会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỉ số hàn quốc hôm nay】Hơn 830 tỷ đồng xây dựng hầm chui; đề xuất bổ sung nhiều dự án lưới điện!

【tỉ số hàn quốc hôm nay】Hơn 830 tỷ đồng xây dựng hầm chui; đề xuất bổ sung nhiều dự án lưới điện

时间:2024-12-23 19:54:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:578次

Phú Yên: 55 công trình khởi công mới và khánh thành chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh

Với việc cập nhật,ơntỷđồngxâydựnghầmchuiđềxuấtbổsungnhiềudựánlướiđiệtỉ số hàn quốc hôm nay bổ sung các danh mục đăng ký khởi công mới và khánh thành từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các công trình thuộc vốn đầu tư công, tỉnh Phú Yên dự kiến có 55 công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025.

Lãnh đạo tỉnh Phú Yên kiểm tra thực địa một số công trình đang thi công hướng đến chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025

UBND tỉnh Phú Yên đã thông báo thống nhất cập nhật danh mục dự ánđăng ký khởi công mới và khánh thành chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Theo đó, sẽ có 55 dự án đăng ký khởi công mới và khánh thành trong dịp này, trong đó có 24 dự án khởi công mới và 31 dự án hoàn thành.

Trong số dự án khởi công mới,  có 12 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước (07 dự án thuộc khối tỉnh quản lý, 05 dự án thuộc khối huyện quản lý) và 12 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước. Đối với dự án hoàn thành, có 27 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước (16 dự án thuộc khối tỉnh quản lý, 11 dự án thuộc khối huyện quản lý) và 04 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Trong số các dự án trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần này điển hình là các dự án: Nhà lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã khởi công vào ngày 12/3/2020; sửa chữa, cải tạo một số hạng mục của Nhà Văn hóa Diên Hồng; đầu tư nâng cấp công viên Diên Hồng (phía trước Nhà Văn hóa Diên Hồng) làm nơi  phục vụ tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025…

Chủ tịch Đèo Cả cam kết giữ mục tiêu thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào Tết 2021

Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả khẳng định không có chuyện chủ đầu tư tạm dừng thi công cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.

Thi công gia tải nền đất yếu tại Dự án BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Đây là thông tin được ông Hồ Minh Hoàng – Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả và lãnh đạo cao nhất của chủ đầu tư Dự án BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận trên cương vị Chủ tịch HĐQT Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đưa ra tại buổi họp với tất cả các đơn vị liên quan tại công trường nhằm xác lập lại tiến độ, chất lượng và các mốc thời gian hoàn thành Dự án.

Theo ông Hoàng, trong thời gian vừa qua, do thực hiện giãn cách xã hội nên cũng ảnh hưởng đến tiến độ chung. Bên cạnh đó, do việc ngăn mặn tại một số tuyến kênh tại khu vực Tiền Giang đã khiến công tác chuyên chở, tập kết vật liệu gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả khẳng định, chủ đầu tư không thay đổi mục tiêu đã cam kết với Thủ tướng Chính phủ là trước Tết Âm lịch năm 2021 sẽ thông tuyến để phục vụ tạm cho người dân đi lại dịp Tết và thi công hoàn thiện toàn bộ công trình vào năm 2022.

Ông Nguyễn Quang Vĩnh, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết, đến tháng 12/2019, UBND tỉnh Tiền Giang đã bàn giao 100% mặt bằng tuyến chính. Riêng một số công trình hạ tầng kỹ thuật, viễn thông, đường điện cần phải di dời đã được UBND tỉnh Tiền Giang thống nhất sẽ giải quyết dứt điểm trong Quý II/2020.

Bên cạnh đó, dù dịch Covid-19 đang ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động của xã hội nhưng toàn thể cán bộ, công nhân viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020. Đến nay, với sự quyết tâm vượt khó, sản lượng dự án đã đạt trên 40% (tăng hơn 30% so với thời điểm tháng 3/2019). Tính đến đầu tháng 4/2020, các nhà thầutrên tuyến đang đẩy nhanh công tác thi công xử lý nền đất yếu. Các gói thầu đã xong cắm bấc thấm và tập trung gia tải theo các lớp và quan trắc các chỉ tiêu cố kết của nền theo chỉ dẫn kỹ thuật.

“Chủ đầu tư cùng các bên liên quan thường xuyên kiểm soát chất lượng công trình theo quy định. Các hạng mục chỉ được phép chuyển giai đoạn khi khối lượng đã thực hiện được nghiệm thu đảm bảo đúng quy định Dự án”, ông Vĩnh khẳng định.

