会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【xem bong trực tiếp】“Ngân hàng đất” đầu tiên ở ĐBSCL!

【xem bong trực tiếp】“Ngân hàng đất” đầu tiên ở ĐBSCL

时间:2024-12-23 14:59:15 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:834次

Không ít người nuôi tôm nạo vét bùn đất trong ao nuôi rồi đổ thẳng ra sông. Nhiều công trình nạo vét kênh mương thủy lợi lại không có chỗ đổ đất,đấtđầutinởĐxem bong trực tiếp trong khi việc xây dựng thì thiếu đất sang lấp mặt bằng... Trước những bất cập đó, “ngân hàng đất” đầu tiên tại Cà Mau, cũng là đầu tiên tại ĐBSCL đã ra đời.

Người dân Cà Mau thường xuyên nạo vét ao tôm, nhưng không có nơi chứa đất

Đất nạo vét không chỗ bỏ

Vuông nuôi tôm của gia đình bà Nguyễn Ngọc Bích (xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) nhiều năm chưa nạo vét. Tuy nhiên, do ao chứa bùn nhỏ mà khối lượng đất nạo vét lại lớn, nên bà Bích không biết xử lý bằng cách nào.

Bà Bích than: “Tôi có hỏi bà con hàng xóm xem có nhà nào lấy đất mặt sên (nạo vét) vuông tôm, tôi cho. Nhưng không ai có nhu cầu. Hiện giờ tôi chưa biết tính sao…”.

Vào mùa mưa, độ mặn hạ thấp nên tôm chậm lớn. Vì vậy, người nuôi tôm tranh thủ thời gian này cải tạo lại ao. Thông thường, khi nạo vét, người dân cho lớp đất mặt phía dưới hệ thống vuông tôm lên các bờ bao xung quanh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp sử dụng máy khoan đất hút lớp bùn đưa về ao chứa, cách làm này phổ biến ở Cà Mau. Nếu đất gò thì cần phải khoan sâu và dĩ nhiên cần diện tích ao chứa lớn mới đảm bảo. Không ít trường hợp, khi nạo vét vuông tôm, người dân đổ thẳng đất ra sông. Việc làm này diễn ra lén lút, vì bị cấm. Nếu bị chính quyền địa phương phát hiện, sẽ bị lập biên bản và xử phạt.

Dù nhiều người nuôi trồng thủy sản đau đầu tìm chỗ đổ bùn đất khi nạo vét vuông tôm thì ngược lại, nhiều nơi lại thiếu đất mặt để sang lấp mặt bằng, đặt biệt là tại TP Cà Mau và các công trình xây dựng ở nhiều nơi khác. Hiện tại, việc khai thác đất mặt ruộng, hay đất nuôi trồng thủy sản để san lấp mặt bằng đang bị cấm. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau xử lý rất nặng và tịch thu phương tiện của một doanh nghiệp trên địa bàn TP Cà Mau vì khai thác đất mặt ruộng trái phép để bán cho những người có nhu cầu san lấp mặt bằng. Tuy nhiên, tình trạng khai thác đất mặt vẫn diễn ra, nhất là vào mùa khô và những thời điểm cát san lấp khan hiếm, giá cao...

Sẽ nhân rộng nếu thành công

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, hiện trên địa bàn tỉnh có 290.000ha đất nuôi trồng thủy sản (chủ yếu nuôi tôm), nên hàng năm, lượng bùn nạo vét rất lớn. Vì vậy, nhiều nơi khi nạo vét xong đã lén lút bơm ra kênh rạch khiến cho môi trường vùng nuôi tôm bị ô nhiễm, nhiều dòng sông bị bồi lắng nhanh, ảnh hưởng đến dòng chảy.

