【bxh nh】Cái Tết diệu kỳ
Hôm đó là ngày 29 Tết. Dường như tôi đang mong chờ một điều gì: là đồ Tết, tiền lì xì hay được đi chơi cùng bạn bè? Không, mọi ý nghĩ dập tắt và trở nên vô nghĩa khi nhìn thấy được sự mệt mỏi từ ánh mắt bươn chải từng ngày của mẹ.
Hôm đó là ngày 29 Tết. Dường như tôi đang mong chờ một điều gì: là đồ Tết, tiền lì xì hay được đi chơi cùng bạn bè? Không, mọi ý nghĩ dập tắt và trở nên vô nghĩa khi nhìn thấy được sự mệt mỏi từ ánh mắt bươn chải từng ngày của mẹ.
Nhà nghèo, lại đông chị em, mẹ phải đi làm suốt đến tối chúng tôi mới gặp mặt. Là con cả trong gia đình, đương nhiên tôi phải chịu đựng nhiều thiệt thòi, vất vả. Nhưng những gì tôi chịu đựng cũng chẳng là gì so với giọt mồ hôi của mẹ. Tôi đã nghĩ mình có còn nhỏ đâu mà chạy ra đường khoe áo mới, đến nhà bạn mà ăn cái kẹo, miếng mứt dừa… Tôi đã không còn háo hức, nôn nao.
Minh hoạ: Hoàng Vũ |
Rồi trưa 30, mẹ cầm vài trăm ngàn dắt chị em tôi sắm đồ Tết. Tôi thấy tủi thân khi nhìn mẹ chọn đồ cho những đứa em mình, chỉ là những bộ quần áo rẻ tiền, đơn giản. Từ ngày cha tôi ra đi, mẹ phải là trụ cột. Dù khó khăn, thiếu thốn nhưng không bao giờ mẹ quyết định cho tôi thôi học. Nhìn sâu trong đôi mắt mẹ, tôi thấy một nỗi buồn man mác. Nước mắt đang dần tuôn ra nhưng tôi cố kiềm lại. Nhìn cái nón mẹ đang đội trên đầu, bộ đồ đã quá cũ mà lòng tôi thấy xót xa…
Ðêm ấy tôi thao thức thật nhiều và hứa rằng: “Có gì đâu mà buồn khi không được đồ mới ăn Tết”. Sáng hôm sau, mùng một Tết, tôi dọn dẹp nhà với mẹ. Nhìn những đứa con nít hàng xóm thì thào, hét to như muốn dậy vang trời: “Tôi có đồ mới, giày mới nè!...”, tôi cố không nghe, bỏ ngoài tai. Những đứa em của tôi cũng đi chơi trong niềm hớn hở vui xuân… Tôi sợ mẹ lo nên cố cười đùa.
Cho đến mùng 3 Tết, tôi được đi chơi. Sáng hôm đó, tôi mặc bộ đồ cũ của vài năm trước. Tôi nhìn vào gương và gượng cười: “Không gì cả!”. Bỗng mẹ cầm tay tôi, đeo cho tôi một cái đồng hồ mà cha đã tặng mẹ trong ngày cưới. Mẹ nghẹn ngào: “Con gái của mẹ đã thực sự lớn rồi”. Tôi xúc động đến nỗi nói không thành lời. Nhìn mẹ, tôi giấu nước mắt vào lòng.
Gần 4 năm trời xa nhà, sống ở thành thị nhưng chưa một lần tôi quên đeo và giữ gìn cẩn thận đồng hồ của mẹ tặng. Tôi quý nó lắm. Và cũng chưa bao giờ quên câu chuyện Tết năm ấy.
Ngày Tết năm nào giúp tôi nhận ra nhiều điều: không nơi nào bằng mái ấm gia đình, không tiền bạc nào đo tình thương người cha, người mẹ dành cho con cái của mình.
Cảm ơn về ngày Tết năm nào. Cảm ơn vì cuộc đời đã cho tôi được làm con của mẹ. Mùa Tết năm ấy, tôi gọi là “Tết diệu kỳ”, cái Tết mà tôi không thể quên./.
Kiều Linh, lớp 12A1, Trường THPT Thái Thanh Hoà
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Khai trương Phòng giao dịch Thủ Thừa trực thuộc BIDV
- ·Gỡ vướng xác nhận nguyên liệu thủy sản trong khắc phục thẻ vàng
- ·Các nhà khoa học giải thích lý do biến thể Delta có thể tự hủy diệt
- ·Ca mổ nội soi ghép gan từ người cho sống đầu tiên ở Việt Nam
- ·Led blue gợi ý lựa chọn màn hình LED phù hợp cho hội trường
- ·Nước súc miệng công thức CPC hỗ trợ ngừa Covid
- ·Hà Nội tìm người tới hàng loạt cửa hàng, gara ô tô liên quan ca Covid
- ·Khả quan tiêu thụ xăng E5 RON92
- ·Việt Nam có thể thu lợi từ trí tuệ nhân tạo AI gần 79,3 tỷ USD vào năm 2030
- ·Việt Nam còn nhiều tiềm năng về căn hộ dịch vụ
- ·Công nghệ cao làm nên nông nghiệp hiện đại
- ·Bốn triệu chứng ở người nhiễm Omicron đã tiêm 2
- ·Đã có nhiều chính sách thúc đẩy liên kết vùng
- ·Giả thuyết về nguồn gốc của biến thể nCoV gây lo lắng trên thế giới
- ·3 lý do cha mẹ nên mở tài khoản ngân hàng cho con
- ·Diễn đàn VBF: Thủ tục hành chính đang làm thị trường ô tô bất ổn.
- ·Bệnh viện mắt Sài Gòn, 17 năm lan tỏa lối sống mắt khỏe
- ·90% chi tiêu bằng tiền mặt, đường tới nền kinh tế số còn gian nan
- ·Chính sách gia hạn, giảm thuế đã 'ngấm' vào doanh nghiệp
- ·Các chuyên gia bối rối khi số ca Covid