Hiện nhà đầu tư đã trang bị 50 camera giám sát trên toàn tuyến dự án và bố trí tổ công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo hàng ngày bằng hình ảnh. Chủ đầu tư sẽ tiếp tục lắp đặt các Camera tại các trạm trộn bê tông nhựa trong thời gian tới.

Về công tác kiểm soát chất lượng dự án, ông Vĩnh cho biết đơn vị đã xây dựng quy trình 7 bước để kiểm soát vật liệu tại mỏ, quá trình vận chuyển, thí nghiệm, đưa vào công trường. Những khối lượng nào không đạt chất lượng sẽ bị loại ra khỏi công trường.

Theo ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GTVT Tiền Giang, vừa qua có một số thông tin liên quan đến chất lượng nguồn vật liệu đưa vào Dự án, Sở đã làm việc với Ban QLDA và công ty BOT để kiểm tra lại vật liệu đưa vào công trình. Đến thời điểm này, vật liệu sử dụng trên công trình đều đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đã được thiết kế phê duyệt, đặc biệt là đối với hạng mục gia tải nền đất yếu.

Quảng Bình đặt mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài trên 1 tỷ USD vào năm 2030

Tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khoảng 600 – 800 triệu USD; và nâng lên từ 1-1,2 tỷ USD trong giai đoạn 2026 – 2030. 

Đó là nội dung tại bản Kế hoạch số 145-KH/TU do Tỉnh ủy Quảng Bình ban hành về việc thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Bán đảo Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình đang được nhiều nhà đầu tư nhắm đến với các dự án du lịch- khách sạn.

Theo Tỉnh ủy Quảng Bình, mục tiêu của kế hoạch này là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thu hút, quản lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo vệ môi trường, giải quyết tốt vấn đề xã hội, tạo môi trường thu hút đầu tư mạnh mẽ vào tỉnh…

Kế hoạch đặt mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Quảng Bình sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài khoảng 600 – 800 triệu USD; giai đoạn 2026 – 2030 sẽ là khoảng 1 - 1,2 tỷ USD; đến năm 2030 thu hút được dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn vào các ngành đột phá, trụ cột của tỉnh, trọng tâm là các lĩnh vực năng lượng tái tạo, du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao.

Theo đó, để hoàn thành các mục tiêu, Tỉnh ủy Quảng Bình yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về hợp tác đầu tư nước ngoài; tăng cường năng lực quản lý, giám sát đầu tư; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội đối với đầu tư nước ngoài...

Hà Nội thông qua chủ trương đầu tư 2 dự án đường sắt đô thị, tổng vốn hơn 105.000 tỷ đồng

Tại Hội nghị lần thứ 23 diễn ra ngày 22/4, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội đã thông qua chủ trương triển khai dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn từ Ga Hà Nội đến Hoàng Mai và dự án tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội “Tuyến số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc”.

Ảnh minh họa: Internet

Theo các tờ trình của Ban Cán sự đảng UBND Thành phố do Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng trình bày, đoạn tuyến đường sắt đô thị số 3 từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai có vai trò đặc biệt trong việc hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị giai đoạn đầu tại khu trung tâm Thành phố.

Đoạn tuyến này sẽ nối dài tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội ở ga trung tâm (có kết nối tuyến đường sắt đô thị số 1 và tuyến đường sắt quốc gia); kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 2 tại ga Hàng Bài; kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 4 tại đường Vành đai 2,5; tuyến đường sắt đô thị số 8 tại đường Vành đai 3, tạo nên sự gắn kết của mạng lưới đường sắt đô thị.

Tổng chiều dài đoạn tuyến chính là 8,786 km, trong đó chiều dài đi ngầm là 8,13 km; toàn tuyến có 7 ga ngầm. Tổng mức đầu tư dự kiến là 1.752,78 triệu USD (tương đương 40.577 tỷ đồng). Trong đó, vốn vay ODA và vay ưu đãi là 1.481,49 triệu USD, tương đương 34.297 tỷ đồng; vốn đối ứng trong nước là 271,29 triệu USD, tương đương khoảng 6.280 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách TP. Hà Nội để chi cho giải phóng mặt bằng, tái định cư, quản lý dự án, thuế và các chi phí khác của dự án. Dự kiến dự án được khởi công từ năm 2022 và hoàn thành vào cuối năm 2028.

Còn đối với Dự án tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội “Tuyến số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc”, dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 65.404 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Chiều dài toàn tuyến là 38,43 km (6,5km đi ngầm, 2km đi cao và 29,93km đi trên mặt đất) bao gồm 21 ga (trong đó có 6 ga ngầm). Dự án phấn đấu được hoàn thành vào năm 2025.

