【soi kèo trận mu hôm nay】Đột phá thể chế để kinh tế vượt lên sau khủng hoảng
Thí điểm nhiều giải pháp đột phá để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước | |
Cần xây dựng gói kích thích kinh tế đủ lớn để phục hồi kinh tế trong năm 2022 | |
Kinh tế tư nhân chưa thể vượt qua “cái bóng” khổng lồ của khu vực FDI |
Việt Nam cần huy động tổng hợp nguồn lực đất, lao động, vốn, khoa học và công nghệ, cùng những nguồn lực mới như số hóa, con người để tạo ra tăng trưởng. Ảnh: Tiểu My |
Quan trọng nhất là thể chế
Chuyên gia kinh tế TS. Trần Văn Thọ: Hiện nay, nếu khống chế được dịch Covid-19 và kinh tế trở lại quỹ đạo 6-7% thì Việt Nam có thể đạt được mức thu nhập trung bình cao vào khoảng năm 2025-2026. Đến năm 2045, Việt Nam có thể từ mức trung bình cao, phát triển đến mức thu nhập cao của một nước tiên tiến hay không? Thời gian 20 năm không ngắn. Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ mất trên dưới 10 năm cho giai đoạn này. Nhưng các nước tiên tiến ở Đông Á khi còn ở mức trung bình đã xây dựng được một thể chế kinh tế làm tiền đề cho giai đoạn tiến lên mức thu nhập cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các vấn đề về phát triển thị trường vốn, thị trường đất đai, chấn hưng khoa học và công nghệ, hiệu suất hóa bộ máy hành chính liên quan tiền lương và chế độ tuyển chọn quan chức các cấp, xác lập quan hệ lành mạnh và hiệu quả giữa nhà nước và doanh nghiệp… hiện còn đang hạn chế. Trong 4-5 năm tới, Việt Nam cần hoàn thiện những điều kiện đó mới có thể đạt được mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam Carolyn Turk: Việt Nam cần tiếp tục đầu tư cho hệ thống y tế và nên cân nhắc việc sử dụng cả chính sách tài khóa và tiền tệ để tái thiết nền kinh tế, đặc biệt là giảm sự cứng nhắc trong hệ thống phân bổ ngân sách, cho phép nguồn vốn được phân bổ dễ dàng hơn giữa các danh mục chi tiêu. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên cân nhắc về tính hiệu quả, không chỉ trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực sản xuất mà còn phải để tâm đến việc nâng cao tính hiệu quả của hoạt động Chính phủ. Đây là yếu tố quan trọng trong phục hồi kinh tế, cũng đóng góp vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Việt Nam. Xuân Thảo (ghi) |
Năm 2021, do những tác động của đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có sự tăng trưởng thấp hơn mục tiêu đã đề ra. Thời gian tới, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường với biến chủng mới.
Trước mắt năm 2022, kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức làm sao để tạo lực đẩy tốt hơn cho đà phục hồi kinh tế.
Đánh giá về những tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, Việt Nam có độ mở cửa nền kinh tế ở mức 200% GDP, là một trong những nền kinh tế “mở” nhất thế giới. Vì vậy, những chuyển động của thế giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam và nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam rất lớn.
Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, để thoát bẫy thu nhập trung bình, quan trọng nhất là thể chế, cụ thể là thể chế tổ chức vận hành nền kinh tế.
“Hiện chúng ta thiếu 2 khâu rất quan trọng trong áp dụng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển. Một là, chúng ta không xây dựng được một đội ngũ hành chính công vụ tinh hoa như các nước Đông Bắc Á đang có. Hai là, không có công nghệ. Phải có công nghệ Việt Nam mới vươn lên từ ‘thế giới thứ ba’ lên ‘thế giới thứ nhất’, còn nếu không quả thực rất khó”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh.
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Đặng Kim Sơn, để sánh vai với 5 châu, kinh tế Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng rất cao trong một giai đoạn dài. Theo tính toán mô phỏng, tăng trưởng GDP/người từ 7% trở lên chỉ có thể đuổi kịp Thái Lan hay Malaysia trong thời gian tới. Muốn bắt kịp Trung Quốc, Việt Nam phải tăng trưởng 10,48% và muốn sánh ngang với Hàn Quốc thì phải đạt 11,08% trong 30 năm tới.
