【bxh bd a】Sáng tâm đức, giỏi chuyên môn, vững tay nghề
Đó chính là lời răn dạy của thầy Ðỗ Minh Mẫn dành cho các thế hệ học trò và các con của mình khi muốn nối nghiệp “trồng người”. Ðược thầy Mẫn rèn nét chữ, nết người từ thời học tiểu học, anh Bùi Văn Dũng bồi hồi kể về “cái duyên” khi trở thành đồng nghiệp với thầy ngày hôm nay: “Hồi đó học trường làng, theo kiểu người biết chữ dạy cho người không biết chữ. Ðứng lớp là một bà cô già (cách gọi của tụi học trò tinh nghịch), 1 năm học phải góp 1 giạ lúa.
Đó chính là lời răn dạy của thầy Ðỗ Minh Mẫn dành cho các thế hệ học trò và các con của mình khi muốn nối nghiệp “trồng người”. Ðược thầy Mẫn rèn nét chữ, nết người từ thời học tiểu học, anh Bùi Văn Dũng bồi hồi kể về “cái duyên” khi trở thành đồng nghiệp với thầy ngày hôm nay: “Hồi đó học trường làng, theo kiểu người biết chữ dạy cho người không biết chữ. Ðứng lớp là một bà cô già (cách gọi của tụi học trò tinh nghịch), 1 năm học phải góp 1 giạ lúa.
Nghèo nhưng ham học, nên cứ phải “bóp bụng” theo để biết viết, biết đọc, lên được lớp 2. Thấy vậy, thầy Mẫn hướng dẫn làm học bạ, tạo điều kiện cho tôi vào học lớp 3 ở Trường Tiểu học Cái Keo (xưa là xã An Lập, nay là xã Quách Văn Phẩm, huyện Ðầm Dơi). Thời điểm đó thầy là Phó Hiệu trưởng nhà trường. Trong lớp học, rất nhiều bạn hoàn cảnh khó khăn, thầy luôn ân cần, động viên chúng tôi phải gắng học để biết chữ, để tương lai có một cái nghề kiếm sống, tuyệt đối không được bỏ học”.
Ở mỗi vị trí, cương vị công tác, thầy Đỗ Minh Mẫn luôn cần mẫn, tận tâm vì sự nghiệp giáo dục vùng sâu. |
Anh Bùi Văn Dũng chia sẻ, những năm học đó, để đến được lớp phải đi bộ hơn 1 giờ đồng hồ. Trời nắng nóng, mồ hôi ướt hết cả áo; trời mưa thì lấm lem, sách vở ướt hết. Có nhiều lúc anh muốn bỏ học để theo cha mẹ làm cái gì đó ra tiền cho đỡ nhọc, nhưng nhớ lại lời thầy, anh buộc mình phải gạt bỏ ý nghĩ đó. Anh tư lự: “Học trò cực 1, thầy cô giáo cực đến 10. Vậy mà không ai bỏ nghề, vẫn nhiệt tâm, tận sức với nghề. Vậy là tôi quyết chọn theo nghề giáo. Tôi cảm thấy mình thực sự may mắn khi được về lại ngôi trường Tiểu học Cái Keo công tác (năm 1998), trở thành đồng nghiệp của thầy Mẫn - người đã giúp tôi vững niềm tin, nghị lực để vượt bao khó khăn. Ngày nhận nhiệm vụ, với cái bắt tay thân tình, thầy nhắc nhở tôi làm nghề phải “sáng tâm đức, giỏi chuyên môn, vững tay nghề”. Tôi hiểu lời răn dạy ấy không phải với cương vị là Phó Hiệu trưởng, mà là lời tâm tình của người đồng nghiệp với đồng nghiệp. Riêng tôi, thầy vẫn là người thầy đáng kính!”.
Tiếp chuyện cùng thầy Mẫn, nếu thầy không giới thiệu mình là người quê Thái Bình, thì vẫn nghĩ rằng thầy quê gốc miền Nam. Bởi từ điệu bộ, cử chỉ, giọng nói đều rặt ri Nam Bộ. “Tôi vẫn giữ được giọng Thái Bình đấy chứ. Nhưng đã quen sống gần gũi với đồng nghiệp, học sinh và bà con quê miền Nam nên rành rọt cung cách. Hồi mới về trường (năm 1985), ăn ở nhà dân, dạy 1 buổi, 1 buổi lao động cùng dân, nên từ việc cấy, nhổ mạ, gặt lúa, đào mương… thứ gì cũng biết, kể cả cách xưng hô, nét văn hoá đậm chất miền Nam”, thầy Mẫn trần tình.
