【kqbd fulham】Đứng vững nhờ đồng hành và chia sẻ với nhà nông
Đứng vững nhờ Đồng hành & Chia sẻ với nhà nông
Tham dự đêm gala,Đứngvữngnhờđồnghànhvàchiasẻvớinhànôkqbd fulham ông Ygiang Gry Nie Knơng, Phó Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk nói: “Đắk Lắk là vùng đất nông nghiệp, đang và sẽ đi lên chủ yếu từ nông nghiệp. Đã có nhiều doanh nghiệp (DN), nhà khách hàng (KH) đồng hành với sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền.
Cùng với Đài PH-TH tỉnh, Công ty Bình Điền sáng tạo ra chương trình truyền hình tương tác trực tiếp với nhà nông, mang tên “Đồng hành & Chia sẻ”. Chương trình đã duy trì được 10 năm và sẽ còn tiếp tục nữa, vì đây là cầu nối quan trọng để nhà nông tiếp thu được những kiến thức khoa học kỹ thuật (KHKT) tiên tiến để áp dụng ngay vào sản xuất, canh tác trên thửa ruộng, vuông vườn nhà mình. Nó góp phần giúp Đảng, Nhà nước, tỉnh nhà thực hiện thành công 2 chương trình lớn là xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Lãnh đạo, chính quyền tỉnh rất trân trọng đóng góp của chương trình.”
Ông Trương Hồng, quyền Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), nhấn mạnh: “Đây là chương trình có ý nghĩa. Thông qua chương trình các kỹ thuật sản xuất, sản phẩm vật tư tốt được chuyển tải tới nhà nông; những khó khăn, vướng mắc của nhà nông được giải đáp, rất kịp thời”.
Ông Huỳnh Quốc Thích, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, cho rằng: “Chương trình đã liên kết được 4 nhà mà cái đích là giúp nhà nông sản xuất, canh tác tốt. Khi mà hệ thống khuyến nông địa phương còn chưa tới thì sóng truyền hình đã len lỏi tới để cho các nhà KH, các chuyên gia nông nghiêp chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nhà nông.”
Theo ông Lê Quốc Phong, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền, thì Bình Điền đã đầu tư làm chương trình từ trước, tại VTV Cần Thơ, sau này là DRT và nhiều đài PT-TH các tỉnh khác. Ông Phong nói: “Bình Điền có tiêu chí là không chỉ đưa đến bà con nông dân những sản phẩm phân bón chất lượng cao, phù hợp nhất mà còn kèm theo đó là cả một gói giải pháp kỹ thuật, nhất là quản lý tốt dinh dưỡng cho cây trồng, giúp nhà nông đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. 10 năm qua DRT, Bình Điền và Công ty Syngenta vừa đồng hành vừa chia sẻ với bà con nông dân không chỉ tại Đắk Lắk mà cả các tỉnh khác của Tây Nguyên. Nhiều mảnh đời nông dân nghèo khó, thiếu thốn khi chương trình phát hiện đã được chia sẻ kịp thời bằng Mái ấm Bình Điền, nâng cánh ước mơ, bằng tặng phân bón, hỗ trợ phí vận chuyển, được trả chậm khi nhận phân bón… đã giúp nhiều hộ nông dân không chỉ thoát nghèo, vươn lên khá giả mà còn chung tay xây dựng đời sống văn hóa, văn minh tại các bản làng xa xôi giữa đại ngàn.
Tuy vậy, để có được thành quả ngày hôm nay, ban tổ chức đã phải vượt qua không ít khó khăn, thử thách. Ông Trần Đại, Phó giám đốc DRT, chia sẻ: “Là đài địa phương, làm sao có được một chương trình truyền hình tương tác trực tiếp với nông dân, kết nối được 4 nhà? Chúng tôi đã phải cử một ekíp vào Cần Thơ học hỏi cách làm truyền hình tương tác. Được sự giúp đỡ tận tình của VTV Cần Thơ và Công ty Bình Điền, chúng tôi đã phát sóng chương trình đầu tiên vào tháng 12/2007. Thật may chương trình được đông đảo bạn xem đài cổ vũ, nông dân nhiệt tình ủng hộ; thế là cứ vậy phát sóng. Từ số đầu tiên mang tên “Nhịp cầu nhà nông” đến năm 2011 thì mang tên “Đồng hành và Chia sẻ”
Tiếp tục tiến tới
Dấu ấn 10 năm là rất sâu đậm, nhưng chương trình phải được đầu tư sâu đậm hơn. Ông Đại nói: “DRT phải cải tiến cách làm, vươn tới thực tế sản xuất của nhà nông, làm cho chương trình ngày càng hấp dẫn và thiết thực”. “Giúp cho nông dân định hướng được phải trồng cây gì, nuôi con gì, sản phẩm nông nghiệp nào đang và sẽ có thị trường ổn định, muốn có giống mới, giống tốt phải tới đâu” - ông Trương Hồng đề nghị; “Chương trình cần lồng ghép những thông tin về ngân hàng, thị trường để giúp nhà nông có rộng thêm kiến thức khi quyết định các dự án sản xuất” - ông Huỳnh Quốc Thích mong muốn. “Cần có thêm sự chia sẻ kinh nghiệm sản xuất lẫn nhau của bà con nông dân để tạo thêm sự hấp dẫn, sinh động” - ông Lê Quốc Phong, chia sẻ.
Ông Trần Văn Điều, ở xã Ea Mnang, huyện Chư Mga, cho biết nhà ông trồng 6 ha cà phê và tiêu, ông rất khoái chương trình. “Ai có vướng mắc gì trong sản xuất thì gửi câu hỏi để được các thầy trả lời, hoặc nghe người ta hỏi mình cũng tiếp thu được kỹ thuật cần thiết, nhất là những vấn đề thời sự về thời tiết, bệnh dịch trên cây trồng, giá cả nông sản... Tôi mong chương trình tiếp tục để trợ giúp cho nông dân tụi tôi”- ông Điều nói.
Các nhà khoa học được tri ân, nông dân sản xuất giỏi được tặng thưởng, nhà tài trợ được ghi nhận công tích… nhất định chương trình sẽ tiếp tục tiến tới, như lời hứa của DRT “Chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; liên tục đổi mới cả nội dung và hình thức thực hiện để luôn đồng hành và chia sẻ cùng nhà nông”./.
Trần Đình Thế
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- ·Vượt khó, ấp ủ ước mơ làm thầy giáo
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị không thucác khoản ngoài học phí
- ·Họp trực tuyến bàn về dự thảo Nghị định quy định về tiền sử dụng đất
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
- ·Hiệu quả của Access
- ·Trường ca 'Lũ'
- ·Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- ·Tham gia cứu nạn, cứu hộ, nhiều cá nhân được UBND tỉnh tặng Bằng khen
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Theo dõi sát sao hoạt động tàu cá trên biển
- ·Thuận thiên vì sự phát triển bền vững
- ·Đầu tháng 4, Trường Tương Lai sẽ đi vào hoạt động
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Mở cao điểm tấn công trấn áp tội phạm
- ·Chăm lo cho học sinh khó khăn trước thềm năm học mới
- ·Nỗ lực tư vấn tuyển sinh,hướng nghiệp
- ·Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- ·Lo giáo viên ngoại ngữ