【thứ hạng của colo colo】Chi phí “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tăng "bề nổi"
Trong một vài tuần trở lại đây,íbàomònlợinhuậnngânhàthứ hạng của colo colo nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với con số tăng trưởng đều cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng lên tới 8,16% trong 6 tháng đầu năm, cao hơn mức 7,86% cùng kỳ năm 2015. Tốc độ này là phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng 18-20% của cả năm.
Cùng với đó, nhiều ngân hàng cũng công bố tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn mức trung bình, tiêu biểu như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tăng 9%, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tăng 10,76%, đặc biệt, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) tăng tới 18%. Tuy nhiên, lợi nhuận mà các ngân hàng đạt được vẫn còn khá khiêm tốn.
Tiêu biểu như TPBank, dư nợ tăng gần 7.000 tỷ đồng, tín dụng huy động cũng tăng 7.400 tỷ đồng, quy mô tổng tài sản đạt hơn 83.200 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận lũy kế sau khi đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro chỉ đạt 205 tỷ đồng. Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), ngân hàng này có tổng tài sản tăng 19,51%; tổng huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân tăng 14,76%; dư nợ tín dụng tăng 18,84% nhưng lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 9,19%, đạt 523 tỷ đồng.
Nguyên nhân của tăng trưởng tín dụng được các ngân hàng đưa ra là do hiệu quả hoạt động khả quan, phân bổ dòng vốn hợp lý với nhiều chính sách ưu đãi, đồng thời, các ngân hàng tăng tín dụng nhờ sự hưởng ứng chủ trương hỗ trợ DN của Chính phủ và NHNN.
Tuy nhiên, theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu, lợi nhuận ngân hàng được tính dưới hai chỉ số là ROA và ROE. ROA là chỉ số lợi nhuận trên tài sản, thông thường phải ở mức 1%, ROA ở Việt Nam chỉ vào khoảng 0,4-0,5%. Còn ROE là chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, thường ở mức 10%, các ngân hàng trong nước cũng mới chỉ đạt một nửa nên lợi nhuận tính ra vẫn còn khá thấp. Hơn nữa, biên độ lợi nhuận giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động tại các ngân hàng Việt Nam đang khá thấp, chỉ khoảng 2,7%, trong khi thông thường phải vào khoảng 3%, khiến lợi nhuận không thể “nhảy vọt” lên theo tăng trưởng về quy mô và tín dụng của ngân hàng.
Theo thống kê của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tổng chi phí trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) chiếm khoảng 40% lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trong quý I-2016. Điều này sẽ còn diễn ra trong một vài năm tới, cùng với chi phí cho việc đầu tư công nghệ, nhân lực, marketing… Do vậy, lợi nhuận của ngành ngân hàng nhìn chung khó có thể tăng trưởng đột biến trước năm 2019.
Sự “gặm nhấm” của nợ xấu
Nói về triển vọng kinh doanh ngân hàng trong cả năm 2016, các tổ chức tín dụng điều chỉnh giảm từ mức 14,39% xác lập tại cuộc điều tra tháng cuối năm 2015 về mức 12,67% tại cuộc điều tra vào tháng 4-2016 của NHNN. Trong khi đó, theo giới chuyên gia, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam chủ yếu tập trung vào các quý cuối năm khi nhu cầu vốn của DN luôn tăng cao trong thời gian này.