Sau khi đi vào hoạt động, tuyến đường sắt số 5 hình thành sẽ kết nối và trung chuyển hành khách với các tuyến số 2 (đang triển khai thiết kế kỹ thuật), tuyến số 3 (đang được xây dựng), tuyến số 4, số 6 (đang nghiên cứu), tuyến số 7, số 8 (quy hoạch), cho phép hành khách di chuyển nhanh và thuận tiện từ các khu vực ngoại ô vào trung tâm thành phố nhằm giảm mật độ đông đúc của giao thông đô thị, cải thiện kết cấu giao thông và điều kiện đi lại của Nhân dân.

Việc đưa vào vận hành tuyến sẽ giảm thiểu được một cách đáng kể việc ùn tắc giao thông, giảm được ô nhiễm không khí, tiếng ồn và tai nạn giao thông. Đồng thời, tác động tới việc thúc đẩy phát triển đô thị ngoài trung tâm, góp phần cơ cấu, sắp xếp, phân bổ lại dân cư vùng đô thị lõi, phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển bền vững.

Long An thu hút thêm 26 dự án FDI mới trong quý I/2020

UBND tỉnh Long An cho biết, quý I/2020 tỉnh này đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 26 dự án, tổng vốn đăng ký là 105,7 triệu USD. Bên cạnh đó có 11 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm 8,95 triệu USD.

Quý I, tỉnh Long An có 341 doanh nghiệp thành lập mới.

Quý I/2020, Long An có 341 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 3.410 tỷ đồng, tăng 8,25% về số doanh nghiệp và giảm 24% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Bên cạnh đó có 66 doanh nghiệp giải thể, tăng 61% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh 140 doanh nghiệp tăng 36% so với cùng kỳ.

Long An đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 34 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 1.407 tỷ đồng; có 9 dự án tăng vốn với số vốn tăng là 2.188 tỷ đồng; tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 3.595 tỷ đồng, giảm 41 dự án và vốn đăng ký giảm 5.878 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Về doanh nghiệp FDI, Long An đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 26 dự án, tổng vốn đăng ký là 105,7 triệu USD; 11 dự án tăng vốn 8,95 triệu USD. Tổng vốn cấp mới và tăng thêm 114,6 triệu USD, giảm 2 dự án và tăng 26,5 triệu USD vốn đầu tư so với cùng kỳ.

Ngoài ra, từ đầu năm 2020 đến nay, Long An đã thu hồi 3 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn 5,42 triệu USD, diện tích 0,64 ha và chấm dứt hoạt động 6 dự án trong nước, vốn 224 tỷ đồng, diện tích 13,5 ha.

Theo UBND tỉnh Long An, trong quý I/2020 công tác thu ngân sách được tập trung chỉ đạo từ đầu năm, đạt kết quả khá. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 3 tháng đầu năm 2020 là 4.620 tỷ đồng, đạt 27,3% dự toán giao, bằng 95,0% so với cùng kỳ.

Trong đó thu nội địa 3.997 tỷ đồng, đạt 30,2% dự toán, bằng 99,0% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương là 3.849 tỷ đồng, đạt 26,3% so dự toán, bằng 109,9% so cùng kỳ; trong đó chi đầu tư phát triển 2.224 tỷ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ; chi thường xuyên 1.625 tỷ đồng, bằng 99,3% so với cùng kỳ.

Hoạt động tín dụng trên địa bàn ổn định, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát; tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng tăng 6,71% so với đầu năm; nguồn vốn huy động tăng 0,18% với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng chiếm 0,69%.

Hoàn thành lắp đặt thiết bị đo gió bằng tia laze tại dự án điện gió HBRE Vũng Tàu

Thiết bị đo gió Lidar ZX300M, là thiết bị tiên tiến nhất hiện nay với cơ chế hoạt động phát chùm tua laze để đo chuyển động của các hạt trong không khí (tốc độ gió) vừa được Tập đoàn HBRE lắp đặt hoàn thiện ngoài khơi để phục vụ công tác đầu tư với thời hạn đo gió là một năm.

Để vận hành thiết bị này, nhà đầu tư thuê một tàu tải trọng lớn đủ sinh hoạt cho 10 lao động vừa vận hành tàu và bảo vệ thiết bị với tổng chi phí (mua thiết bị, trả lương công nhân…) khoảng 20 tỷ đồng.

Dự án Điện gió trên biển HBRE Vũng Tàu (tên giao dịch Fujin Offshore Wind Farm) do HBRE Group đang tiến hành các thủ tục đầu tư. Dự án có công suất 500MW tại vùng biển ngoài khơi huyện Xuyên Mộc (cách bờ khoảng 20 hải lý) với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 1 tỷ USD.

