【tỷ số pháp hôm nay】Những thương vụ lừa đảo lan đột biến
Ham mê làm giàu,ữngthươngvụlừađảolanđộtbiếtỷ số pháp hôm nay nhiều người sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để sở hữu một cây lan đột biến quý hiếm, thậm chí “lao” vào lan đột biến như thiêu thân, dốc hết tài sản đầu tư, dù không biết gì nhiều về loại cây này. Từ đó trên thị trường xuất hiện những giao dịch lớn xoay quanh lan đột biến, tạo ra cơn sốt ảo.
Khi cơn sốt đi qua, khi cơ quan chức năng phanh phui những phi vụ lừa đảo thì không ít người đã lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất.
Một tháng bị lừa 5 lần, mất gần 10 tỷ đồng vì lan đột biến
Trong đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng, anh Nguyễn Văn S. (sinh năm 1979) trú tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết từ tháng 11 đến tháng 12/2020, anh mua lan tại các nhà vườn ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội; huyện Hoài Đức (Hà Nội) huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) và huyện Yên Thủy (tỉnh Hoà Bình) với tổng số tiền giao dịch lên tới gần 10 tỷ đồng.
Sau khi giao dịch, anh S. về kiểm tra lại nguồn gốc thấy không đúng như thỏa thuận. Anh tìm đến các nhà vườn để trả cây đòi tiền nhưng chủ vườn đều đã cao chạy xa bay, khoá tài khoản Facebook, tắt điện thoại liên lạc.
Tìm hiểu kỹ, anh mới biết hầu hết những người này đều đi thuê vườn để giao dịch lan. Đến khi đã lừa được tiền của nạn nhân, họ bỏ trốn, chỉ còn lại vườn trống.
Lừa bán lan đột biến, chiếm đoạt hơn 3,5 tỷ đồng
Với nhiều vai diễn khác nhau từ chủ vườn lan cho đến khách hàng, nhóm người tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đã lừa đảo rất nhiều nạn nhân, chiếm đoạt hơn 3,5 tỷ đồng.
Cụ thể, khoảng đầu tháng 5/2021, Công an huyện Thanh Liêm tiến hành điều tra sau khi nhận được đơn tố giác của một số bị hại về việc bị lừa đảo chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng thông qua việc giao dịch lan đột biến giả tại vườn lan “Anh em” có địa chỉ tại xã Thanh Hải.
Kết quả điều tra đã làm rõ: Bùi Văn Trọng (SN 1998), Bùi Văn Cường (SN 1998) cùng trú tại xã Đoàn Kết; Trần Quang Huy (SN 2001), Vũ Văn Hùng (SN 2001) trú tại xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy lừa bán 3 giỏ lan Hồng Minh Châu và Hồng Yên Thủy không đúng chủng loại.
Những người này sử dụng tên giả, vào vai chủ vườn lan, khách hàng…để “diễn” một tiết mục hoàn hảo khi tiếp khách. Đồng thời, sử dụng tên giả, chụp ảnh, quay clip để đăng bài quảng cáo lan đột biến lên mạng xã hội.
Với thủ đoạn trên, từ tháng 12/2020 đến 5/2021, nhóm người đã thực hiện trót lọt 11 vụ lừa đảo bán lan đột biến khác, chiếm đoạt tài sản của nhiều người tại địa bàn các tỉnh khác nhau với số tiền lên 3,5 tỷ đồng.
Tương tự, trong một vụ việc khác, lợi dụng sự cả tin của khách, Quách Văn Hải (SN 1992) và Trịnh Hải Nam (SN 2002), Đỗ Văn Chung (SN 1987), Nguyễn Anh Thái (SN 1997), Trần Hữu Sỹ (SN 1987) và Trần Thắng Xuất (SN 1992), cùng trú tại Yên Thủy, Hòa Bình đã tạo tài khoản trên Facebook, sau đó đăng bài viết rao bán các loại lan đột biến.
Mất 2,6 tỷ đồng vì “lướt sóng” lan đột biến
Cuối tháng 7/2020, ông Đoàn Văn N. (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) trình báo lên Công an huyện Phù Ninh về việc ông bị một số người lừa bán lan phi điệp 5 cánh trắng Phú Thọ giả mạo với số tiền lên đến 2,6 tỷ đồng.
Ông N. chơi lan rừng gần chục năm nay. Hầu hết những giò lan ông mua chỉ dưới 2 triệu đồng. Mãi cho đến khoảng giữa năm 2020, sau một thời gian tìm hiểu, ông N. đặt mua cây lan đột biến đầu tiên trên Facebook với giá 95 triệu đồng. Chỉ vài ngày sau đó, đã có người trả giá giò lan này của ông là 115 triệu đồng. Nhận thấy tiền lãi từ việc bán lan đột biến sang tay gấp nhiều lần lương hưu nên sau đó ông đã giao dịch “lướt sóng” thêm nhiều lần.
Cho đến cuối tháng 7/2020, ông N. bắt đầu nhận thấy cây lan mà ông nhận được có nhiều điểm khác thường, không giống với khi ông mua trên livestream (phát trực tiếp). Trong vòng 1 tuần, hàng loạt người mua lan đột biến của ông đồng loạt gọi điện thông báo nghi ngờ cây ông bán là giả và yêu cầu ông hoàn trả tiền.