“Mô hình tăng trưởng mới sẽ gồm 2 yếu tố chính. Thứ nhất, áp dụng khoa học công nghệ, xây dựng nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo. Thứ hai, phân bổ lại nguồn lực hiện có bằng cách đột phá thể chế, tháo gỡ khó khăn. Trong đó, cần phát triển dựa trên lợi thế vùng miền. Ví dụ, Đồng bằng sông Cửu Long vốn là vựa lúa, vựa thuỷ sản, vựa trái cây không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới; Tây Nguyên là nơi lý tưởng để phát triển cây công nghiệp dài ngày, phát triển chăn nuôi... do vậy sẽ lấy nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao làm trọng tâm. Tương tự, dải ven biển miền Trung thì đây sẽ là vùng phát triển kinh tế biển, phát triển năng lượng tái tạo, phát triển du lịch. Tập trung phát triển nền kinh tế của địa phương mình nhưng phải kết nối với nhau", ông Sơn phân tích.
Động lực cho mô hình tăng trưởng mới
Cũng theo TS Đặng Kim Sơn, xây dựng mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam cần huy động tổng hợp nguồn lực đất, lao động, vốn, khoa học và công nghệ cùng những nguồn lực mới như số hóa, con người để tạo ra tăng trưởng. Và để làm được tất cả những điều này phải dựa trên nền tảng của chính sách vĩ mô, đặc biệt là đột phá về thể chế kinh tế và phải có sự hậu thuẫn từ Nhà nước dựa trên các động lực tăng trưởng kinh tế sẵn có.
Làm rõ hơn về các động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, ông Nguyễn Thành Phong, Phó Ban Kinh tế Trung ương cho biết, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài không chỉ về quy mô vốn đầu tư và thị trường mà các yếu tố này còn đóng vai trò neo giữ kỳ vọng cho các nhu cầu tiêu dùng và đầu tư nội địa. Đồng thời, với chiến lược hướng ngoại của nền kinh tế thì giới hạn tăng trưởng chủ yếu đến từ phía cung. Khả năng tăng cung sẽ đóng vai trò quyết định. Vì vậy, bên cạnh việc thay đổi mô hình tăng trưởng, động lực tăng trưởng chủ yếu của kinh tế Việt Nam sẽ là đầu tư để vừa tăng cầu nhưng cũng để tăng sản lượng tiềm năng (tăng khả năng tăng cung); xuất khẩu; tiêu dùng trong nước. Trong đó đầu tư là điều kiện cần và xuất khẩu là điều kiện đủ còn tiêu dùng nội địa là yếu tố tăng thêm.
“Tuy nhiên, động lực đầu tư là yếu tố nền tảng nhất. Động lực xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố thuận lợi của thị trường bên ngoài và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, thị trường bên ngoài rất thuận lợi cho xuất khẩu khi hầu hết các nước đều thực hiện các gói kích cầu hào phóng làm tăng nhu cầu nhập khẩu. Chúng ta có tận dụng được nhu cầu này không phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào đầu tư”, ông Phong nhấn mạnh.
Trong trung và dài hạn, cần mở rộng không gian phát triển, tìm kiếm thêm động lực mới cho tăng trưởng kinh tế như đổi mới sáng tạo, khoa học, công nghệ, đô thị hóa, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các cực tăng trưởng mới dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng tới xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển bền vững hơn. Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đón bắt thời cơ, thu hút đầu tư và các nguồn lực bên ngoài từ nhiều quốc gia, khu vực phục vụ phát triển đất nước.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Anh đến quê em
- ·Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Ngành Hải quan phải tiên phong trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số
- ·Không hạn chế XK sầu riêng và chôm chôm sang Nhật
- ·Hải quan Tây Ninh tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật
- ·Bỏ tiền tỉ mua nhà chung cư nhưng chỉ được sở hữu 50 năm?
- ·Gần 300 thanh niên Bộ Tài chính hiến máu tình nguyện
- ·Năm 2013, nhập khẩu phân bón tăng vọt
- ·Dân ít mua ôtô, lợi nhuận Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương 'bốc hơi' hàng ngàn tỷ
- ·Giật mình cột điện tự chế bằng... tre
- ·Khoảng 450 triệu USD hàng hóa xuất khẩu qua Hải quan Gia Thụy
- ·Nguy cơ đền 200 triệu vì từ chối lấy chồng Hàn Quốc
- ·4 ngày nghỉ lễ, thu nộp kho bạc hơn 14 tỷ đồng từ vi phạm giao thông
- ·Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2023 (từ ngày 11/9/2023 đến 17/9/2023)
- ·Hàng Việt chiếm ưu thế lớn!
- ·Trọng nam khinh nữ, bắt con gái kí tên nhường nhà cho em trai
- ·Sửa Luật Ngân sách: Nhấn mạnh nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính
- ·500 doanh nghiệp tham gia Hội chợ xuân 2014
- ·Cần Thơ: Quyết liệt triển khai đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 07/2013
- ·Năm 2013, nhập khẩu phân bón tăng vọt