会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh concacaf】Siết chặt điều kiện vay nợ của chính quyền địa phương!

【bxh concacaf】Siết chặt điều kiện vay nợ của chính quyền địa phương

时间:2024-12-24 00:41:04 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:473次

siet chat dieu kien vay no cua chinh quyen dia phuong

Cơ chế cấp phát chưa khuyến khích các địa phương phát huy tối đa tính chủ động để đạt được hiệu quả sử dụng vốn tối ưu. Ảnh: H.V​​​.

Cấp phát 92,ếtchặtđiềukiệnvaynợcủachínhquyềnđịaphươbxh concacaf2%

Tổng trị giá vay nợ của chính quyền địa phương giai đoạn 2010-2016 đạt trên 139 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.

Cho biết về thực trạng cấp vốn cho địa phương thời gian qua, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết: Việc huy động vốn nước ngoài về cho vay lại, hoặc cấp phát của NSNN hiện nay rất lớn. Thống kê trong vòng 10 năm qua, trong tổng số khoảng 45 tỷ USD vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết, số vốn vay dành cho các chương trình dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương khoảng 15,51 tỷ USD (chiếm 35%). Trong tổng số vốn vay cho chương trình dự án của địa phương, tỷ trọng vốn cấp phát còn lớn (92,2%); tỷ trọng cho vay lại còn hạn chế (7,8%). Theo lý giải của Bộ Tài chính, thực trạng này xuất phát từ đặc điểm của giai đoạn trước là các địa phương có nhu cầu đầu tư lớn để xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) nhưng phần lớn các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, Trung ương phải trợ cấp. Tính đến năm 2015, mới chỉ có 13 địa phương tự cân đối được thu chi và điều tiết về Trung ương, các địa phương khác còn nhiều khó khăn, một số địa phương đặc biệt khó khăn. Đồng thời, nguồn vốn huy động được trong giai đoạn này có tính ưu đãi cao, chủ yếu là vốn ODA, lãi suất trung bình khoảng 1%, kỳ hạn dài đến 40 năm.

Tuy có lý do hợp lý nhưng không thể phủ nhận rằng, hiện trạng sử dụng vốn ODA của các địa phương còn nhiều bất cập. Theo ông Long, điều dễ nhận thấy nhất là sự thiếu bình đẳng giữa các địa phương. Thực tế có tình trạng địa phương có sức hút lớn, thu hút được nhiều dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn nhưng lại đồng thời nhận cấp phát từ NSNN. Trong khi đó, nhiều địa phương nghèo lại rất hạn chế trong việc tiếp cận vốn, thường chỉ tập trung vào một dự án cho vay lại như nước nông thôn, điện nông thôn… Bên cạnh đó, một số địa phương còn tư tưởng coi vốn vay là vốn tăng thêm từ ngân sách Trung ương, chưa chủ động chỉ đạo thực hiện, không bố trí vốn đối ứng và lại đề nghị Trung ương hỗ trợ.

Chia sẻ thêm, bà Nguyễn Xuân Thảo – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính nêu: Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Từ tháng 7/2017, Việt Nam không còn được vay vốn Ngân hàng Thế giới theo điều kiện ưu đãi, sau đó sẽ đến các đối tác phát triển khác. Việt Nam phải chuyển sang sử dụng chủ yếu là nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay toàn bộ theo điều kiện thị trường.

Mặt khác, cơ chế cấp phát cũng bắt đầu bộc lộ một số hạn chế, chưa đảm bảo sự hỗ trợ đồng đều của Trung ương tới các địa phương. Một số địa phương lớn được hỗ trợ nhiều, địa phương nhỏ khó khăn hơn được hỗ trợ ít (do quy mô của dự án nhỏ hơn). Cơ chế cấp phát chưa khuyến khích các địa phương phát huy tối đa tính chủ động để đạt được hiệu quả sử dụng vốn tối ưu. Đồng thời, Luật NSNN 2015 (có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017) đã chính thức quy định quyền vay nợ của địa phương thông qua các quy định về bội chi, hạn mức nợ,...

Từ các yêu cầu của pháp luật Việt Nam và đòi hỏi của tình hình mới, việc đưa ra những chính sách để siết chặt việc huy động cũng như nâng cao trách nhiệm của địa phương trong sử dụng các nguồn vốn vay là hết sức quan trọng.

Phân nhóm địa phương để cho vay lại

Ngày 15/6 tới đây, Nghị định số 52/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ về cơ chế cho vay lại đối với chính quyền địa phương sẽ chính thức có hiệu lực. Theo cơ chế mới, tỷ lệ cho vay lại nguồn vốn vay ODA cho các dự án đầu tư phát triển KT-XH thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương do UBND cấp tỉnh đề xuất. Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 10% vốn vay ODA; từ 50% đến dưới 70% áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 20%; dưới 50% áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 30%. Địa phương có điều tiết về ngân sách Trung ương (trừ Hà Nội và TP.HCM) áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 50%. Hà Nội và TP.HCM được vay lại 80% vốn ODA. Tỷ lệ cho vay lại vốn vay ưu đãi cho các dự án đầu tư phát triển KT-XH thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương cũng do UBND cấp tỉnh đề xuất. Các địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên, thuộc danh mục các địa phương có huyện nằm trong danh sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ưu đãi. Các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương còn lại được vay lại 70%. Địa phương có điều tiết về ngân sách Trung ương áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 100%. Tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng làm phần đóng góp của địa phương trong các dự án hợp tác công tư (PPP) là 70%.

