước là một trong 10 địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất cả nước với 48 dự án, tổng vốn đăng ký 739,23 triệu USD, lũy kế đến nay có khoảng 410 dự án FDI với số vốn đăng ký khoảng 4,3 tỷ USD. Bình Phước cũng nỗ lực trở thành điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư trong nước khi có gần 12.000 doanh nghiệp kinh doanh…

Song song đó, Bình Phước không ngừng đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số, mở rộng áp dụng dịch vụ công trực tuyến nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp và giao thông trọng điểm. Nổi bật là hai tuyến đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) và TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một (Bình Dương) - Chơn Thành (Bình Phước) đang được tỉnh dốc sức triển khai. Đây là hai tuyến cao tốc song song với 2 tuyến quốc lộ 14, quốc lộ 13 hiện hữu, kết nối TP. Hồ Chí Minh cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với khu vực Tây Nguyên và nước bạn Campuchia…

Năm 2023, Bình Phước là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất vùng Đông Nam Bộ với 8,34% (vượt kế hoạch đề ra là 8%). Bên cạnh đó, Bình Phước cũng đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên có thể thấy, với gần 94 triệu đồng/năm, tương đương khoảng 3.840 USD năm 2023 và năm 2024 phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8-8,5%, thu nhập bình quân đầu người của Bình Phước hiện còn thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung của cả nước. 

Cơ cấu kinh tế 9 tháng năm 2024 của Bình Phước tiếp tục có sự dịch chuyển giữa các khu vực theo xu hướng công nghiệp - xây dựng ngày càng tỷ trọng cao với 43,59%, dịch vụ 30,53%, nông - lâm nghiệp - thủy sản 22,43%, còn lại là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm... Nhưng tỷ lệ này cũng còn thấp hơn đáng kể so với trung bình cả nước năm 2023 (công nghiệp - xây dựng 37,12%, dịch vụ 42,54%, nông - lâm nghiệp - thủy sản 11,96%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 8,38%)

Bên cạnh đó, tỉnh vẫn duy trì được tốc độ phát triển kinh tế khá cao, đạt 9,27%, song 9 tháng năm 2024 thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh chỉ đạt hơn 7.123 tỷ đồng, bằng 55,92% so với dự toán HĐND tỉnh thông qua cả năm, giảm 8,60% so với cùng kỳ năm 2023. Chi ngân sách ước hơn 8.628 tỷ đồng, giảm 13,67% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó chi đầu tư phát triển chỉ hơn 3.299 tỷ đồng, giảm 37,46%.

NGẤM SÂU VÀ HÒA VÀO THỰC TIỄN CUỘC SỐNG

Dẫn ra số liệu để thấy, Bình Phước đang nỗ lực phát triển góp phần xứng đáng xây dựng kỷ nguyên mới của đất nước. Tuy đạt được những kết quả rất đáng tự hào, nhưng xuất phát điểm thấp, còn nhiều khó khăn, nên trên bước đường phát triển còn không ít cột mốc cần vượt qua mới bằng với mặt bằng chung của cả nước. Đặc biệt, Bình Phước cũng còn nhiều việc phải làm, phải nỗ lực cao hơn nữa, trong 6 năm tới mới đạt được mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, là “điểm đến hấp dẫn” của vùng Đông Nam Bộ, cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng 54%, thương mại - dịch vụ 35%, nông - lâm nghiệp - thủy sản 11%, kinh tế số chiếm tỷ trọng 30%, thu nhập bình quân tương đương 7.500 USD/ người/năm… như nghị quyết của tỉnh và Quyết định số 1489/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24-11-2023 phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bình Phước nỗ lực vươn lên, các địa phương khác cũng nỗ lực vươn lên như thế, cả nước cùng nỗ lực vươn lên. Rộng ra các quốc gia trên thế giới, không quốc gia nào đứng yên, họ cũng không ngừng cố gắng vươn lên. Đạt được mục tiêu kỳ vĩ trở thành một nước phát triển sau 20 năm nữa, đòi hỏi Bình Phước, Việt Nam nỗ lực nhiều hơn so với mặt bằng chung. 

Việc đưa nghị quyết của Đảng tới từng chi bộ, từng đảng viên, ngấm sâu và hòa vào thực tiễn cuộc sống đặt ra rất khẩn trương, cấp bách. Đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải tạo thành khối thống nhất về ý chí và hành động, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, nỗ lực cao với những bước đi bài bản, chính xác. Tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, huy động cao nhất mọi nguồn lực thực hiện thắng lợi các chủ trương, phương hướng chiến lược mà Trung ương Đảng thống nhất hoạch định”. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâmchỉ đạo tại hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 10, khóa XIII sáng 20-10


Một số đột phá chiến lược đã được Trung ương thống nhất đưa vào văn kiện Đại hội XIV. Thông điệp của người đứng đầu đất nước là “tập trung triển khai ngay”, “ngấm sâu và hòa vào thực tiễn cuộc sống”. Thông điệp ấy đã, đang và sẽ lan tỏa khắp cả nước, trong đó có Bình Phước. Thẳng thắn nhìn nhận cả những thuận lợi và khó khăn, phát huy tinh thần đoàn kết và truyền thống tự lực, tự cường, khát vọng xây dựng một Bình Phước, một Việt Nam thịnh vượng, phát triển, chắc chắn sẽ sớm trở thành hiện thực.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Hà Nội hạn chế tụ tập đông người đến hết ngày 15/4/2020
  • Biến đổi khí hậu có thể làm bùng phát nạn châu chấu sa mạc tại châu Phi
  • 3 chiến lược tái chế rác thải nhựa có thể cứu Trái đất
  • Năng lượng nhiên liệu hóa thạch mất dần vị thế trước năng lượng tái tạo châu Âu
  • Xe dưới 9 chỗ nhập khẩu tăng gấp 4 lần năm trước
  • Lầu Năm Góc sẽ lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà
  • Khám phá trang trại trồng rau dưới đáy biển
  • Liên tiếp 3 ngày, Hà Nội đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí
推荐内容
  • Sai phạm trong buôn bán phân bón có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
  • TP.HCM sẽ hỗ trợ thu mua xe cũ, chuyển sang xe dùng nhiên liệu sạch
  • Dự án điện gió nổi ngoài khơi kết hợp với trang trại lồng cá bền vững
  • Anh sẽ xây dựng nhà máy phát điện thủy triều lớn nhất thế giới
  • Đề thi môn Toán tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 chính thức
  • Cháy nhà máy chứa 900 tấn pin lithium ở Pháp