Gia đình truyền thống cách mạng, anh cả là liệt sĩ, 2 anh thứ là trung tá quân đội nay đã về hưu. Không ai làm nhà giáo. Nhưng từ nhỏ, thầy đã có nguyện vọng trở thành thầy giáo. Ngày mẹ mất, thầy tròn 18 tuổi, vì là út nên người anh thứ đưa thầy cùng về công tác tại Quân khu 9 (Cần Thơ). Tham gia được 3 năm, thầy rời quân đội vì sức khoẻ không đảm bảo. Ðược tin huyện Ðầm Dơi, tỉnh Cà Mau tuyển giáo viên nên thầy xin được về ở cùng người bác sui gia, theo học lớp 9 cộng 1 (lớp đầu tiên của huyện mở đào tạo giáo viên), rồi về nhận công tác tại Trường Tiểu học Cái Keo. Những năm đầu nhọc nhằn, vất vả. Ðêm trằn trọc: “Nên về lại Cần Thơ sống theo ý nguyện gia đình rồi tìm nghề gì đó khá giả hơn; hay ở lại chốn “đất khách” này với trường lớp tạm bợ, lương 2-3 tháng mới lãnh, mà chẳng đắp đủ vào đâu?”. Yêu nghề, chọn nghề thì không được suy nghĩ lệch. Vậy là thầy quyết: “Quý ở cái tâm, cái tình con người nơi này. Phải giúp họ đổi đời bằng được”.
“Nhớ thời điểm năm học 1987-1988, tôi với thằng bạn thân cũng là đồng nghiệp hùn nhau mua được 1 cái đồng hồ để biết giờ lên lớp, thế mà mãi 6 tháng mới đủ tiền mua, rồi chia nhau mỗi người đeo nửa tháng. Sung sướng, hạnh phúc lắm!”, thầy Mẫn cười. Ký ức về học trò thì nhiều vô số, nhưng thầy chốt lại là thương cái chân chất, thật thà và lễ phép của các em. Ở quê nghèo khó, nhưng hầu như ngày nào lên lớp thầy cũng thấy bịch gạo nhỏ, có khi là con cá, con lươn, hay bó rau để sẵn. Trò thưa là quà gửi thầy. Còn mỗi khi nhà có tiệc vui, học trò một mực mời cho bằng được thầy về nhà chơi. Những tấm chân tình góp thêm động lực bám lớp, bám trường. Mỗi câu chuyện nhắc nhớ, mắt thầy ánh lên niềm vui vì đời sống bà con, đời sống giáo viên đã khấm khá hơn, con em được học hành đến nơi đến chốn, có trường học khang trang, có lộ nông thôn thẳng tắp.
Ðiểm lại những dấu mốc của sự nghiệp trồng người, thầy Mẫn cho biết, năm 1993, khi được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cái Keo, thầy luôn coi trọng giữ gìn đạo đức nhà giáo, không ngừng phấn đấu, học tập và làm theo “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tự xây dựng cho bản thân lối sống trung thực, đoàn kết, gắn bó với đồng nghiệp, thương yêu học sinh và trách nhiệm đối với phụ huynh. Năm 2004, thầy cùng với tập thể nhà trường xây dựng Trường Tiểu học Cái Keo đạt chuẩn quốc gia mức độ I đầu tiên của huyện Ðầm Dơi. Ngoài công tác quản lý, thầy vẫn đứng lớp đều đặn 4 tiết/tuần. Năm 2004 cũng là năm thầy bắt đầu tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi Toán, từ đó, mỗi năm thầy đều có học sinh đoạt giải Nhất, Nhì cấp huyện, tỉnh. Năm 2012, thầy đạt danh hiệu Cán bộ quản lý giỏi cấp tỉnh. Nhiều năm liền thầy luôn là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Cho đến năm 2015, được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng nhà trường, sau đó luân chuyển về Trường Tiểu học Tân Trung (xã Quách Văn Phẩm Bắc) - ngôi trường mới được sửa sang, nâng cấp, hướng tới đạt chuẩn quốc gia vào năm 2016.
Bước sang tuổi 50, đón nhận vị trí công tác mới, tại một ngôi trường mới và đảm đương trọng trách xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, thầy vẫn xem đó là cơ hội để thầy được cống hiến hết mình cho tập thể, cho bao thế hệ học trò và tạo dựng lòng tin đối với phụ huynh, đồng nghiệp.