Đây hiện là dự án đầu tiên và duy nhất do doanh nghiệp trong nước triển khai nghiên cứu đầu tư và được Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành và UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận cho phép khảo sát gió và nghiên cứu lập hồ sơ đầu tư dự án.

Được biết, hồ sơ đề xuất bổ sung dự án vào Quy hoạch hoạch phát triển điện lực đã được các Bộ ngành, đơn vị liên quan góp ý. Đặc biệt, Bộ Quốc phòng – cơ quan quản lý vùng biển ngoài khơi đã thống nhất ủng hộ dự án bổ sung vào quy hoạch nhằm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và Chiến lược biển Việt Nam và đang được Bộ Công thương tiến hành thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Một động thái mới đây nhất, Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu đã chỉ đạo UB tỉnh đưa dự án này vào danh mục dự án trọng điểm của tỉnh để theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ thúc đẩy tiến độ vì đây là dự án có quy mô lớn, sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế tỉnh trong thời gian tới.

TP.HCM: Đầu tư hơn 830 tỷ đồng xây dựng hầm chui nút giao thông phía Nam Sài Gòn

Ngày 22/4, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM tiến hành xây dựng hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (Q.7) nhằm xóa điểm kẹt xe thường xuyên tại đây.

Để đảm bảo phòng chống dịch Covid-19, Ban quản lý chỉ phát lệnh khởi công để bàn giao mặt bằng thi công cho các nhà thầu và không tổ chức lễ khởi công.

Đường Nguyễn Văn Linh, Quận 7 sẽ thông thoáng hơn khi dự án hoàn thành.

Dự án bao gồm xây dựng một đảo tròn trung tâm (đường kính 60m) và 2 hầm chui cùng các nhánh trên đường Nguyễn Văn Linh.

Cả hai hầm chui đều được xây dựng cho hướng xe lưu thông trên đường Nguyễn Văn Linh đi ngầm qua khu vực nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ với tổng chiều dài khoảng 480m (bao gồm đường dẫn 2 đầu hầm và hầm kín).

Trong đó, hầm kín chui dưới giao lộ đường Nguyễn Văn Linh với đường Nguyễn Hữu Thọ, dài khoảng 80m; hầm hở phía khu chế xuất Tân Thuận dài khoảng 200m, phía quốc lộ 1A dài khoảng 200m.

Mặt cắt ngang hầm gồm 3 làn xe lưu thông với tốc độ 60km/h, bề rộng trong hầm 13,75m. Vận tốc thiết kế 60km/h, tĩnh không thông xe dưới hầm 4,75m và chịu được động đất cấp 7.

Bên cạnh đó, dự án sẽ lắp đặt hệ thống thoát nước, hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong hầm kín, hệ thống chiếu sáng…

Tổng vốn đầu tư dự án hơn 830 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng 538,3 tỉ đồng, còn lại chi phí di dời hạ tầng kỹ thuật 155,6 tỉ đồng, dự phòng 84 tỉ đồng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 21 tỉ đồng…

Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào quý 3-2022.

Phú Yên đề xuất bổ sung nhiều dự án lưới điện để giải tỏa công suất cho các dự án nguồn

Dự kiến có khoảng 2.202 MW từ các dự án dự án nguồn điện đang được đầu tư hoàn thành tại Phú Yên sẽ bổ sung vào hệ thống điện quốc gia. Tuy nhiên, hiện các dự án lưới điện tại địa phương này không đáp ứng. Nguy cơ về “ách tắc” và không giải tỏa hết công suất điện đang khiến địa phương này lo lắng.

UBND tỉnh Phú Yên vừa có Công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các Bộ, ngành ưu tiên bố trí vốn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư và bổ sung các dự án lưới điện theo quy hoạch được duyệt, đưa vào vận hành giai đoạn 2020 - 2025, nhằm nâng cao hơn nữa khả năng cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần giải tỏa công suất các dự án nguồn điện (điện mặt trời, điện gió…).

