【ac milan vs salernitana】Nếu SCIC chỉ biết gửi tiết kiệm thì nên giải tán
Gánh lãi cho chính tiền của mình
Ông đánh giá thế nào về câu chuyện SCIC là một công ty kinh doanh vốn Nhà nước mà hoạt động chính lại là đem số tiền đó đi gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy lãi?ếuSCICchỉbiếtgửitiếtkiệmthìnêngiảitáac milan vs salernitana
Việc SCIC đem tiền vốn nhà nước đi gửi tiết kiệm khiến tôi thấy băn khoăn. Trong các quy định về kinh doanh và quản lý vốn nhà nước thì không có quy định về việc đem vốn đi gửi ngân hàng. Nhưng thực tế thì tất cả các tổ chức kể cả tư nhân và nhà nước, khi chưa có nhu cầu dùng đến vốn thì có thể đem gửi tiết kiệm. Trong việc này, phải xem xét số tiền gửi tiết kiệm là bao nhiêu, trong khoảng thời gian thế nào. Nếu việc gửi tiết kiệm này diễn ra thường xuyên liên tục thì đó là điều bất bình thường.
Vì sao, thưa ông?
Việc làm này không đúng quy định về kinh doanh vốn của nhà nước. Trong bối cảnh các doanh nghiệp đều đang cần vốn, khát vốn để kinh doanh. Nhà nước giao vốn cho anh quản lý thì anh lại dùng để tiết kiệm thì hóa ra họ đã tự mình vẽ nên một cái vòng luẩn quẩn nguy hiểm.
Vòng luẩn quẩn gì thế ạ?
SCIC nhận vốn từ Nhà nước lại gửi vào Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước lại dùng nguồn vốn đó để mua trái phiếu Chính phủ. Thế là Nhà nước phải trả lãi suất cho chính Nhà nước. Nó tạo ra vòng luẩn quẩn ở một dòng tiền nhất định. Nếu không tránh điều này thì vô hình chung nhà nước phải bỏ tiền ra để nuôi cả bộ máy của SCIC rồi sau đó lại phải bỏ tiếp tiền ra để trả lãi cho chính mình. Lấy tiền túi này chuyển sang túi nọ rồi lại mất cả chi phí trung gian.
Vậy rõ ràng đó là hành vi phạm pháp?
Thực ra nếu dòng tiền gửi tiết kiệm không quá nhiều và thời gian không quá lâu thì cũng không thể nghĩ một chiều được. SCIC có rất nhiều nhiệm vụ, song chắc hẳn là không có điều khoản nào cho phép đem vốn của nhà nước đi gửi tiết kiệm cả.
Vậy bao nhiêu tiền và gửi trong bao lâu thì chấp nhận được ạ?
Trong báo cáo mới đây của SCIC doanh thu tài chính năm 2012 của đơn vị này chỉ đạt 1.568 tỉ đồng do chịu ảnh hưởng trực tiếp của lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm mạnh, còn 8%/năm so với mặt bằng chung năm 2011 là 14%/năm. Như vậy với so tiền lãi lên đến 1.568 tỉ đồng, ước tính tổng số tiền SCIC mang gửi tại các ngân hàng năm 2012 có thể lên tới 19.600 tỉ đồng. Con số này tăng mạnh so với năm 2011 (số tiền mang gửi ngân hàng ước trên 10.500 tỉ đồng, lãi thu về khoảng 1.479 tỉ đồng). Tuy nhiên đây chỉ là những con số ước tính. Giả sử SCIC có tiền nhàn rỗi và gửi trong 1-2 tháng, đến 4-5 tháng, thì vẫn chấp nhận được.
Nói như ông thì cách tính trên chưa phải là chính xác?
Đó là cách tích cơ học. Họ lấy số tiền lãi nhân với lãi suất 8% thì ra tổng số tiền gửi. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, đây không phải là số tiền nhỏ.
TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội. |
Thiếu gì cách để biện minh
Có người đặt câu hỏi, phải chăng SCIC có quyền tự chọn đối tác đầu tư? Biểu hiện là những đối tác họ đầu tư không phải là những lĩnh vực cần kíp hay có tác dụng mở đường để doanh nghiệp phát triển?
Họ phải đầu tư theo chỉ đạo chứ. SCIC là của Bộ Tài chính hoạt động theo lệnh của hội đồng quản trị, nhóm điều hành chứ nó không được quyền tự chọn thị trường để đầu tư. Đây cũng là thiếu sót. Trong bối cảnh rất nhiều tổ chức có nợ đọng nợ xấu như thế mà SCIC với tư cách là Tổng công ty vốn của Nhà nước lại không tham gia vào quá trình tái cơ cấu là không ổn.
Đầu tư theo lệnh từ trên, thế có nghĩa là từ trên đã có những “lỗ hổng”?
Cũng không hẳn gọi là lỗ hổng mà là nó chưa tới. Nó quy định cứng nhắc, chưa rõ ràng. Những quy định khiến cho doanh nghiệp cứ phải rúm lại. Ví dụ như quy định phải bảo toàn vốn. Nếu không nói rõ thì rất nguy hiểm. Bảo toàn vốn trong lĩnh vực đầu tư nào? Bảo toàn vốn trong lĩnh vực đầu tư rủi ro hay không rủi ro? Lợi nhuận hay không lợi nhuận ở lĩnh vực nào? Còn nếu nguyên tắc chung là phải bảo toàn vốn thì họ phải tìm ra cách tốt nhất, an toàn nhất để họ làm thôi. Gửi tiết kiệm là giải pháp an toàn nhất.
Nghĩa là việc đem vốn nhà nước gửi tiết kiệm có thể biện minh được ở góc độ chiểu theo các quy định?
Đúng là thế. Họ hoàn toàn có thể giải thích được vì quy định nó thế, bất cập có sẵn thế rồi. Thứ nữa là họ phải đầu tư theo luật, phải có chỉ đạo từ trên xuống. Hay họ bảo hiện đang có một số dự án cần cân nhắc, trong lúc cân nhắc đó thì gửi vốn tiết kiệm. Chả thiếu gì cách để biện minh.
Nghĩa là nếu có tiền nhàn rỗi trong một thời gian nào đó, SCIC hoàn toàn có quyền gửi tiết kiệm?
Đúng vậy, nguyên tắc là tất cả các dòng tiền đều không được để trong két sắt mà phải để trong kho bạc, trong ngân hàng nào đó. Tài khoản đó bản thân nó đã được trả lãi không thời hạn rồi.
TIN LIÊN QUAN |
---|
|
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- ·Vẹn nguyên chiếc áo ngày thọ tang Bác
- ·Ngành bảo hiểm cánh cửa nghề nghiệp nhiều tiềm năng
- ·Đào rừng thốt nốt bán cho Trung Quốc
- ·Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- ·Ngọc Hiển sẵn sàng cho kỳ đại hội Đảng
- ·Giải đáp nhiều ý kiến bức xúc của cử tri
- ·Thu nhập cao từ cây quýt đường
- ·Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- ·Hồ Vân Thuỷ: Những hình ảnh chướng mắt
- ·Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- ·Gần 7 triệu hộ được vay vốn qua hình thức ủy thác
- ·Bốn trẻ trong gia đình bị bạo hành đang được cách ly chăm sóc
- ·Cử tri phản ánh nhiều vấn đề bức xúc về đời sống dân sinh
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·Bốn trẻ trong gia đình bị bạo hành đang được cách ly chăm sóc
- ·Phát động nhắn tin "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" 2020
- ·Giải đáp nhiều ý kiến bức xúc của cử tri
- ·Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- ·Địa chỉ nhân đạo chia sẻ khó khăn với hộ nghèo