“31 năm, tôi không bỏ nghề. Có bằng cấp, có danh hiệu. Và xây dựng được gia đình có 2 thế hệ nhà giáo, học cũng có bằng cấp, đã và đang phấn đấu đạt danh hiệu. Hạnh phúc viên mãn!”, thầy Mẫn cười hiền. Vợ thầy là cô Nguyễn Thu Hằng, công tác hơn 30 năm tại Trường Tiểu học Cái Keo, danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh; cô con gái lớn Ðỗ Thị Thảo Nguyên, giáo viên Trường Tiểu học An Lập (xã Quách Văn Phẩm), danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện; cô con gái thứ Ðỗ Thị Hạnh Nguyên, giáo viên Trường THCS Quách Văn Phẩm (xã Quách Văn Phẩm); cô con gái út Ðỗ Quyên, là học sinh giỏi 7 năm liền, đạt nhiều giải thưởng cấp huyện về học sinh giỏi Toán tuổi thơ, giải Toán và Tiếng Anh qua mạng. Niềm hạnh phúc nhân đôi khi “bến đỗ” của 2 cô con gái lớn cũng là giáo viên, đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp. Mỗi bận họp mặt gia đình quây quần bên mâm cơm, thầy lại nhắc, làm nghề phải “sáng tâm đức, giỏi chuyên môn, vững tay nghề”. Không biết tự bao giờ, mỗi người trong gia đình đặt đó làm phương châm để hoàn thiện bản thân.
Niềm trăn trở lớn nhất với thầy hiện nay chính là sự nỗ lực và cống hiến của rất nhiều giáo viên nhà trường vẫn chưa được ghi nhận xứng đáng. Bởi, để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, bản thân mỗi giáo viên phải tự trau dồi chuyên môn, học tập để đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn. Có những giáo viên đã đạt 5, 6 năm nhưng cứ phải chờ chủ trương chuyển ngạch công chức. Cầm tấm bằng đại học nhưng hưởng lương trung cấp. Hơn thế, yêu cầu đối với giáo viên hiện nay Tiếng Anh và Công nghệ thông tin phải bậc 2 theo chuẩn châu Âu, cán bộ giáo viên, nhất là giáo viên thâm niên rất khó đạt, đưa đi đào tạo thì nhà trường gặp khó vì thiếu giáo viên. Ngoài điểm chính, trường có đến 3 điểm ấp, điều kiện khó khăn, giáo viên trường chưa đảm bảo để phân bổ công việc. Thầy mong sao sớm thực hiện chủ trương để tạo thêm động lực phấn đấu cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ mà xã hội giao phó./.
Bài và ảnh: Băng Thanh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chủ động các phương án đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu
- ·Cựu Phó GĐ Công an Hà Nội: ‘Cần xem xét những giọt nước mắt của Hoàng Văn Hưng’
- ·Thứ trưởng GTVT: Tính toán mức thu phí phù hợp với cao tốc đầu tư bằng ngân sách
- ·Chủ tịch Quốc hội: Cần đánh giá kỹ chủ trương 'một chương trình nhiều bộ SGK'
- ·Nhiều quy định mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- ·Vụ sạt lở mỏ titan làm 4 người chết: 'Chưa đủ căn cứ xác định dấu hiệu tội phạm'
- ·Rút quyền dừng xe của thanh tra giao thông, hết cảnh đi 5km bị ‘vẫy’ tới 2 lần
- ·Chuẩn bị quản lý biển số định danh, Công an Hà Nội tập huấn 1.500 cán bộ
- ·Bộ Công Thương đề xuất nhiều bộ ngành phối hợp điều hành giá điện
- ·Ám ảnh chuyện sinh tử sau vụ sạt lở ở Đà Lạt
- ·Tiêu chuẩn quốc tế
- ·Giám đốc công an là người ngoài tỉnh mạnh dạn xử lý việc tồn đọng ở địa phương
- ·Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Sửa quy định để bổ sung 5 vị trí trong công an có hàm cao nhất là thiếu tướng
- ·Một số điểm sáng kinh tế
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Cách chức Phó giám đốc Trung tâm văn hóa vì ném chất bẩn vào ki ốt người khác
- ·Ô tô tải chở xăng dầu bốc cháy làm đứt dây diện trung thế, 1 người tử vong
- ·Fitch Ratings nâng triển vọng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam từ “Ổn định” lên “Tích cực”
- ·'Tác động vào núi rừng càng nhiều, con người gánh hậu quả sạt lở càng lớn'