Ngoài ra, tỉnh Cà Mau cũng cần khoảng 600.000m³ cát để thực hiện những công trình tái định cư cấp bách cho dân và đắp nền đê ven biển. Khi có vật liệu thay thế, tuyến đê biển rộng từ Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) đến Khánh Hội (huyện U Minh) mới được thực hiện. Nhiều nơi ở khu vực ven biển này đang đối mặt với tình trạng sạt lở rất nghiêm trọng, nhiều đoạn phải hộ đê khẩn cấp.

Hiện tại, hệ thống hạ tầng thủy lợi tiểu vùng 10 ở phía Nam Cà Mau đang được đầu tư. Do đường giao thông nông thôn trong tiểu vùng này đã được đầu tư hoàn thiện nên khi nạo vét kênh rạch thủy lợi đã gặp khó vì không có chỗ đổ đất. Nhằm giải quyết tình trạng “bí” chỗ đổ bùn đất, tỉnh Cà Mau đầu tư “ngân hàng đất” với quy mô khoảng 11ha, nằm tại xã Trần Thới (huyện Cái Nước). Điểm đầu của dự án giáp dưới chân cầu Đầm Cùng, chạy dài đến cống Bào Chấu. Kinh phí thực hiện dự án khoảng 20 tỷ đồng.

Nói về mục tiêu “ngân hàng đất” đầu tiên và khá mới này, ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết: “Hiện “ngân hàng đất” đang xây dựng hạ tầng. Khi hạ tầng hoàn thiện thì tiến hành khai thác bùn đất để đưa về dự trữ. “Ngân hàng đất” này là nơi dự trữ đất, khi các công trình xây dựng có nhu cầu san lấp mặt bằng sẽ lấy nguồn đất ở đây…”.

Ngoài ra, theo ông Nam, hướng đến mục tiêu lớn hơn, tỉnh đang hợp tác với các viện, trường đại học… nghiên cứu chất phụ gia, làm thành phẩm để dùng trong các công trình xây dựng, tuy nhiên, giá thành còn cao, nhưng tương lai lâu dài nguồn cát sẽ cạn kiệt dần, vì vậy cần tính đến vật liệu thay thế cho phù hợp. Do đó, việc nghiên cứu chất phụ gia trộn với đất làm vật liệu thay thế rất triển vọng.

Cùng với việc tìm kiếm vật liệu thay thế cát, ông Nam cũng cho biết, nhiều cán bộ của tỉnh đã cùng đại diện tổ chức WB, sang Hà Lan tham quan mô hình “ngân hàng đất” được đầu tư rất hiệu quả tại nước này. “Cách làm của Hà Lan là tổ chức một lực lượng chuyên đi nạo vét kênh mương từ nông thôn đến đô thị, rồi mang về “ngân hàng đất”. Tại đây, đất được phân loại để làm phân hữu cơ trước khi trộn phụ gia để mang đi san lấp nền đường, công trình dân dụng. Hiện “ngân hàng đất” tại Cà Mau đang trong giai đoạn triển khai, nếu thành công sẽ nhân rộng…”, ông Nam nói.

Theo TẤN THÁI – SGGP Online

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Bắt làm thêm giờ mà không trả lương...
  • Bắt đối tượng đấm phó trưởng công an xã ở Hà Nam
  • Khởi công xây dựng TTTM lớn nhất tỉnh Đắk Nông
  • Tiếp tục trả hồ sơ, điều tra bổ sung vụ bà Nguyễn Phương Hằng
  • Cha chết, mẹ bỏ đi, con bệnh nặng bơ vơ
  • Giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp FDI
  • Con trai nghi tâm thần dùng dao sát hại cha ruột
  • Mâu thuẫn đỉnh điểm, thả chó cắn hàng xóm phải cấp cứu
推荐内容
  • Nỗi lo thất nghiệp
  • Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
  • Hành trình 'Theo dấu chân Người' ý nghĩa trong tháng 5
  • Luật Doanh nghiệp (sửa đổi): “Hậu kiểm” sao cho hiệu quả?
  • Trần Thị Nhi Yến bất ngờ giành huy chương vàng điền kinh danh giá
  • Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