【ty le keo malay】Bổ sung 13 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật năm 2023
Bổ sung dự án Luật Quản lý,ổsungdựánluậtvàoChươngtrìnhxâydựngluậtnăty le keo malay sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi)
Theo báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày tại phiên họp, Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2023 đối với 13 dự án.
Cụ thể, tại Kỳ họp thứ 5, bổ sung trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp đối với 2 dự án, dự thảo: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến đối với 6 dự án: Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long |
Với Kỳ họp thứ 6, bổ sung trình Quốc hội thông qua 6 dự án đã đề nghị cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 như trên; trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp đối với 2 dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến đối với 3 dự án: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản và Luật Thủ đô (sửa đổi).
Như vậy, với việc đề nghị bổ sung các dự án luật như đã báo cáo và việc điều chỉnh Chương trình theo Nghị quyết 33 của UBTVQH, thì số lượng các dự án thuộc Chương trình năm 2023 sẽ là 27 dự án, tăng 13 dự án so với Chương trình đã được Quốc hội, UBTVQH thông qua.
Về Chương trình năm 2024, Chính phủ đề nghị Chương trình năm 2024 gồm 14 dự án. Cụ thể, tại Kỳ họp thứ 7, trình Quốc hội thông qua 5 dự án, là các dự án Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6; trình Quốc hội cho ý kiến 7 dự án, bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Công chứng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Địa chất và Khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân.
Tại Kỳ họp thứ 8, trình Quốc hội thông qua 7 dự án, là các dự án được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7; trình Quốc hội cho ý kiến về 2 dự án là Luật Dân số (sửa đổi) và Luật Việc làm (sửa đổi).
Hạn chế ban hành các Nghị quyết sửa đổi quy định pháp luật
Thẩm tra các nội dung này, Ủy ban Pháp luật cơ bản nhất trí với các đề xuất của Chính phủ. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, do số lượng các dự án luật thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh được Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2023 rất lớn nên để bảo đảm tính khả thi, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh đã chủ động làm việc với các bộ có liên quan và thống nhất đề nghị UBTVQH xem xét, cho điều chỉnh tiến độ đối với dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ lùi 2 kỳ họp so với đề nghị của Chính phủ (trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8); đối với dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thì giữ như đề xuất của Chính phủ, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6.
Cơ quan thẩm tra cho rằng, khối lượng công tác lập pháp cần hoàn thành trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 là rất lớn, chưa kể còn có thể bổ sung các nhiệm vụ lập pháp mới theo yêu cầu tại các văn kiện của Đảng và để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, nhưng thời gian còn lại của nhiệm kỳ sau khi Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 không còn nhiều. Do đó, đề nghị các cơ quan tiếp tục nỗ lực tối đa để cơ bản hoàn thành Chương trình công tác lập pháp của nhiệm kỳ, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu ý kiến tại phiên họp |
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng như các đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là những nội dung quan trọng, cấp thiết, có thể sẽ cần bổ sung thêm nội dung vào phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4 tới và cả phiên họp UBTVQH tháng 5 để đảm bảo giải quyết hết các công việc cần thiết.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần tổng kết việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong thời gian qua để rút ra bài học và có điều chỉnh phù hợp. Thời gian qua, tuy có nhiều khó khăn, khối lượng công việc lớn, Quốc hội, UBTVQH đã có nỗ lực lớn để hoàn thành được nhiều công việc, nhiệm vụ quan trọng, Ủy ban Pháp luật đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm, các cơ quan khác của Quốc hội cũng đã rất khẩn trương, tích cực trong triển khai nhiệm vụ. Nhờ đó, việc xây dựng pháp luật được tiến hành khẩn trương, đạt yêu cầu vể cả chất lượng và tiến độ. Tiêu biểu như dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đang được đánh giá cao, hoàn thiện hơn nhiều so với khi trình tại Kỳ họp thứ 4.
Đồng thời, Chủ tịch lưu ý cần hạn chế tối đa việc ban hành các Nghị quyết sửa đổi quy định của pháp luật, tránh tình trạng vừa có Luật, vừa có một Nghị quyết tồn tại song song, dẫn đến tình trạng pháp luật bị phân tán. Tuy phải đảm bảo bám sát các vấn đề quan trọng, cấp bách, bức thiết, nhưng cũng phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Nghiên cứu, xử lý nội dung về áp dụng thuế tối thiểu toàn cầuBáo cáo thẩm tra cũng nêu một số vấn đề đề nghị UBTVQH, Chính phủ quan tâm chỉ đạo. Trong đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ một số dự án luật để trình Quốc hội, UBTVQH quyết định bổ sung vào Chương trình năm 2023, 2024. Cụ thể là: các dự án trong lĩnh vực thuế, trong đó đề nghị tập trung nghiên cứu, xử lý nội dung liên quan đến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu; các dự án đã được Chính phủ đề nghị đưa vào Chương trình các năm trước nhưng chưa được chấp thuận và đã giao lại Chính phủ tiếp tục chỉ đạo hoàn chỉnh hồ sơ (Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi), Luật Phát triển công nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi)); sửa đổi các luật có liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành… |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giá vàng hôm nay 16/11: Vàng thế giới rơi thẳng đứng
- ·Việt Nam marks 25th anniversary of UNCLOS’s entry into force
- ·NA Chairwoman receives WB country director
- ·Kazakhstani lower house’s chairman to visit Việt Nam
- ·Giá vàng hôm nay 13/8/2024: Tiến sát mức đỉnh
- ·Việt Nam considers Germany an important partner: NA leader
- ·Drug trafficking and corruption crimes heat NA deputies’ debate
- ·PM Phúc receives US Secretary of Commerce
- ·Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021
- ·Vietnamese defence minister calls for unity in ASEAN meeting
- ·Trường Tiểu học Tích Sơn: Nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển tính sáng tạo của học sinh
- ·PM attends plenary meeting of 35th ASEAN summit
- ·Deputy PM urges IFC to buy stakes in major commercial banks
- ·UN a priority in Việt Nam’s foreign policy: Deputy PM
- ·Dịch vụ mua bán fanpage ở đâu uy tín, giá rẻ?
- ·Prime Minister hosts new Lao ambassador
- ·Việt Nam, Cambodia enhance defence ties
- ·NA deputies questioned on agriculture, commercial issues
- ·Dự án mở rộng 6,2km Đường tỉnh 824, giải ngân khoảng 82% vốn bố trí
- ·NA concerned over security risks as Gov't mulls visa exemption for foreigners