Lúc này, ông N. cố gắng liên hệ với người bán nhưng không được. Theo ông N., tổng số tiền mua lan ông chuyển vào tài khoản của người bán đã lên tới là 2,6 tỷ đồng.
Để khắc phục hậu quả, ông N. sau đó phải “cắm” giấy tờ nhà, mượn tiền anh em họ hàng để trả cho khách và ôm về những giò lan “dởm”.
Gắn keo 502 giả lan đột biến, lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Tháng 11/2020, 3 kẻ lừa đảo tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hoà Bình đã mua lan đột biến thật về dùng thuốc kích thích cho thân nở hoa, sau đó tách phần thân có hoa này, dùng keo 502 gắn vào gốc lan phi điệp tím thường rồi bán cho người mua với giá trị hàng trăm triệu đồng, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng.
Sự việc được phát giác khi Công an huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ nhận được tố giác của anh Nguyễn Quang Đ. (SN 1982, tại xã Tân Phú, huyện Tân Sơn) về việc bị lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 290 triệu đồng.
Cụ thể, anh Đ. thỏa thuận mua 1 giò lan loại đột biến HO với giá 303 triệu đồng từ một Facebook. Quá trình giao dịch, giò lan này được chốt giá 290 triệu đồng. Vài ngày sau, anh Đ. phát hiện giò lan bị dùng keo 502 dán lại, không phải là một cây la đột biến thật. Anh Đ. tìm cách liên lạc với người bán nhưng không được.
Qua quá trình điều tra, Công an huyện Tân Sơn đã làm rõ và bắt giữ những người liên quan là Bùi Văn Điệp (24 tuổi), Đinh Văn Đô (21 tuổi) và Đinh Văn Sự (31 tuổi) cả 3 cùng trú huyện Yên Thủy (Hòa Bình). Những người này khai thủ đoạn làm giả lan đột biến, bán cho người mua với giá hàng trăm triệu đồng. Với thủ đoạn của mình, họ đã lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của nhiều người chơi lan tại nhiều địa phương khác nhau với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Chủ vườn lan cũng là nạn nhân vụ lừa đảo
Tháng 4/2021, dư luận từng xôn xao trước thông tin chủ vườn lan Hà Thanh tại xóm Chợ, thôn Đình Xuyên, xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, Hà Nội ôm 200 tỷ đồng bỏ trốn. Tuy nhiên, sau khi điều tra, cơ quan chức năng huyện Ứng Hoà xác nhận chủ vườn lan này cũng chính là nạn nhân trong một vụ làm ăn khác có liên quan đến lan đột biến và số tiền trong vụ việc này cũng không lên tới 200 tỷ đồng.
Nói về tình trạng lừa đảo trong giao dịch lan đột biến, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Trần Duy Quý, Chủ tịch Hội hoa lan Việt Nam từng trả lời báo chí: “Không thể phát hiện hay phân biệt lan đột biến với lan thường qua các kie (cây con). Mọi kie giống nhau, chỉ khi ra hoa mới biết đó có phải lan đột biến hay không”.
Những kẻ lừa đảo đã lợi dụng đặc điểm này để hứa hẹn với người mua, đồng thời chiếm lòng tin bằng việc xây dựng uy tín giả trên mạng xã hội.
Giới chuyên gia đưa ra lời khuyên khi giao dịch hoa lan cần có hợp đồng bằng giấy tờ, phải tìm những nơi uy tín, đến tận vườn xem cây và được sự làm chứng của nhiều người.
(Theo VTC News)
Đột quỵ vì lan đột biến
Khi lan đột biến hết sốt cũng chính là lúc các tay chơi nhận ra mình "sụp hố, đột quỵ" trong thú chơi xa xỉ không nên thử này.
(责任编辑:La liga)
- ·Một nửa hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới đang bị tổn hại
- ·Liên kết sản xuất, đưa sản phẩm OCOP vươn xa
- ·“Thuận thiên” để sản xuất bền vững
- ·'Sàn giao dịch trâu' lớn nhất Tây Bắc
- ·Giá vàng hôm nay 07/11: 'Bốc hơi' 2 triệu đồng sau một đêm
- ·Dạo chơi biển Tân Phụng
- ·Bảo tồn di sản phi vật thể dưới góc nhìn chuyên gia
- ·Mạnh dạn đưa giống mới về địa phương
- ·Cần nhận thức đúng chế độ dân chủ của xã hội ta ngày nay
- ·Hướng mở phát triển thị trường rừng ngập mặn từ việc thu tín chỉ carbon
- ·Bởi vì “thần tình ái” đã đánh trúng con tim
- ·Cơ hội để ngành tôm Cà Mau phát triển
- ·Độc đáo lễ hội Chợ tình Khau Vai
- ·Cơ hội mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc
- ·Giá heo hơi hôm nay 11/7/2023: Biến động ở ĐBSCL
- ·Kỳ vọng sản phẩm OCOP du lịch đầu tiên
- ·Triển lãm ảnh về dấu tích văn hóa Ấn Độ ở Việt Nam
- ·Tỉnh Cà Mau tham dự sự kiện quảng bá tuyến du lịch Hành lang kinh tế ven biển Campuchia
- ·Chia tay nhưng vẫn không quên chuyện 'ái ân'
- ·Thúc đẩy phát triển kinh tế biển