【kết quả bóng đá besiktas】Rốt ráo xử lý nợ thuế không có khả năng thu hồi
Hướng dẫn xử lý hồi tố cho doanh nghiệp có giao dịch liên kết bù trừ thuế đã nộp | |
Chính thức có hướng dẫn về hồ sơ,ốtráoxửlýnợthuếkhôngcókhảnăngthuhồkết quả bóng đá besiktas quy trình, thủ tục xử lý nợ thuế | |
Bộ Tài chính rốt ráo kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA |
Tổng cục Thuế đảm bảo việc xử lý các khoản nợ thuế không còn khả năng thu ngân sách chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng quy định pháp luật, tránh trục lợi, thất thoát cho ngân sách nhà nước. Ảnh: Thùy Linh |
Nợ thuế diễn biến phức tạp
Thống kê của Tổng cục Thuế, trong 6 tháng đầu năm 2020, cơ quan Thuế cả nước đã đôn đốc thu hồi nợ được 15.222 tỷ đồng. Con số này chỉ bằng 44,6% chỉ tiêu thu nợ được giao, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo ông Đoàn Xuân Toản, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý nợ, Tổng cục Thuế, tình hình thu hồi nợ thuế năm 2020 bị chậm hơn so với năm 2019 bởi ảnh hưởng từ dịch Covid-19 và việc thực hiện giãn cách xã hội, nhiều người nộp thuế gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng như tạm ngừng hoạt động, từ đó chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Ngoài ra, theo nhận định của Tổng cục Thuế, hiện công tác quản lý và xử lý số nợ khó thu vẫn còn nhiều khó khăn. Thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy, tính đến hết tháng 6/2020, tiền thuế nợ không còn khả năng thu hồi (của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh) là 46.120 tỷ đồng. Số nợ này chiếm tỷ trọng 44,9% tổng tiền thuế nợ, tăng 4,7% so với thời điểm ngày 31/12/2019, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Với nhóm đối tượng nợ khó thu này, cơ quan Thuế phải phối hợp với chính quyền địa phương, phối hợp với các sở, ban, ngành áp dụng biện pháp đôn đốc, cưỡng chế theo quy định, đồng thời vẫn quản lý theo dõi số tiền nợ thuế và tính tiền chậm nộp. Do vậy, số nợ này đang cản trở mục tiêu giảm nợ của cơ quan Thuế do các khoản nợ không còn khả năng thu hồi, không còn đối tượng để thu hoặc đối tượng thu không còn tài sản, không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Các địa phương nhanh chóng hành động
Kể từ ngày 1/7/2020, Nghị quyết 94/2019/QH14 về việc khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước chính thức có hiệu lực thi hành. Mới đây, Thông tư 69/2020/TT-BTC về hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94/2019/QH14 của Quốc hội cũng ra đời với việc quy định chi tiết, cụ thể các bước để khoanh và xóa nợ thuế.
Thông tin từ các địa phương cho thấy, không chờ đến khi Nghị quyết 94 có hiệu lực, ngay từ những tháng đầu năm, các cục thuế trên cả nước đã "bắt tay" vào công tác xử lý nợ thuế theo tinh thần của Quốc hội đã đề ra. Đơn cử như tại Cục Thuế Hà Nội, thống kê cho thấy, từ năm 2015 đến năm 2019, số nợ không có khả năng thu tại đơn vị này tăng 225% lên mức 6.052 tỷ đồng và chiếm hơn 1/3 tổng số nợ tại đây. Chính vì vậy, để đảm bảo chủ động triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, chính xác, đúng đối tượng ngay khi Nghị quyết 94 có hiệu lực, trong tháng 4/2020, Cục Thuế Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14 do Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Đơn vị này cũng đã chủ động tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành và các UBND quận, huyện, thị xã trên địa bàn và phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức thực hiện khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.