Các dự án đề xuất bao gồm đầu tư xây dựng mới Trạm biến áp (TBA) 220kV Sông Cầu, công suất 2x250 MVA và các tuyến đường dây 220kV đấu nối TBA 220kV Sông Cầu: Sông Cầu - rẽ Quy Nhơn - Tuy Hòa và Sông Cầu rẽ Tuy Hòa – Phước An (4x5km);

Bổ sung và ưu tiên đầu tư xây dựng mới đường dây 220kV mạch kép từ TBA 220kV Tuy Hòa – Phước An (dây dẫn phân pha 2xACSR-400 mm2) đã được Bộ Công Thương phê duyệt trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035 nhưng chưa có trong danh mục các dự án lưới điện theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030;

Bổ sung và đầu tư xây dựng mới đường dây 220kV mạch kép từ TBA 220kV Sông Ba Hạ - Krông Buk (dây dẫn phân pha 2xACSR-400 mm2) vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030;

Đồng thời, xây dựng mới các Trạm biến áp 110kV Phú Hòa, Trạm biến áp 110kV Sông Hinh và Trạm biến áp 110kV Đồng Xuân. Xây dựng mới đường dây 110kV Sơn Hòa - Krông Pa để kết nối Phú Yên với Gia Lai; cải tạo đường dây 110kV Sông Cầu 2 - Trạm 220 kV Quy Nhơn nâng lên thành mạch kép; di dời đường dây 110kV Sông Hinh - Tuy Hòa (đoạn qua thị trấn Phú Hòa).

Phú Yên là địa phương có nhiều nhà đầu tư đăng ký khảo sát, lập hồ sơ bổ sung quy hoạch và triển khai đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời. Trong đó, có 6 dự án điện mặt trời với tổng công suất 463,3MW đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực với 5 dự án với tổng công suất 413,3MW đã xây dựng hoàn thành và vận hành phát điện và 1 dự án với công suất 50MW được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, hiện nhà đầu tư đang triển khai các thủ tục để thi công trên thực địa.

Ngoài ra, hiện còn 9 dự án điện mặt trời đã được UBND tỉnh Phú Yên trình Bộ Công Thương thẩm định, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực với tổng công suất 446MW.

Về dự án điện gió, Phú Yên có 2 dự án với tổng công suất 350MW được Thủ tướng Chính phủ bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia. 18 dự án điện gió hiện UBND tỉnh này đã cho phép Nhà đầu tư khảo sát thu thập số liệu gió, lập bổ sung quy hoạch với công suất dự kiến khoảng 1.356MW.

Như vậy, tổng công suất các dự án đã vận hành phát điện, đang trình thẩm định bổ sung quy hoạch và cho phép nghiên cứu khảo sát, lập hồ sơ bổ sung quy hoạch khoảng 2.615,3MW.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành điện, hiện trạng lưới điện tỉnh Phú Yên chỉ đáp ứng truyền tải công suất các dự án nguồn điện đã đầu tư hoàn thành, phát điện (thủy điện, điện sinh khối, điện mặt trời). Trường hợp bổ sung thêm các dự án nguồn điện (điện mặt trời, điện gió…) với tổng công suất khoảng 2.202MW thì lưới điện truyền tải hiện có không thể giải tỏa hết công suất các dự án nguồn điện được đầu tư trong thời gian đến.

Bình Định: Điều chỉnh, bổ sung lựa chọn thầu dự án ven biển Đề Gi-Mỹ Thành vốn 541 tỷ đồng

Mục tiêu của Dự án là từng bước hoàn thiện tuyến hành lang ven biển, phục vụ phát triển KT-XH và khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của khu vực ven biển; hình thành tuyến đường cứu hộ, cứu nạn...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Phan Cao Thắng vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu Dự án tuyến đường ven biển (ĐT 639), đoạn Đề Gi - Mỹ Thành.

Theo đó, Dự án này có 2 gói thầu xây lắp với giá trị gần 541 tỷ đồng, gồm xây dựng mới cầu Đề Gi và thi công nền, mặt đường, công trình thoát nước với chiều dài hơn 7,6 km (điểm đầu tại km 37+628,650 thuộc khu vực cảng cá Đề Gi, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát; điểm cuối tại km 45+244,74 giáp nối với tuyến đường nuôi tôm công nghệ cao, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ). Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu trong quý II/2020.

Trước đó, cuối năm 2019, Ban quản lý Dự án Giao thông tỉnh Bình Định cũng đã khởi công thi công tuyến đường ven biển (ĐT 639) đoạn từ xã Cát Tiến - cảng cá Đề Gi dài hơn 21,5 km, với tổng mức đầu tư 1.261 tỷ đồng. Thời gian hoàn thành tuyến đường này dự kiến vào tháng 7.2021.

Theo Ban quản lý Dự án giao thông tỉnh Bình Định, giai đoạn 2019 - 2020 được xác định là thời gian nước rút thi công nhiều dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội nối dài, đường Vành đai 2, cầu Nhơn Hội nối với khu du lịch Hải Giang và tuyến cáp treo hiện đại dài gần 3 km nối thành phố Quy Nhơn với khu Hải Giang...

