【feyenoord ajax】Kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 sẽ diễn ra tại Việt Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Đại hội đồng Qũy Môi trường toàn cầu lần thứ 6 (Kỳ họp Đại hội đồng GEF6) có sự tham dự của khoảng 1.500 đại biểu, bao gồm các Bộ trưởng phụ trách môi trường và các quan chức cấp cao khác từ 183 quốc gia thành viên, cùng lãnh đạo các cơ quan Liên hợp quốc, các ngân hàng phát triển khu vực, các tổ chức chính trị - xã hội và lãnh đạo doanh nghiệp, để cùng chia sẻ ý tưởng, giải pháp và hành động cần thiết hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường toàn cầu.
Kỳ họp Đại hội đồng GEF6 là cơ hội để Việt Nam tăng cường, thúc đẩy hợp tác với các đối tác song phương và đa phương, đồng thời tìm kiếm các cơ hội tiếp nhận hỗ trợ tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực trong các lĩnh vực: ứng phó với biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, hóa chất, suy thoái đất, vùng nước quốc tế, quản lý rừng bền vững; giới thiệu, quảng bá du lịch, văn hóa, danh lam, thắng cảnh và con người Việt Nam.
Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) được thành lập năm 1991 nhằm giải quyết các vấn đề môi trường nóng trên phạm vi toàn cầu. Từ khi thành lập, GEF đã viện trợ 14,5 tỉ USD và huy động thêm 75,4 tỉ USD cho gần 4.000 dự án về môi trường.
Việt Nam là một trong những thành viên sớm gia nhập GEF (5/12/1994), đã và đang chủ động, tích cực triển khai các chính sách đổi mới của GEF như xây dựng các dự án tổng hợp đa lĩnh vực, tham gia có hiệu quả các diễn đàn và các hoạt động đánh giá các dự án của GEF. Để điều phối các hoạt động hỗ trợ của GEF tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối GEF quốc gia.
Kể từ khi hoạt động, GEF Việt Nam đã vận động tài trợ được 457,18 triệu USD để thực hiện 107 dự án về môi trường trong nhiều ngành, lĩnh vực và tại nhiều địa phương, đóng góp quan trọng và tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trường ở Việt Nam nói riêng, giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu nói chung.
Trong đó có 56 dự án quốc gia với tổng kinh phí là 153,8 triệu USD và 47 dự án khu vực và toàn cầu với tổng tài trợ là 294 triệu USD. Ngoài ra còn có 4 dự án từ Quỹ Biến đổi khí hậu đặc biệt (SCCF) cho 2 dự án quốc gia, với tổng tài trợ khoảng 8 triệu USD và 2 dự án khu vực/toàn cầu với tổng tài trợ khoảng 1 triệu USD.
Trong Chu kỳ 6 của GEF, Việt Nam được phân bổ hơn 26 triệu USD cho 3 lĩnh vực, cụ thể: Biến đổi khí hậu hơn 11 triệu USD; Suy thoái đất hơn 1,5 triệu USD và Đa dạng sinh học hơn 13 triệu USD.
Đến hết năm 2016, Văn phòng GEF Việt Nam đã đồng thuận 15 dự án với số kinh phí trong hệ thống phân bổ nguồn lực minh bạch (STAR) là 24,6 triệu USD, trong đó GEF toàn cầu đã đồng thuận 6 dự án với tổng số kinh phí trong STAR là hơn 18,8 triệu USD.
Trong Chu kỳ này, GEF còn tài trợ cho Việt Nam gần 15 triệu USD đối với các lĩnh vực hóa chất và chất thải, các vùng nước quốc tế, quản lý rừng bền vững, các cách tiếp cận tổng hợp.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thành công từ sản xuất nông nghiệp sạch
- ·Đừng để lòng tham dẫn lối
- ·Họp mặt cán bộ nguyên lãnh đạo tỉnh Cà Mau
- ·Tăng cường phòng, chống dịch COVID
- ·Ba yếu tố giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định
- ·Tăng cường xử lý công việc trên môi trường mạng
- ·Bắt quả tang 32 đối tượng đá gà ăn tiền, tạm giữ trên 200 triệu đồng
- ·Đại hội Đảng bộ Trường cao đẳng Công nghiệp cao su lần thứ V
- ·Đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế
- ·Những kiến nghị của cử tri với Sở NN&PTNT
- ·Giá vàng trong nước tăng nhỏ giọt khi giá thế giới giảm mạnh
- ·Cần chấn chỉnh tình trạng đi ngược chiều dưới dốc cầu Cần Thơ Bé
- ·Chú trọng tuyên truyền về an toàn giao thông cho hội viên, phụ nữ
- ·Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông
- ·'Hộ chiếu' cho nông sản
- ·Xung kích, tình nguyện giữ gìn an ninh trật tự
- ·Ông Huỳnh Vũ Phong giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau
- ·15 năm tù cho nguyên kế toán bệnh viện chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng
- ·Việt Nam phấn đấu đến năm 2025 nằm trong nhóm 20 nước dẫn đầu thế giới về chuyển đổi sang IPv6
- ·Hiên ngang dáng đứng Trường Sa