Tuy Nghị định số 52 mới được Chính phủ ban hành đầu năm 2017 nhưng trước đó, từ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị yêu cầu chủ động triển khai cơ chế cho vay lại, kiến nghị những dự án địa phương xin cấp phát chuyển sang phương án cho vay lại. Với Chỉ thị này, tỷ lệ cấp phát thời gian qua đã giảm dần. Do đó, theo bà Nguyễn Xuân Thảo, với những quy định mới, tỷ lệ cho địa phương vay lại thời gian tới chắc chắn sẽ tăng lên và đảm bảo hạn mức đã được quy định. Ngoài ra, các tỷ lệ nói trên cũng đã được Chính phủ tính toán phù hợp để các địa phương vẫn đảm bảo hạn mức nợ như trong Luật NSNN 2015, dòng tiền trả nợ hàng năm không trở thành gánh nặng quá lớn và tổng chi trả nợ chỉ chiếm khoảng 10% ngân sách địa phương. Mức vay của địa phương cũng được Quốc hội xem xét từng năm nên tránh được tình trạng vay quá nhiều không kiểm soát được.

Bên cạnh đó, để siết chặt hơn nữa việc vay nợ của các địa phương, trong dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) đang được Chính phủ trình Quốc hội, trách nhiệm của UBND cấp tỉnh được đề cập khá rõ ràng với những điều kiện vay lại vốn hết sức “ngặt nghèo”. Cụ thể, muốn vay được, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được cấp có thẩm quyền cho phép vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để bù đắp bội chi ngân sách địa phương; có chương trình, dự án đầu tư phát triển KT-XH hoặc dự án có phần vốn góp của ngân sách địa phương theo phương thức PPP thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đầu tư công, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; không có nợ vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ quá hạn trên 180 ngày; mức dư nợ vay của ngân sách địa phương tại thời điểm xem xét khoản vay lại không vượt quá mức dư nợ vay của ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN và ngân sách địa phương cam kết bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

Những giải pháp nói trên của Chính phủ mang theo kỳ vọng sẽ nâng cao tính chủ động của địa phương trong quản lý thực hiện dự án và góp phần quản lý hiệu quả nợ của địa phương; là công cụ để phân bổ nguồn lực, ưu tiên sử dụng nguồn ODA cho các địa phương khó khăn; xây dựng và nâng cao năng lực quản lý nợ của địa phương.

Ông Đinh Xuân Hà - Trưởng Phòng Quản lý NSNN - Vụ NSNN -Bộ Tài chính: Không có mâu thuẫn giữa cơ chế cho vay lại với Luật

Luật Ngân sách Nhà nước 2015 đã được ban hành và có hiệu lực thi hành từ năm 2017 với một điểm mới là cho phép chính quyền địa phương được bội chi ngân sách với hạn mức vay tổng thể, mang tính chất tối đa tại một thời điểm. Khoản vay ODA, vay ưu đãi chỉ là một bộ phận cấu thành trong dư nợ hạn mức vay.

Ngoài ra, Luật NSNN 2016 cho phép Chính phủ tự đưa ra chính sách đặc thù cho một số địa phương và xin Quốc hội cho ý kiến. Chính phủ đã dự kiến 5 địa phương là động lực quan trọng được hưởng các chính sách đặc thù này. Cơ chế cho Hà Nội, TP.HCM đã được ban hành với mức dư nợ vay được nâng từ 60% lên 70%. Đối với Đà Nẵng, tỷ lệ này được nâng từ 30% lên 40%. Cơ chế đối với Hải Phòng và Cần Thơ đang trong quá trình hoàn thiện.

Trong khi đó, Nghị định 52 chỉ điều chỉnh mối quan hệ và cơ cấu tỉ lệ được vay, được cấp phát của riêng nguồn vốn do Chính phủ vay về rồi cho địa phương vay lại chứ không điều chỉnh toàn bộ hạn mức dư nợ của địa phương. Vậy nên, có thể khẳng định không có mâu thuẫn hay sự chồng chéo giữa Nghị định 52 và Luật NSNN cũng như các Nghị định quy định cơ chế đặc thù mà những nội dung này chỉ cụ thể hóa các nhiệm vụ Quốc hội giao cho Chính phủ trong Luật NSNN 2015.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Quảng Ninh: Bắt giữ tàu vận chuyển 1.000 tấn than có dấu hiệu vi phạm
  • Thông tin mới về sức khỏe diễn viên Hoàng Lan
  • Dựng cùng lúc hai vở kịch vào lúc này là quá liều
  • NSƯT Đức Hải tố cáo Nhâm Hoàng Khang tống tiền
  • Chủ tịch VCCI: Để đón vốn nước ngoài, Luật PPP cần đột phá?
  • Ưu đãi cho chủ thẻ Vietinbank
  • Hủy kết quả, không công nhận nếu không thu hồi danh hiệu vi phạm
  • Thị trường chứng khoán châu Á hầu hết giảm điểm sáng 28/6
推荐内容
  • Hậu Giang: Công an vào cuộc vụ sập giàn giáo thủy điện Sông Hậu 1
  • Khu du lịch Tam Chúc cần tăng cường các biện pháp 5K phòng dịch Covid
  • Từ đầu mùa dịch, hơn 8.270 cơ sở kinh doanh thiết bị y tế vi phạm bị xử phạt
  • Thông qua tuyên bố chung về lao động và việc làm ứng phó dịch Covid
  • Vụ mầm non Mầm Xanh: Đề nghị truy tố 2 bảo mẫu bạo hành trẻ em
  • Diễn viên 'Đất Phương Nam' Hữu Thành qua đời tuổi 88