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định cũng đang gấp rút thi công hoàn thành tuyến đường nối từ sân bay Phù Cát đến Khu kinh tế Nhơn Hội, rút ngắn khoảng cách di chuyển và góp phần thu hút các nhà đầu tư lớn.

Cùng với đó, các công trình, dự án trọng điểm như: Đường phía Tây tỉnh (đoạn từ Canh Vinh đến Quy Nhơn), trung tâm hội nghị của tỉnh, đập ngăn mặn sông Lại Giang, đài quan sát thiên văn phổ thông, khu lấn biển Mũi Tấn, chỉnh trang đô thị thành phố Quy Nhơn, giải phóng toàn bộ các khu khách sạn dọc bờ biển Quy Nhơn cũng được Bình Định đẩy nhanh tiến độ, từng bước hình thành một thành phố du lịch biển hiện đại, thân thiện…

Đà Nẵng: Cơ hội việc làm lên đến 2.500 USD/tháng cho sinh viên điều dưỡng

Ngày 20/4, Đại diện Tập đoàn y tế TATSHOUKAI và Hiệp hội giao lưu quốc tế Nhật Bản đã ký biên bản thỏa thuận với ĐH Đông Á về internship (thực tập nghề nghiệp) và việc làm cho sinh viên điều dưỡng tại Nhật. Thông tin được Phó hiệu trưởng Trường Đại học Đông Á, ông Lương Minh Sâm xác nhận.

Theo thỏa thuận này, trong thời gian đầu, Tập đoàn TATSHOUKAI sẽ nhận 50 sinh viên điều dưỡng/năm (sinh viên năm 4, tiếng Nhật N4/N3) sang Nhật thực tập với mức lương 1.500 USD/tháng trong thời gian 1 năm, sau đó sẽ làm việc với mức lương 2.200 - 2.500 USD/tháng.

Tại buổi ký kết thỏa thuận, Hiệp hội giao lưu quốc tế Nhật Bản còn có kế hoạch hỗ trợ Đông Á xây dựng phòng thực hành, phòng thí nghiệm, xây dưng giáo trình và huấn luyện giảng viên các ngành Điều dưỡng, Ô tô, Điện tử- Tự động hóa, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin và Khách sạn -Du lịch…

“Với những thỏa thuận ban đầu như vậy, sau dịch COVID-19, Tập đoàn y tế TATSHOUKAI sẽ sang Việt Nam và cùng Đại học Đông Á bàn tiếp kế hoạch hợp tác trong thời gian 10 năm”, Ths. Lương Minh Sâm cho biết.

Cũng theo ông Lương Minh Sâm, để chăm lo cho sinh viên của trường tại Nhật bản, Hiệp hội giao lưu quốc tế Nhật Bản sẽ thay mặt Đại học Đông Á chăm lo cho sinh viên và hỗ trợ sinh viên về nhà ở, học bổng, giao lưu quốc tế, tổ chức các hoạt động văn hóa… Bên cạnh đó, Hiệp hội sẽ phối hợp với Đại học Đông Á đảm bảo quyền lợi cho sinh viên Đại học Đông Á khi học tập và làm việc tại Nhật.

Được biết, TATSHOUKAI là Tập đoàn y tế lớn của Nhật tại Vùng Tokyo , Yokohama và có hàng trăm cơ sở y tế bao gồm bệnh viện, viện dưỡng lão, trường y...

Trước đó, (tháng 12/2019) Đại học Đông Á (Đà Nẵng) cũng đã có ký kết 3 bên với Tập đoàn Shidax (Nhật Bản) và Suganuma về đào tạo chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản và học bổng chương trình internship (thực tập nghề nghiệp) và làm việc tại Nhật dành cho sinh viên ngành Dinh dưỡng Đại học Đông Á. Hợp tác với Shidax - nhà cung cấp dịch vụ suất ăn cộng đồng hàng đầu tại Nhật Bản với hơn nửa triệu suất ăn mỗi ngày nằm trong lộ trình phát triển đào tạo nhân lực chất lượng cao trong ngành cung cấp suất ăn công nghiệp và quản lý chất lượng thực phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

Theo văn bản được ký kết, Shidax sẽ phối hợp trong việc đào tạo chuyên môn, hỗ trợ tài liệu chuyên ngành, công cụ giảng dạy trực quan cũng như tăng cường Nhật ngữ cho sinh viên ngành Dinh dưỡng Đại học Đông Á. Đồng thời phái cử chuyên gia dinh dưỡng Nhật sang hướng dẫn, tập huấn trực tiếp trên hệ thống thiết bị thực hành tiêu chuẩn Nhật Bản cho sinh viên các kỹ năng quản lý chất lượng thực phẩm, kinh doanh suất ăn theo quy định Nhật Bản trước khi chính thức sang Nhật làm việc.