Điều đáng ngại là trong báo cáo tài chính kinh doanh 6 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng đã có số nợ xấu tăng hơn so với cùng kỳ năm 2015. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn được giữ ở mức dưới 3% như yêu cầu của NHNN, nhưng các ngân hàng phải dành nhiều chi phí hơn cho các khoản trích lập DPRR. Theo báo cáo tài chính quý II của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), chi phí DPRR ngốn tới 681 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm trước do Sacombank phải gánh thêm đống nợ xấu sau khi sáp nhập SouthernBank. Điều này khiến lợi nhuận sau DPRR của Sacombank còn lại vỏn vẹn 164 tỷ đồng, giảm mạnh 77% so với quý II-2015.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, các DN Việt Nam có tình trạng sức khỏe yếu nên dễ phát sinh nợ xấu, đặc biệt đối với những ngân hàng tập trung vào DN nhỏ và vừa. Với mỗi món nợ, ngân hàng phải trích lập DPRR 0,7% số nợ, nếu số nợ nhảy lên nhóm 2 (nợ cần chú ý) sẽ tăng lên 5%, nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) là 20%, nhóm 4 (nợ nghi ngờ) là 50%, nếu nợ vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) thì ngân hàng sẽ mất hoàn toàn chi phí để bù đắp vào số nợ đó.
Do đó, nợ xấu đang “gặm nhấm” vào lợi nhuận của ngân hàng rất nhiều, mà nếu nợ xấu tăng lên thì chất lượng tín dụng có vấn đề. Đây là hệ quả tất yếu của việc tăng trưởng tín dụng quá nhanh mà không có biện pháp đảm bảo an toàn. Theo kết quả điều tra do Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện trong tháng 6 vừa qua, các ngân hàng cho rằng, khả năng quản lý rủi ro và uy tín ngân hàng là 2 yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả kinh doanh trong năm 2016. Điều này cho thấy, nỗi lo sợ mang tên “nợ xấu” vẫn ám ảnh các ngân hàng, bởi vậy vấn đề quản lý rủi ro luôn được đặt lên hàng đầu trong mọi hoàn cảnh.
Có thể thấy, mặc dù tốc độ tăng trưởng khá cao trong nửa đầu năm 2016, nhưng các ngân hàng đang phải chịu nhiều cái “ngáng chân” là nợ xấu tăng lên, biên độ lợi nhuận ngày càng hẹp khi theo chủ trương của NHNN là giữ ổn định lãi suất, đặc biệt là lãi suất cho vay, trong khi lãi suất huy động từ đầu năm đến nay đã tăng từ 0,3-0,5%... Những tác động này sẽ khiến các ngân hàng phải có những đánh giá và xác định hướng đi cụ thể, cẩn trọng hơn trong thời gian tới nhằm đảm bảo lợi nhuận tăng trưởng ổn định.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hãng Kaspersky khuyến cáo biện pháp chống mã độc WannaCry
- ·Giá vàng hôm nay 11/7: Vàng tăng nhẹ phiên đầu tuần
- ·VPBank tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp số hóa không gian làm việc vật lý
- ·Lớp học chăm sóc người cao tuổi
- ·Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- ·Giá vàng hôm nay 12/7: Giá vàng thế giới tiếp tục giảm
- ·Tỷ giá Euro hôm nay 25/4/2024: Đồng Euro không giữ được đà tăng, VCB giảm 43,43 VND/EUR
- ·Giá xe máy Lead mới nhất hôm nay 18/4/2024: Xe Honda Lead 2024 lăn bánh từ 43 triệu đồng
- ·Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- ·Nga đẩy lui nhiều hướng phản công của Kiev, Ukraine nhận thêm thiết giáp Đức
- ·Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- ·Sau khi bị truy tố, tỷ lệ ủng hộ ông Trump vượt xa các đối thủ cùng đảng
- ·Ukraine nói cuộc phản công vẫn ở phía trước, Nga tăng cường phòng thủ tại Crưm
- ·Bắc Á Bank chính thức ra mắt mô hình giao dịch ngân hàng tự động Kiosk Banking tại Hà Nội
- ·Của nhà cũng trộm
- ·Cách chăm sóc phụ nữ mang thai phòng tránh dịch bệnh Zika
- ·Campuchia bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử
- ·'Nhóm nhà giàu' Mỹ chi đậm ngăn nỗ lực tranh cử của ông Trump
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Vì sao xe bọc thép Mỹ không giúp thúc đẩy phản công của Ukraine?