【ket qua ajax】Góp ý dự thảo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa
Một số đại biểu băn khoăn về tiêu chí xác định DNNVV theo doanh thu rất khó thực hiện. Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng,ópýdựthảoLuậtHỗtrợDNnhỏvàvừket qua ajax tiêu chí doanh thu đang được một số cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan thuế sử dụng thường xuyên để xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải khai báo thuế với cơ quan quản lý nhà nước.
Đồng thời, tiêu chí doanh thu cũng được cơ quan thuế sử dụng làm căn cứ để áp dụng thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và một số chính sách ưu đãi thuế khác cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc căn cứ vào doanh thu sẽ phản ánh tình trạng hoạt động, quy mô thực tế của doanh nghiệp (đang hoạt động, phát sinh doanh thu trong ngành, lĩnh vực cần hỗ trợ), là căn cứ để tổ chức tín dụng đánh giá cấp tín dụng.
Hỗ trợ DNNVV cần tiêu chí xác định DNNVV rõ ràng, dễ tính toán, dễ xác định để cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ DNNVV có căn cứ xác định DNNVV có thuộc đối tượng thụ hưởng theo từng chính sách hỗ trợ cụ thể của nhà nước. Với điều kiện thực tế ở nước ta, việc sử dụng tiêu chí doanh thu làm tiêu chí xác định DNNVV khả thi hơn so với tiêu chí tổng nguồn vốn.
Một số ý kiến cho rằng, ngoài các DNNVV được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đối tượng áp dụng của Luật cần mở rộng hơn, bao gồm cả hộ kinh doanh để khuyến khích các hộ chuyển thành doanh nghiệp, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, với quy định đối tượng áp dụng như trên thì sẽ bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI). Đây là những doanh nghiệp vốn có nhiều lợi thế, có tiềm lực và lo ngại rằng, các chính sách hỗ trợ của nhà nước theo Luật này sẽ rơi chủ yếu vào nhóm doanh nghiệp FDI này.
Theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với quan điểm xây dựng hỗ trợ DNNVV có chọn lọc, phù hợp mục tiêu phát triển và nguồn lực quốc gia, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước tại Luật này cần hướng vào đối tượng là các DNNVV được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và hỗ trợ một cách hiệu quả và có chọn lọc. Theo thống kê, số lượng hộ kinh doanh cá thể hiện nay là khá lớn, ước tính khoảng hơn 4,5 triệu hộ hoạt động tản mát, khả năng quản trị hạn chế, thiếu tính minh bạch. Do đó, ngân sách nhà nước sẽ không đủ để hỗ trợ cho các đối tượng này. Ngoài ra, khi chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV đủ mạnh và hiệu quả, tất yếu sẽ thúc đẩy khu vực hộ kinh doanh đăng ký thành lập doanh nghiệp để hoạt động.
Về đối tượng doanh nghiệp FDI, nếu quy định như hiện nay thì đối tượng áp dụng bao gồm cả các doanh nghiệp FDI. Việc quy định đối tượng áp dụng mang tính phân biệt, đối xử về thành phần kinh tế (tức phân biệt giữa doanh nghiệp FDI và trong nước) nhằm tách đối tượng áp dụng doanh nghiệp FDI sẽ vi phạm Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật về đầu tư đã quy định nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư như ưu đãi thuế TNDN; miễn, giảm thuế xuất nhập khẩu; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, ….
Về áp dụng Luật Hỗ trợ DNNVV và các luật liên quan, một số ý kiến góp ý cho rằng, trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và luật khác có liên quan thì thực hiện theo quy định của Luật này hay Luật chuyên ngành điều chỉnh lĩnh vực đó. Ban soạn thảo cho biết, trong Dự thảo Luật này, nội dung hỗ trợ DNNVV bao gồm trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như tài chính, tín dụng, công nghệ, mặt bằng sản xuất kinh doanh, thị trường, đào tạo…. Vì vậy, việc áp dụng Luật này có liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các ngành, lĩnh vực nêu trên.
Thực tế công tác hỗ trợ DNNVV trong những năm qua cũng cho thấy, trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một nội dung có liên quan đến hỗ trợ DNNVV. Chẳng hạn, quy định về ưu đãi khác trong các ngành, lĩnh vực thì phải áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Trong khi phần lớn các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các ngành, lĩnh vực nêu trên là ở các văn bản luật. Vì vậy, các chính sách hỗ trợ DNNVV quy định ở cấp Nghị định không thể điều chỉnh được văn bản quy phạm pháp luật trong các ngành, lĩnh vực nêu trên theo hướng hỗ trợ hoặc có lợi cho các DNNVV. Kết quả là các DNNVV không tiếp cận được hỗ trợ của nhà nước và trong một số trường hợp lại dành cho các doanh nghiệp lớn được hưởng. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ DNNVV là một trong số đối tượng thụ hưởng bị dàn trải, manh mún.
Vì vậy, để tránh xung đột giữa Luật này và các luật khác có liên quan, đồng thời hỗ trợ cần dựa trên nhu cầu thực sự của DNNVV, tránh áp đặt tư duy nhà nước có sẵn gì thì hỗ trợ dẫn đến hỗ trợ không đúng, không trúng và không hiệu quả, ban soạn thảo đề nghị quy định doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng hỗ trợ có lợi nhất.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·Công chức Hà Nội muốn hưởng lương đặc thù như TP.HCM
- ·Công bố quyết định của Thủ tướng về công tác cán bộ
- ·Tránh rủi ro, doanh nghiệp cần hiểu về thoả thuận hạn chế cạnh tranh
- ·35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- ·Tin tức trong ngày 28/4: 3.000 thùng bánh kẹo Thái Lan hết đát
- ·Ban Tổ chức Trung ương chiêu mộ thạc sĩ, tiến sĩ không quá 40 tuổi
- ·Sốc: Thanh niên lái xe máy bằng chân, tay cầm điện thoại gọi khoe
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·‘Em bé Hà Nội’ sau hơn 40 năm nhìn lại
- ·Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- ·Du khách hốt hoảng khi thấy 'thủy quái' nổi lên trên mặt nước
- ·Hà Tĩnh: Con trai 'có hiếu' dùng rao chém rách đầu bố đẻ
- ·Tổng bí thư tiếp đoàn đại biểu Công đoàn Quân đội xuất sắc
- ·Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- ·Đà Nẵng thi tuyển PGĐ Sở: Ông Trần Văn Mẫn vào danh sách 5 ứng viên
- ·Nóng vụ ngư dân Quảng Nam bị tàu lạ tấn công ở Hoàng Sa
- ·Giết người phi tang xác trong rừng cao su: Lời khai của kẻ thủ ác
- ·Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- ·Bộ Công an bổ nhiệm nhiều chức danh Công an TP Hà Nội