Hợp tác được kỳ vọng sẽ mở ra hướng phát triển nghề nghiệp tại Nhật Bản cho  sinh viên ngành Dinh dưỡng với lộ trình tiếp nhận internship và làm việc tăng dần qua các năm từ 2020.

Chủ đầu tư khẳng định sử dụng vật liệu đúng chỉ dẫn cho cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận

Ban điều hành Dự án BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận khẳng định vật liệu phục vụ công tác gia tải, xử lý nền đất yếu tại Gói thầu XL10 đã và sẽ được thực hiện theo đúng chỉ dẫn của cơ quan chuyên môn.

Để tăng cường kiểm soát chất lượng, ngoài hệ thống TVGS, thí nghiệm, Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận tiếp tục tăng cường lực lượng an ninh tuần tra kiểm soát, sử dụng hệ thống 50 camera giám sát 24/24.

Để tăng cường kiểm soát chất lượng, ngoài hệ thống TVGS, thí nghiệm, Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận tiếp tục tăng cường lực lượng an ninh tuần tra kiểm soát, sử dụng hệ thống 50 camera giám sát 24/24.

Ban điều hành Dự án BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận vừa có thông tin liên quan đến văn bản số 3033/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai đầu tư Dự án BOT đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Theo đó, tại văn bản này, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT cùng với UBND tỉnh Tiền Giang và các cơ quan đơn vị có liên quan giám sát chặt chẽ chất lượng thi công Dự án theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm tiến độ, hiệu quả, tuyệt đối không để xảy ra vi phạm tương tự như thời gian vừa qua.

Ông Nguyễn Tấn Đông, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận cho biết, doanh nghiệp dự án rất cảm ơn sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ và khẳng định là sẽ chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng trong việc giám sát chặt chẽ chất lượng thi công Dự án.

Tuy nhiên, đại diện Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho rằng, một số cơ quan quản lý liên quan có thể đã báo cáo Thủ tướng chưa sát với thực tế vấn đề vật liệu tại gói thầu XL10.

Trên thực tế, đối với nguồn vật liệu cấp phối đá dăm gia tải cho gói thầu XL10 đã được chủ đầu tư tổ chức kiểm tra, chấp thuận nguồn gốc cấp phối đá dăm loại 1 tại mỏ đá Thạch Phú 2 theo quy định.

Ngày 27/3/2020, nhà cung cấp vận chuyển 1 xà lan 310m3 cấp phối đá dăm loại 1 (tương đương 135 triệu đồng) về tập kết tại gói thầu XL10. Đây là đợt tập kết đá gia tải đầu tiên của gói thầu XL10, tất cả vật liệu cấp phối đá dăm chưa đến bước đưa vào sử dụng làm móng mặt đường. Tư vấn giám sát đã lấy mẫu thí nghiệm, kiểm tra và công bố đạt yêu cầu chất lượng.

Ông Đông cho biết, hiện nay, Dự án đang thực hiện công đoạn gia tải nhằm để tăng tốc độ cố kết của nền đất yếu. Theo Hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật đã được Bộ GTVT (báo cáo thẩm định số 3116/CQLXD-ĐB3 ngày 29/09/2015) chấp thuận, vật liệu dùng để gia tải có thể là cát, cấp phối đá dăm hoặc các loại vật liệu khác.

Vì vậy chất lượng 310m3 cấp phối đá dăm nói trên được nhà cung cấp vận chuyển đến công trường đạt yêu cầu để gia tải và tuân thủ theo quy định về quản lý chất lượng công trình. Tuy nhiên, chủ đầu tư yêu cầu nhà cung cấp phải chứng minh được quy trình sản xuất vật liệu phù hợp theo quy định, nên chưa đưa vào sử dụng. Nếu nhà cung cấp chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục thì khối lượng 310m3 cấp phối đá dăm loại 1 sẽ được thanh thải khi kết thúc công tác gia tải mà không sử dụng để làm vật liệu đắp nền đường.

Tính đến tháng 12/2019, UBND tỉnh Tiền Giang đã bàn giao 100% mặt bằng tuyến chính. Mặc dù dịch Covid-19 đang ảnh hưởng tiêu cực lớn đến toàn bộ hoạt động của xã hội. Tuy nhiên, toàn thể cán bộ, công nhân viên tại Dự án thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020. Với sự quyết tâm vượt khó, Dự án đã triển khai đạt 40% sản lượng (tăng hơn 30% so với thời điểm tháng 3/2019).