Hiện Cục Thuế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện Nghị quyết xử lý nợ trên địa bàn thành phố. Theo đó, đã tập trung rà soát dữ liệu, lập danh sách người nộp thuế thuộc diện khoanh nợ, xóa nợ, xác định số tiền nợ thuế thuộc diện xóa nợ, khoanh nợ đồng thời xây dựng quy trình các bước thực hiện theo quy định của Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Còn tại Cục Thuế Bắc Ninh, thống kê cho thấy tại đơn vị này vẫn còn hơn 200 tỷ đồng tiền thuế nợ không có khả năng thu hồi. Để có thể triển khai các nội dung Nghị quyết 94, từ tháng 6/2020, cơ quan Thuế đã rà soát hệ thống, xác định đúng số thuế còn nợ của các tổ chức, cá nhân, bao gồm tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp. Từ đó phân loại số nợ, nợ cũ tồn đọng hay nợ mới phát sinh, các nguyên nhân phát sinh nợ… và đề ra phương án khoanh nợ, hay xóa nợ cho từng đối tượng.
Một địa phương khác cũng rất nhanh nhạy trong công tác xử lý nợ thuế đó chính là Phú Thọ. Ngay từ cuối tháng 4, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành văn bản về việc thực hiện khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 94. Theo đó, Cục Thuế Phú Thọ đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết xử lý nợ; thực hiện rà soát, phân loại và hoàn thiện hồ sơ, điều kiện khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp còn nợ trước ngày 1/7/2020. Đồng thời lập danh sách người nộp thuế thuộc đối tượng được khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp nhưng chưa đầy đủ hồ sơ, điều kiện để đề nghị các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp phối hợp xác nhận và hoàn thiện thủ tục, hồ sơ làm căn cứ khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định.
Đại diện Tổng cục Thuế khẳng định, thời gian tới, ngành Thuế sẽ tổ chức triển khai thực hiện tốt việc xử lý nợ theo Nghị quyết số 94 và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính trong toàn ngành Thuế, từ đó đảm bảo việc xử lý các khoản nợ thuế không còn khả năng thu ngân sách chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng quy định pháp luật, tránh trục lợi, thất thoát cho ngân sách nhà nước.
Theo ông Đoàn Xuân Toản, đến thời điểm này, qua rà soát sơ bộ cho thấy số lượng người nộp thuế được khoanh nợ, xóa nợ là 843.000 trường hợp, số nợ thuế khoanh là 22.000 tỷ đồng, số nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp xóa là 16.000 tỷ đồng. Đến nay, Tổng cục Thuế đã ban hành Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện xử lý nợ thuế. Đồng thời hướng dẫn các cục thuế thành lập Ban Chỉ đạo xử lý nợ tại địa phương và phân công, giao nhiệm vụ cho từng thành viên triển khai lập hồ sơ, xác minh tình trạng của người nộp thuế để xử lý nợ thuế. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thu hồi giấy phép phân phối xăng dầu của Công ty Nam Phúc
- ·Trường hợp lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài được xét hưởng lương hưu
- ·Nhân dân khắp mọi miền tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Thông xe hầm chui đường nối 4.800 tỷ tại cửa ngõ Tân Sơn Nhất
- ·Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2018
- ·Trừ điểm giấy phép lái xe, tài xế nhận thông báo và xem số điểm còn lại ở VNeID
- ·Hà Nội, TPHCM đứng trước nguy cơ mỗi nơi còn 2 trung tâm đăng kiểm hoạt động
- ·Hành động ấm áp của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại sứ Mỹ với nạn nhân da cam
- ·Hiện trường vụ tường nhà đang tháo dỡ đổ sập đè 3 công nhân bị thương
- ·Triệt phá đường dây vận chuyển ma túy giấu trong rượu vang từ Pháp về Việt Nam
- ·Loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2020
- ·Cục CSGT: Nhiều ý kiến mong muốn giữ nguyên mức phạt vi phạm nồng độ cồn
- ·'Ngày nào khu HH Linh Đàm cũng có báo cháy, không biết khắc phục thế nào'
- ·TPHCM: Người dân phấn khởi chờ đợi mở rộng 8km đường Võ Văn Kiệt
- ·Cách ly 14 ngày với công dân về từ vùng dịch
- ·Chủ tịch TPHCM yêu cầu xác định trách nhiệm vụ gãy nhánh cây 2 người tử vong
- ·Chỉ mất 10 phút để người dân làm thủ tục đăng ký xe, bấm biển số trên VNeID
- ·Để lại bút tích gửi mẹ rồi nhảy cầu tự vẫn, thanh niên lại bơi ngược lên bờ
- ·Giảm thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm màng BOPP nhập khẩu
- ·Bộ trưởng Quốc phòng tặng cờ Tổ quốc cho con gái chiến sĩ Việt Nam trên đất Nga