Đầu tư 5.786 tỷ đồng phát triển 2 hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam

Bộ GTVT vừa đề nghị Thủ tướng thông qua đề xuất Dự án Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam sử dụng vốn vay của Ngân hàngThế giới (WB).

Theo đó, Dự án có có mục tiêu nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tp.HCM, trong đó có hai hành lang đường thủy gồm Hành lang Đông - Tây kết nối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (trung tâm kinh tế Cần Thơ) - Tp.HCM - cụm cảng Cái Mép - Thị Vải và Hành lang Bắc - Nam liên kết Bình Dương - Đồng Nai – Tp.HCM - cụm cảng Cái Mép - Thị Vải.

Dự án sẽ giải quyết tốt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội khu vực thông qua việc tăng cường kết nối khu vực ĐBSCL với TP.HCM và cụm cảng quốc tế Cái Mép- Thị Vải.

Đối với Hành lang Đông - Tây (qua sông Hậu, sông Trà Ôn, kênh Măng Thít, sông Cổ Chiên, kênh Chợ Lách, sông Tiền, kênh Kỳ Hôn, kênh Rạch Lá, sông Vàm Cỏ, kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Soài Rạp, sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Tắc Cua/Tắc Bài, sông Gò Gia, sông Thị Vải) sẽ được nâng cấp đạt cấp II đường thủy nội địa với chiều rộng luồng 55 m đối với kênh, 75 m đối với sông, chiều sâu chạy tàu - 3,3 m, bán kính cong tối thiểu là 500 m đối với kênh và 700 m đối với sông. Đội tàu thiết kế đề xuất tàu tự hành trọng tải 1.500 tấn, đội sà lan 2x500 tấn, tàu container 3 lớp.

Hành lang Bắc - Nam (qua sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Tắc Cua/Tắc Bài, sông Gò Gia, sông Thị Vải) sẽ được nâng cấp đạt cấp II đường thủy nội địa với chiều rộng luồng 60 m đối với kênh, 90 m đối với sông, chiều sâu chạy tàu - 7,0 m, bán kính cong tối thiểu là 500 m đối với kênh và 700 m đối với sông. Đội tàu thiết kế đề xuất trọng tải 3.000 - 5.000 tấn, tàu container 4 lớp.

Bên cạnh đó, Dự án còn tiến hành cải tạo nâng cấp 2 cầu (Trà Ôn và Chợ Lách 2); xây dựng 16 bến khách ngang sông trong đó thay thế 10 bến hiện hữu và 06 bến làm mới tại 3 vị trí cắt cong tại sông/kênh Măng Thít, kênh Rạch Lá (mỗi vị trí xây dựng 2 bến ở hai bên bờ); lắp đặt hệ thống báo hiệu trên tuyến; thiết lập hệ thống Quản lý giao thông tàu thuyền qua lại (VTMS) cho đoạn Kỳ Hôn - Chợ Gạo - Rạch Lá với mục tiêu chính là giảm thiểu rủi ro mắc cạn, giảm thiểu nguy cơ va chạm, ùn tắc, nâng cao năng lực lưu thông qua kênh.

Dư án có tổng mức đầu tư 5.786 tỷ đồng, tương đương 249 triệu USD, trong đó vốn vay WB là 157,82 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc 2,99 triệu USD, phần còn lại là vốn đối ứng trong nước. Công trình dự kiến được triển khai từ năm 2021 – 2025.

Sau khi hoàn thành, Dự án sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian chạy tàu từ Đồng bằng sông Cửu Long đến Tp.HCM và đến các cảng chính trong khu vực, qua đó giảm giá thành chi phí vận tải, đảm bảo trật tự ATGT.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Công an vào cuộc làm rõ nguyên nhân Viện Tim bị tấn công trang web lấy số khám bệnh
  • President of Venezuela conveys thanks to leaders of Việt Nam
  • Vietnamese leaders congratulate Donald Trump on election victory
  • Việt Nam proactively raises initiatives within CLMV
  • HĐND tỉnh giám sát di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được chăn nuôi
  • PM calls on Vietnamese, Chinese firms to enhance partnerships
  • Vice President’s official trip to forge deeper friendship with Sweden: Ambassador
  • Việt Nam to stiffen regulations on violating social network platforms
推荐内容
  • Mua giỏ quà Tết ở đâu chất lượng
  • PM Chính proposes six key areas to drive ACMECS forward
  • Việt Nam, Japan step up defence friendship, cooperation
  • PM Chính proposes six key areas to drive ACMECS forward
  • Thắt chặt vấn đề an toàn thực phẩm dịp cận Tết
  • State President meets with Vietnamese community in Chile